5 khuyến nghị về tăng hiệu quả các gói hỗ trợ tiền tệ, tín dụng

Hoài An Thứ ba, 31/08/2021 - 09:35

Dự kiến tổng số tiền ngành ngân hàng hỗ trợ cho nền kinh tế năm 2021 là khoảng 62,2 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 30% lợi nhuận dự kiến của ngành trong năm 2021.

Ước lượng quy mô các gói hỗ trợ

Kể từ đầu năm 2020 tới nay, nhiều chính sách tiền tệ - tín dụng đã được ban hành và thực hiện nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng phó với đại dịch Covid-19.

Đơn cử, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong năm 2020 đã linh hoạt điều hành thị trường mở, điều chỉnh giảm ba lần lãi suất điều hành với tổng mức giảm 1,5 – 2%/năm, hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng.

TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo, nghiên cứu BIDV, đánh giá động thái này tạo điều kiện để tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp cận nguồn vốn từ NHNN, từ tổ chức kinh tế và dân cư với chi phí thấp hơn, qua đó có điều kiện giảm lãi suất huy động vốn và cho vay, đưa mặt bằng lãi suất về mức thấp nhất trong 20 năm qua.

Để hỗ trợ khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, NHNN đã ban hành Thông tư 01 ngày 13/3/2020 tạo khuôn khổ pháp lý để các TCTD có thể cơ cấu lại nợ mà vẫn giữ nguyên nhóm nợ để khách hàng có thể tiếp cận được vốn; miễn, giảm lãi, phí. NHNN cũng đã ban hành Thông tư 03 ngày 3/4/2021 sửa đổi Thông tư số 01/2020 với bốn điểm khác biệt/sửa đổi chính.

Ngoài ra, cơ quan này cũng yêu cầu các TCTD miễn, giảm phí dịch vụ cho khách hàng như dịch cụ thanh toán, chuyển tiền thông thường, chuyển tiền ủng hộ phòng chống dịch bệnh, các giao dịch dịch vụ công.

TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo, nghiên cứu BIDV ước tính tổng số tiền ngành ngân hàng hỗ trợ nền kinh tế trong năm 2020 là khoảng 30,6 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 0,49% GDP năm 2020.

5 khuyến nghị để gia tăng hiệu quả các gói hỗ trợ tiền tệ, tín dụng
Nguồn: NHNN, tính toán của Viện ĐT & NC BIDV.

Trong 7 tháng đầu năm nay, ước tính các ngân hàng đã hỗ trợ nền kinh tế khoảng 34 nghìn tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào miễn, giảm lãi suất đối với dư nợ hiện hữu và cho vay mới với lãi suất thấp hơn.

5 khuyến nghị để gia tăng hiệu quả các gói hỗ trợ tiền tệ, tín dụng 1
Nguồn: NHNN, tính toán của Viện ĐT & NC BIDV.

Sau khi có chỉ đạo của NHNN, Hiệp hội Ngân hàng đã kêu gọi các ngân hàng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế, theo đó 16 ngân hàng (chiếm 80% thị phần tín dụng) đã cam kết giảm 20,3 nghìn tỷ đồng lãi vay từ nay đến cuối năm, bốn NHTM có sở hữu nhà nước còn cam kết giảm thêm 4 nghìn tỷ đồng ngoài gói hỗ trợ chung.

Với giả định từ tháng 8, các ngân hàng thực hiện đúng cam kết giảm tổng 24,3 nghìn tỷ đồng lãi vay đến cuối năm, cơ cấu thời hạn trả nợ cho dư nợ 600 nghìn tỷ đồng, các TCTD sẽ giảm thêm khoảng 28,2 nghìn tỷ đồng (bao gồm cả giảm phí thanh toán).

5 khuyến nghị để gia tăng hiệu quả các gói hỗ trợ tiền tệ, tín dụng 2
Nguồn: NHNN, tính toán của Viện ĐT & NC BIDV.

Như vậy, dự kiến tổng số tiền ngành ngân hàng hỗ trợ cho nền kinh tế năm 2021 là khoảng 62,2 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 30% lợi nhuận dự kiến của ngành trong năm 2021.

Nếu tính thêm cả con số trích lập dự phòng rủi ro bổ sung theo Thông tư 03 và Thông tư sửa đổi dự kiến của NHNN, số tiền của gói hỗ trợ còn lớn hơn nhiều.

Tuy nhiên, kỳ vọng sang quý II/2022, Việt Nam đạt được miễn dịch cộng đồng, nền kinh tế có sự hồi phục rõ nét hơn thì số tiền trích lập dự phòng rủi ro có thể ít hơn, cùng với tiến trình giảm nợ xấu và dư nợ cơ cấu lại.

Năm khuyến nghị

TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo, nghiên cứu BIDV đưa ra năm khuyến nghị để có thể thực hiện tốt các gói hỗ trợ tiền tệ - tín dụng nêu trên.

Thứ nhất, Chính phủ chỉ đạo khẩn trương rà soát, đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện các gói hỗ trợ đến thời điểm hiện tại, và tiến hành tháo gỡ ngay những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Ví dụ, Nghị định 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 đã hết hiệu lực nộp hồ sơ xin giãn hoãn thuế và tiền thuê đất từ ngày 31/7/2021, vậy vấn đề gia hạn sẽ ra sao.

Nhóm tác giả đề xuất NHNN sớm ban hành sửa đổi Thông tư 01 và 03 ngay sau khi hoàn tất lấy ý kiến rộng rãi nhằm vừa tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và vừa hỗ trợ TCTD.

Đặc biệt là Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 có quy mô 26 nghìn tỷ đồng.

Tính đến ngày 12/8/2021, theo thông tin từ Bộ Lao động – thương binh và xã hội, tổng số lao động đã được hỗ trợ là trên 13 triệu lượt người với tổng số tiền là gần 6.000 tỷ đồng (23%).

Nhóm tác giả nhận định khâu thực thi còn chậm, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh và thực hiện giãn cách xã hội quyết liệt như hiện nay, và cần có thời hạn thực hiện cụ thể để đẩy nhanh hỗ trợ quý giá này.

Các chính sách này cùng với các gói giảm phí, lệ phí khác nên được tính toán để gia hạn, ít nhất là đến khi Việt Nam đạt miễn dịch cộng đồng.

Đồng thời, nên xem xét điều chỉnh ngân sách hỗ trợ từ cấu phần này sang cấu phần khác thiết thực hơn.

Thứ hai, ngoài gói hỗ trợ 20 nghìn tỷ đồng mà Bộ Tài chính đang đề xuất; cần tăng khả năng tiếp cận vốn hỗ trợ thanh khoản cho các doanh nghiệp.

Theo đó, nhóm tác giả cho rằng cần sớm tháo gỡ vướng mắc đối với phương án đầu tư mua cổ phần của SCIC tại Vietnam Airlines, cũng như các hãng hàng không tư nhân theo hướng cho phép cho vay theo lãi suất thỏa thuận, có ưu đãi đối với hãng hàng không đang bị thua lỗ nhưng triển vọng phục hồi trung – dài hạn là tích cực.

Ngoài ra, cần tăng khả năng tiếp cận vốn, hỗ trợ thanh khoản đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), và có thể bao gồm các hãng hàng không tư nhân nêu trên dưới dạng hỗ trợ lãi suất có trọng tâm, trọng điểm với gói tín dụng quy mô khoảng 60 nghìn tỷ đồng. Giá trị hỗ trợ lãi suất thực tế ước tính khoảng 2.500 tỷ đồng.

Việc cho vay nên được thực hiện qua ngân hàng thương mại và Quỹ phát triển DNNVV với thời hạn cho vay khoảng 1 năm, nguồn vốn cấp bù lãi suất từ ngân sách Nhà nước.

Các lĩnh vực nên được tập trung là những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh như vận tải, du lịch, lưu trú – ăn uống, y tế, giáo dục – đào tạo.

Thứ ba, NHNN nên tăng cường cho vay tái cấp vốn, tiếp tục linh hoạt hạn mức tăng trưởng tín dụng đối với các TCTD, để các ngân hàng có thêm nguồn lực giảm lãi suất, cung ứng tín dụng hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.

Thứ tư, NHNN tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho chuyển đổi số ngành ngân hàng – hoạt động đang phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn dịch bệnh và cũng là hỗ trợ các TCTD đa dạng hóa thu dịch vụ, đa dạng hóa nguồn thu.

Trong đó, sớm trình Chính phủ ban hành nghị định mới về thanh toán không dùng tiền mặt, cơ chế thử nghiệm hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng; cơ chế chia sẻ thông tin – dữ liệu giữa ngân hàng – fintech – trung gian thanh toán khác.

Thứ năm, Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế nhằm có thể huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.

Theo đó, Chính phủ cần chỉ đạo sớm ban hành đề án cơ cấu lại nền kinh tế, bao gồm đề án cấu phần là cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2021 – 2025, trong đó trọng tâm là xử lý nợ xấu hiệu quả giữa bối cảnh nợ xấu đang gia tăng. 

Chính phủ đồng ý thêm gói hỗ trợ mới về thuế, phí

Chính phủ đồng ý thêm gói hỗ trợ mới về thuế, phí

Tiêu điểm -  3 năm
Gói hỗ trợ mới của Bộ Tài chính đề xuất về một số giải pháp thu ngân sách trong năm 2021 vừa được Chính phủ đồng ý.
Chính phủ đồng ý thêm gói hỗ trợ mới về thuế, phí

Chính phủ đồng ý thêm gói hỗ trợ mới về thuế, phí

Tiêu điểm -  3 năm
Gói hỗ trợ mới của Bộ Tài chính đề xuất về một số giải pháp thu ngân sách trong năm 2021 vừa được Chính phủ đồng ý.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  1 ngày

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

Tài chính -  1 ngày

Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Tài chính -  1 ngày

Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.

Cách ngân hàng số lắng nghe khách hàng từ những giao dịch nhỏ

Cách ngân hàng số lắng nghe khách hàng từ những giao dịch nhỏ

Tài chính -  3 ngày

Chỉ qua một tính năng nhỏ, ngân hàng số Cake by VPBank đã chứng minh được năng lực công nghệ, cũng như khả năng am hiểu người tiêu dùng.

Quyết liệt gỡ điểm nghẽn để nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9

Quyết liệt gỡ điểm nghẽn để nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9

Tài chính -  4 ngày

Chính phủ đang thể hiện rõ quyết tâm loại bỏ mọi điểm nghẽn nhằm tiến tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9/2025.

Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng

Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng

Phát triển bền vững -  35 phút

Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.

Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất

Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất

Nhịp cầu kinh doanh -  39 phút

Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Tiêu điểm -  1 giờ

Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  1 giờ

Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Doanh nghiệp -  7 giờ

Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.