Đầu tư nông nghiệp bền vững là một cách thực hiện sứ mệnh của doanh nhân
Chỉ có khoảng hơn 50 nghìn doanh nghiệp đang đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, một con số hết sức khiêm tốn so với tổng số hơn 900 nghìn doanh nghiệp trên cả nước.
Canh tác nông nghiệp bền vững là chìa khóa đưa nông sản Việt Nam tiếp cận và mở rộng thị phần tại những thị trường khó tính.
Cùng với việc hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức đi vào hiệu lực, nông sản Việt Nam có cơ hội được tiếp cận dễ dàng hơn tới thị trường rộng lớn và tiên tiến bậc nhất thế giới này.
Theo ông Paul-Antoine Croize, Phó chủ tịch Ủy ban ngành kinh doanh thực phẩm, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của Hội đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), dù kim ngạch xuất khẩu nông sản sang EU tăng mạnh những năm gần đây, vẫn còn rất nhiều dư địa để nông sản Việt Nam tiếp tục mở rộng thị phần, không chỉ với những loại cây trồng chính như lúa gạo, chè, cà phê mà còn cả những loại trái cây nhiệt đới như vải, thanh long, dứa…
Tuy nhiên, ông Croize nhìn nhận, để hiện thực hóa tiềm năng đó, nông sản Việt Nam cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cơ bản là phải sạch, không độc hại, ít sử dụng hóa chất trong quá trình canh tác, chế biến.
“Nếu tuân thủ nghiêm ngặt quy chuẩn sản xuất nông nghiệp đúng như khuyến cáo thì chắc chắn nông sản Việt sẽ thành công”
“Nếu Việt Nam tuân thủ nghiêm ngặt quy chuẩn sản xuất nông nghiệp đúng như khuyến cáo thì chắc chắn nông sản Việt sẽ thành công”, đại diện Eurocham nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, bà Hoàng Lê Trang, tổ chức Oxfarm Việt Nam, đánh giá, các hiệp định tự do thương mại, bao gồm EVFTA, đem lại nhiều ưu đãi về thuế quan nhưng cũng đặt ra nhiều rào cản về kỹ thuật rất khắt khe như quy định về kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định nhãn bao bì…
Đây chính là nguyên nhân khiến một số loại nông sản dù rất có tiềm năng nhưng chưa mở rộng được sang thị trường EU. Tiêu biểu như Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để canh tác các loại rau củ quả đạt chất lượng cao nhưng đến hết năm 2022, Việt Nam vẫn chỉ chiếm chưa đầy 0,5% thị phần rau củ quả của EU.
Từ phía góc nhìn của một doanh nghiệp thành công xuất khẩu gạo có thương hiệu sang châu Âu, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời, cho biết, nếu tiếp tục những phương thức canh tác kiểu cũ, lạm dụng thuốc trừ sâu, nông sản không thể đạt được tiêu chuẩn để vào những thị trường khó tính.
Lâu nay, lối canh tác chạy theo sản lượng vẫn diễn ra tương đối phổ biến. Ông chủ Lộc Trời nhìn nhận, đây là vấn đề tồn đọng trong thời gian dài, khiến doanh nghiệp nông sản Việt Nam chịu những thiệt thòi lớn như phải bán với giá thấp, khó xây dựng được hình ảnh tốt đẹp với người tiêu dùng quốc tế.
Bà Trương Thị Lệ Khanh, Nhà sáng lập Thủy sản Vĩnh Hoàn, công ty đã và đang gặt hái nhiều thành công với sản phẩm thủy sản trên trường quốc tế, nhìn nhận, có 5 bước cần thực hiện để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, đưa nông sản sang những thị trường khó tính.
Thứ nhất, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp có năng lực về công nghệ chế biến cũng như phát triển thị trường, thông qua việc đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ kinh tế nông nghiệp, xây dựng vùng nuôi trồng nguyên liệu tập trung. Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng công nghệ giảm phát thải, hỗ trợ về tài chính cho những doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp xanh.
Thứ hai, đưa khái niệm nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững vào chương trình giảng dạy cho học sinh, sinh viên. Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ lao động tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là lao động trình độ cao, đồng thời đẩy mạnh đào tạo ứng dụng khoa học công nghệ cho bà con nông dân.
Thứ ba, đẩy mạnh các chương trình phát triển nông nghiệp xanh thông qua ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Thứ tư, tuyên truyền về nông nghiệp xanh đến từng hộ nông dân, đồng thời tuyên truyền, kết nối phân phối để đưa sản phẩm nông nghiệp xanh đến tận tay người tiêu dùng.
Cuối cùng, doanh nghiệp thực hành nông nghiệp xanh phải lựa chọn những nhà đầu tư có chung tầm nhìn về phát triển bền vững, có đủ năng lực để đồng hành với các dự án.
Ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An, vị doanh nhân từng thành công với hàng chục loại nông sản, bổ sung, chính sách phát triển bền vững ngành nông nghiệp, bên cạnh chú trọng môi trường, cần phải quan tâm đến lợi ích của từng người nông dân.
Thực tế, thời gian qua, có rất nhiều mô hình nông nghiệp thành công, nhiều loại sản phẩm có sản lượng xuất khẩu top đầu thế giới nhưng người nông dân vẫn gặp phải nhiều khó khăn. Giá cả đầu vào thiếu ổn định, không có người dẫn dắt, định hướng canh tác đáp ứng nhu cầu thị trường, nhiều trường hợp bà con nông dân rơi vào cảnh cùng cực sau vài vụ “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa”.
Ông Huy đề nghị cần có những biện pháp hỗ trợ bà con như xây dựng đầu mối hợp tác để ổn định cả đầu vào nguyên vật liệu và đầu ra cho nông sản, tìm kiếm kênh tín dụng phù hợp hỗ trợ người nông dân nghèo vay vốn…
Chỉ có khoảng hơn 50 nghìn doanh nghiệp đang đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, một con số hết sức khiêm tốn so với tổng số hơn 900 nghìn doanh nghiệp trên cả nước.
Trung Quốc là thị trường của hơn 50% tổng lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, nông sản vào Trung Quốc sẽ không còn dễ dàng như trước bởi thị trường này đang không ngừng nâng cao tiêu chuẩn.
Theo chuyên gia HSBC, dù bối cảnh hiện tại có nhiều thách thức, triển vọng nông nghiệp Việt Nam vẫn tươi sáng trong vài năm tới, nhờ sáng kiến của chính phủ và các hiệp định thương mại tự do.
Nông nghiệp tái sinh được xem là giải pháp giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo thu nhập, hướng đến ngành nông nghiệp bền vững, phát thải thấp, theo đại diện Nestlé Việt Nam.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.