Lao động Việt trước cơn sóng đổ bộ của doanh nghiệp Nhật: Chớ vội mừng

Hoài An Thứ tư, 19/08/2020 - 08:16

Diễn biến phức tạp của Covid-19 gia tăng áp lực lên kế hoạch nhân sự cũng như yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp Nhật Bản khiến làn sóng dịch chuyển của doanh nghiệp Nhật sang Việt Nam có thể không mang lại kết quả như kỳ vọng cho thị trường lao động.

Việt Nam là lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp Nhật Bản tại ASEAN

Theo báo cáo thương mại và đầu tư thường niên công bố bởi Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) hồi cuối tháng 7, có 41% doanh nghiệp Nhật Bản được khảo sát cho biết đang cân nhắc mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong vòng ba năm tới, tăng 5,5% so với năm ngoái, hãng thông tấn Kyodo dẫn thông tin.

Trong khi đó, 36,3% doanh nghiệp được khảo sát lựa chọn mở rộng tại Thái Lan, tăng 1,5% và hơn 48% cho biết sẽ thúc đẩy kinh doanh tại Trung Quốc, giảm 7,3%.

Báo cáo cho hay, kể từ năm 2018, cuộc đối đầu gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đã thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào ASEAN. Khoảng cách giữa đầu tư vào khu vực này và Trung Quốc được nới rộng lên mức 20,4 tỷ Yên (191 triệu USD) năm 2019 từ con số 10,2 tỷ Yên năm 2017.

Hồi giữa tháng 7, Nhật Bản thông báo sẽ bắt đầu trợ cấp cho các doanh nghiệp nước này nhằm chuyển nhà máy rời khỏi Trung Quốc sang Đông Nam Á hoặc quay trở lại thị trường nội địa, nỗ lực đảm bảo chuỗi cung ứng và giảm phụ thuộc vào việc sản xuất tại Trung Quốc.

Danh sách từ Jetro cho thấy 30 doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ để chuyển sang Việt Nam, Myanmar, Thái Lan và các quốc gia Đông Nam Á khác.

Đáng chú ý, Việt Nam là thị trường đứng đầu khu vực về số lượng doanh nghiệp Nhật Bản sẽ chuyển đến theo chương trình trên, chiếm tới 50% với 15 nhà sản xuất. Không chỉ vậy, hầu hết doanh nghiệp lớn đều lựa chọn Việt Nam làm điểm đến mới sau khi rời khỏi Trung Quốc.

Các nhà sản xuất đến Việt Nam chủ yếu hoạt động trong hai lĩnh vực, bao gồm linh kiện, phụ tùng như Yokoo Co., Meiko Co., HOYA Corporation, Pronics Co. hay Fujikin Co., và trang thiết bị, sản phẩm y tế như Techno Global Co. hay Plus Co.

Chưa thể vội mừng

Mặc dù đón tin tích cực trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm vì dịch bệnh với kỳ vọng gia tăng nhu cầu tuyển dụng từ làn sóng doanh nghiệp Nhật Bản, thị trường lao động Việt Nam, đặc biệt là nhân sự trung và cao cấp, vẫn vấp phải không ít khó khăn khi bản thân các doanh nghiệp cũng chật vật vì Covid-19.

Báo cáo nhu cầu tuyển dụng quý II/2020 của tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự Navigos Group ghi nhận các công ty của Nhật mới thành lập tại Việt Nam chưa thể đi vào hoạt động sản xuất do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Đặc biệt, nhiều chuyên gia cấp cao người Nhật hiện giữ vị trí chủ chốt trong nhà máy chưa có điều kiện sang Việt Nam, dẫn đến việc ra quyết định tuyển dụng cho một số vị trí cũng bị trì hoãn theo.

Trong bối cảnh sản xuất và kinh doanh khó khăn, một số công ty hiện đang áp dụng chính sách giảm giờ làm, giảm lương hoặc điều chỉnh lại nhân sự. Một số công ty khác, do tình hình của công ty mẹ bên Nhật cũng gặp nhiều khó khăn nên phải tạm đóng cửa nhà máy trong một thời gian, hiện chưa xác định được khi nào thì hoạt động sản xuất kinh doanh của họ sẽ được tái khởi động.

Trong bối cảnh này, rất íto công ty Nhật có kế hoạch mở rộng mà chỉ tập trung duy trì bộ máy nhân sự, chỉ tuyển dụng thay thế khi có phát sinh.

Báo cáo về tác động của Covid-19 đối với doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam của Jetro chỉ ra rằng 96% cho biết bị ảnh hưởng, trong đó hơn một nửa chịu ảnh hưởng nặng nề và ảnh hưởng lớn. Xét về doanh thu, 65% doanh nghiệp được khảo sát dự báo giảm doanh thu cho cả năm 2020.

Không chỉ vậy, báo cáo thương mại và đầu tư thường niên bản tiếng Anh của tổ chức này cũng chỉ ra rằng khoảng 80% doanh nghiệp Nhật đang hoạt động ở nước ngoài dự báo mức doanh thu giảm so với năm ngoái. Nguyên nhân chính liên quan đến Covid-19 là nhu cầu trong nước và nước ngoài đều giảm, tiếp đến là nguồn cung gián đoạn.

Chính sự khó khăn trong bản thân doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến kế hoạch tuyển dụng trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, các yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp Nhật Bản được đánh giá cũng khá khắt khe và cầu toàn, không chỉ về chuyên môn, kỹ năng mà còn thái độ, kinh nghiệm làm việc mà không phải người lao động nào cũng có thể đáp ứng đủ.

Anh Linh, một nhân viên bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp nhựa của Nhật Bản tại Việt Nam khoảng 5 năm, cho biết: “Các sếp Nhật khá khó tính và khó đoán, cộng với bản tính người Nhật vốn kỹ càng, rõ ràng nên làm việc với họ khá áp lực và phải chỉn chu, chưa kể đến phải có trình độ ngoại ngữ. Nghe thì có vẻ dễ nhưng nhiều bạn trẻ vào đây không duy trì được lâu”.

Báo cáo của Navigos Group dành riêng cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại thị trường Việt Nam cũng từng chỉ ra rằng, yêu cầu tuyển dụng chung của các doanh nghiệp này đã có sự thay đổi đáng kể so với nhiều năm trước khi sự cạnh tranh giữa các ứng viên ngày càng cao.

Các doanh nghiệp Nhật cũng ưu tiên tuyển các sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Nhật, đồng thời yêu cầu phải có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp muốn theo đuổi và phát triển tương lai.

Do vậy, sự mở rộng, gia tăng của doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam trong thời gian tuy còn nhiều thách thức nhưng cũng là cơ hội cho lao động Việt ngày càng nâng cao chất lượng. 

Nhiều doanh nghiệp Nhật chọn 'hạ cánh' Việt Nam sau khi rời Trung Quốc

Nhiều doanh nghiệp Nhật chọn 'hạ cánh' Việt Nam sau khi rời Trung Quốc

Tiêu điểm -  4 năm
Trong số các doanh nghiệp Nhật Bản đến Đông Nam Á sau khi rời Trung Quốc, một nửa lựa chọn Việt Nam làm điểm đến mới.
Nhiều doanh nghiệp Nhật chọn 'hạ cánh' Việt Nam sau khi rời Trung Quốc

Nhiều doanh nghiệp Nhật chọn 'hạ cánh' Việt Nam sau khi rời Trung Quốc

Tiêu điểm -  4 năm
Trong số các doanh nghiệp Nhật Bản đến Đông Nam Á sau khi rời Trung Quốc, một nửa lựa chọn Việt Nam làm điểm đến mới.
Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

LuxGroup không chỉ duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng mà còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, lấy khách hàng làm trung tâm.

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

Tài chính -  1 giờ

SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước với các chỉ số kinh doanh tích cực nhờ quản trị rủi ro hiệu quả.

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Phát triển bền vững -  1 giờ

Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Phát triển bền vững -  2 giờ

Lãnh đạo Ủy ban châu Âu khẳng định, EU sẽ đem tới Việt Nam những khoản đầu tư xanh chất lượng, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Thách thức của nhà tái chế

Thách thức của nhà tái chế

Phát triển bền vững -  3 giờ

Phân loại rác thải tại nguồn và thiết kế sinh thái là giải pháp giúp nhà tái chế hoạt động hiệu quả, nâng cao tỷ lệ và chất lượng sản phẩm tái chế.

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Tiêu điểm -  4 giờ

Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nối lưới nếu không dùng hết sẽ được bán lên hệ thống điện quốc gia không quá 20% công suất lắp đặt thực tế, từ 22/10/2024.

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Bất động sản -  13 giờ

Thủ tướng Chính phủ phê bình nghiêm khắc lãnh đạo nhiều địa phương chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, để đưa bộ luật này sớm đi vào thực tiễn.