Tiêu điểm
Điểm nghẽn khiến đổi mới sáng tạo khó thẩm thấu vào các ngành nghề
Năm 2021 là một năm với nhiều cơ hội đi kèm không ít thách thức mà Việt Nam cần tạo một bước ngoặt thay đổi với việc xoá bỏ các điểm nghẽn để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong tất cả lĩnh vực, ngành nghề.

Với tư duy phát triển phải dựa trên khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công tác chuyển đổi số cũng như đổi mới sáng tạo ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến khá nhanh trong thời gian gần đây.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, từ năm 2015, Việt Nam đã nói về chuyển đổi số nhưng mãi đến năm 2019 vẫn chuyển biến khá chậm. Tuy nhiên với nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây nên, năm 2020 đã chứng kiến một sự thay đổi rõ nét, trong cả bộ máy nhà nước cũng như xã hội và các doanh nghiệp. Trong cái khó ló cái khôn, sự chủ động để thích ứng, tiếp cận có thể thấy ở khắp mọi nơi.
Trong mùa Covid, sự tương tác giữa nhà nước và người dân, giữa trung ương và địa phương được thực hiện qua các nền tảng trực tuyến, bỏ bớt các cuộc họp liên miên, các chuyến công tác dài ngày, tiết kiệm được cả thời gian và ngân sách mà hiệu quả hơn nhiều. Chuyển đổi số cũng giúp nhiều doanh nghiệp thoát được cửa tử và sớm hồi phục trong bối cảnh bình thường mới.
Bà Lan cho rằng, có ba yếu tố quan trọng để Việt Nam có thể đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển đổi số cũng như thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Thứ nhất, Việt Nam có nguồn dân số trẻ, ham học, thích ứng dụng cái mới. Thứ hai, Việt Nam có hệ thống internet được sử dụng khá phổ cập với chi phí rẻ, tạo nền tảng tốt. Thứ ba là nhận thức mới của lãnh đạo nhà nước cũng như doanh nghiệp về tính cần thiết của chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.
Ba đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế Việt Nam 10 năm tới
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nhìn nhận, Việt Nam đáng lẽ ra có thể làm tốt hơn nếu có được khung pháp lý cho câu chuyện phát triển kinh tế số cũng như ưu tiên đẩy mạnh hơn nữa việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu vốn đã được manh nha triển khai từ 2015 đến nay.
Bên cạnh đó, ông Lực cho rằng, các nhà điều hành, làm chính sách và doanh nghiệp cần tìm được một điểm cân bằng tối ưu nhất vì một mặt muốn cởi mở cho đổi mới sáng tạo nhưng một mặt lại lo kiểm soát rủi ro thì khó phát triển.
“Tranh cãi nhiều mãi không có chính sách mà những trường hợp như Uber, Grab là điển hình trong việc không tìm được cân bằng về chính sách”, ông Lực nói.
Một yếu tố khác không kém phần quan trọng được ông Lực nhấn mạnh là việc nâng cao nhận thức, ý thức của doanh nghiệp và người dân vì đó là các chủ thể tham gia rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo.
“Hiện nay, nhân sự số, tài năng số cực khan hiếm ở Việt Nam vì cạnh tranh vô cùng khốc liệt, việc tuyển dụng các đối tượng này vô cùng khó khăn, tự đào tạo tự cung cấp tự cung ứng. Một số trường mở khoa này khoa kia nhưng chưa có sự quyết liệt. Chuyện nhân sự số rất quan trọng trong thời gian tới”, ông Lực nhận định.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm Phân tích và dự báo thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam nhận định, chuyển đổi số dù diễn ra nhanh nhưng còn những điểm nghẽn liên quan đến thể chế cản trở nền kinh tế mới cũng như cản trở việc ứng dụng công nghệ vào nền kinh tế truyền thống.
Chuyển đổi số trên thực tế cũng có thể xem là cuộc chạy đua giữa công nghệ số và kỹ năng trong thế kỷ 21. Những kỹ năng xưa cũ khi con người còn làm việc như một cái máy ngày càng mai một, xã hội mới cần những nhân lực có khả năng suy luận, kỹ năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng mềm và kỹ năng số. Nhân lực còn chưa đáp ứng được yêu cầu khiến quá trình chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo không thấm thấu được vào các lĩnh vực, ngành nghề.
Cần quyết liệt thay đổi
Nhận định về những cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam trong năm 2021, bà Lan cho rằng đây là một năm mà Việt Nam cần tạo một bước ngoặt thay đổi.

“Không thể không thay đổi được nữa, tôi khá sốt ruột, chúng ta có 10 năm trời thực hiện ba đột phá chiến lược nhưng 10 năm qua chưa tạo được sự đột phá đó. Nếu không thay đổi mạnh mẽ quyết liệt thì không thể đạt được chiến lược 10 năm tới”, bà Lan nói.
Với số phận từng doanh nghiệp, bà Lan cho rằng trong thời đại cạnh tranh quy mô toàn cầu, đừng gọi thị trường Việt Nam là thị trường nội địa bởi Việt Nam cũng là một thị trường quốc tế nơi mà các doanh nghiệp Việt phải chuyển mình để cạnh tranh với các doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Với từng cá nhân, thời đại số đòi hỏi những kỹ năng mới, muốn giữ được công ăn việc làm, muốn tăng thu nhập và có công việc tốt hơn thì phải phát triển bằng cách học tập liên tục để có thể thích ứng với thời cuộc.
“Nếu không thấy sự cần thiết phải thay đổi sớm, vẫn làm như cũ, mỗi năm tăng vài phần trăm GDP, khoe thành tích, coi mình là nhất nhì thế giới thì vận mệnh lâu dài sẽ khó khăn, từng người dân cũng khó đạt được khát vọng đang đặt ra”, bà Lan nhận định.
Có cùng quan điểm với ông Thắng, bà Lan cho rằng, động lực cho đổi mới sáng tạo không chỉ trong chuyển đổi số mà trong nhiều lĩnh vực. Chuyển đổi số phải thấm vào các ngành, các lĩnh vực mà số 1 phải là giáo dục để nhân lực tương lai có kỹ năng mới trong thời đại mới. Động lực mới phải là nội lực của Việt Nam chứ không chỉ dựa mãi vào bên ngoài.
Cần gì để thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo
Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số hiệu quả
Bộ Thông tin và truyền thông triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp tiếp cận, ứng dụng được công nghệ số, tận dụng thời cơ vươn mình phát triển trong kỷ nguyên số.
Chuyển đổi số chia lại thị phần ngành bảo hiểm
Trong nhiều năm qua, ngành bảo hiểm tại Việt Nam đã chứng kiến cuộc đua quyết liệt của nhóm những doanh nghiệp có doanh thu nghìn tỉ. Điển hình chính là cuộc đua chuyển đổi số ngành bảo hiểm.
Covid-19 là cơ hội để tái cơ cấu và chuyển đổi số
Đặt mục tiêu tăng trưởng 30% nhưng chỉ đạt 81% kế hoạch năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19, nhưng công ty vẫn đạt được chỉ tiêu lợi nhuận vì tái cơ cấu doanh nghiệp và ứng dụng chuyển đổi số mạnh mẽ để cắt giảm chi phí. Ông Bùi Khắc Sơn, Chủ tịch Công ty CP Đầu tư và xây dựng Xuân Mai (Xuân Mai Corp) chia sẻ về những nỗ lực vượt qua năm 2020 đầy biến động cũng như hành trình bảy năm ghi dấu ấn trong vị trí Chủ tịch công ty.
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số
Bộ Thông tin và truyền thông vừa khởi động chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (SMEdx 2021) với sự cam kết tham gia của 15 doanh nghiệp nền tảng số xuất sắc.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.