Phát triển bền vững

Tăng cường quản lý tín chỉ carbon

Nhật Hạ Thứ bảy, 04/05/2024 - 12:04

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành sớm có kế hoạch giảm phát thải nhà kính từng cấp, lĩnh vực; hoàn thành Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam.

Chỉ thị số 13/CT-TTg vừa được Thủ tướng ban hành nêu rõ: việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp; phát triển thị trường carbon và các cơ chế quản lý tín chỉ carbon là rất cấp thiết.

Điều này góp phần bảo đảm thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2030 theo NDC (đóng góp do quốc gia tự quyết định) và đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Phát triển thị trường carbon và các cơ chế quản lý, trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon giúp thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính với chi phí hợp lý, thúc đẩy phát triển, ứng dụng công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và thu nhập của người dân tham gia các dự án giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ và phát triển rừng.

Tại Việt Nam, từ giữa những năm 2000 đến nay, đã có nhiều doanh nghiệp triển khai thực hiện các chương trình, dự án tạo tín chỉ carbon và trao đổi tín chỉ carbon ra thế giới trên thị trường tự nguyện, đặc biệt là tín chỉ carbon từ các chương trình, dự án theo Cơ chế phát triển sạch (CDM).

Đến nay, có hơn 300 chương trình đăng ký, trong đó một nửa được cấp 40,2 triệu tín chỉ và trao đổi trên thị trường carbon thế giới.

Việt Nam đang là một trong 4 nước có dự án CDM đăng ký nhiều nhất, sau Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ.

Tuy nhiên, chỉ thị nêu rõ, trong thời gian qua, có nhiều thông tin, dư luận xã hội chưa thực sự đầy đủ, toàn diện, chính xác về thị trường carbon và các cơ chế quản lý tín chỉ carbon , đặc biệt là hoạt động tạo tín chỉ, quản lý tín chỉ carbon từ rừng và một số lĩnh vực khác.

Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, người dân hiểu chưa đúng đắn về thị trường carbon và phương thức tạo tín chỉ carbon để có thể giao dịch trên thị trường.

Quản lý tín chỉ carbon bao gồm việc xây dựng và triển khai các quy định về cơ chế quản lý việc tạo tín chỉ và trao đổi, mua bán tín chỉ carbon theo hình thức tự nguyện hoặc bù trừ cho hạn ngạch phát thải khí nhà kính; là cơ sở cho phát triển thị trường carbon trong nước và tham gia thị trường thế giới.

Việc trao đổi, mua bán tín chỉ carbon và kết quả giảm phát thải khí nhà kính cần bảo đảm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và người dân, doanh nghiệp và các đối tác tham gia.

Tăng cường quản lý tín chỉ carbon
Nông nghiệp là lĩnh vực nằm trong kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính. Ảnh: Hoàng Anh

Để tăng cường quản lý, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành sớm có kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từng cấp, lĩnh vực; đàm phán, ký kết, triển khai thỏa thuận hoặc hợp đồng với các đối tác quốc tế về chuyển nhượng tín chỉ carbon , kết quả giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia thị trường carbon của một số lĩnh vực.

Trong đó, Bộ Tài nguyên và môi trường lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon. Bộ cũng quản lý các chương trình, dự án, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ carbon. Việc này nhằm triển khai thí điểm và phát triển thị trường trong nước, trao đổi với quốc tế.

Đồng thời, bộ khẩn trương xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, trong đó có các quy định về quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi tín chỉ carbon trong nước và ra nước ngoài, trình Chính phủ trước ngày 30/7/2024.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng địa phương có rừng sớm xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng, đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng ở cấp quốc gia, vùng, địa phương tới 2030, tính đến 2050.

Đây là cơ sở xác định tiềm năng giảm phát thải, hấp thụ carbon từ rừng và trao đổi tín chỉ với quốc tế. Bộ cần hoàn thành công việc này trước 31/10.

Ngoài ra, bộ cần xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ carbon rừng và quy định chi tiết đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng hấp thụ carbon rừng; xây dựng chính sách thí điểm và cơ chế chi trả tín chỉ carbon dựa vào kết quả cho khu vực chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp.

Bộ Công thương chủ trì rà soát cơ sở pháp lý, tình hình thực tiễn trong nước và kinh nghiệm quốc tế về hoạt động quản lý, mua bán, trao đổi chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC) gắn với việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải quốc gia. Bộ cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/9/ 2024.

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường, các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.

Thị trường carbon đang được xem là cơ chế để thúc đẩy việc giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi sang nền kinh tế trung hòa carbon.

Các tập đoàn, doanh nghiệp sẽ thông qua thị trường này để bù đắp lượng phát thải khí nhà kính của họ bằng cách mua hạn ngạch phát thải hoặc tín chỉ carbon từ các đơn vị loại bỏ hoặc giảm phát thải khí nhà kính.

Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam dự kiến được ban hành sớm nhất trong tháng này, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết.

Ông Cường cho biết, quá trình xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon hiện đang được triển khai với mục tiêu năm 2025 đưa vào thử nghiệm, sau đó sẽ hoàn thiện chính sách để vận hành chính thức vào năm 2028.

“Theo đề án của Bộ Tài chính trình, sẽ có một sàn giao dịch tín chỉ carbon do Sở giao dịch chứng khoán vận hành luôn thị trường này. Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ thực hiện các vai trò về điều tiết, quản lý và làm sao thúc đẩy cho thị trường phát triển. Khi đó các doanh nghiệp và tổ chức trong nước quốc tế cùng tham gia” theo ông Cường.

Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon với nhiều tín hiệu tích cực gần đây.

Theo đó, Việt Nam vừa trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán trên 51 triệu USD dựa trên kết quả giảm phát thải tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ từ Quỹ Đối tác carbon lâm nghiệp của Ngân hàng Thế giới.

Tới đây, Việt Nam sẽ tiếp tục chuyển nhượng cho tổ chức LEAF/Emergent 5,15 triệu tín chỉ carbon rừng (tương ứng 5,15 triệu tấn CO₂) tại 11 tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2022-2026, với giá tối thiểu 10 USD/tấn. 

Việt Nam thu 51,5 triệu USD từ bán tín chỉ các-bon

Việt Nam thu 51,5 triệu USD từ bán tín chỉ các-bon

Phát triển bền vững -  7 tháng
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Á – Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán dựa trên kết quả giảm phát thải các-bon từ Ngân hàng Thế giới.
Việt Nam thu 51,5 triệu USD từ bán tín chỉ các-bon

Việt Nam thu 51,5 triệu USD từ bán tín chỉ các-bon

Phát triển bền vững -  7 tháng
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Á – Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán dựa trên kết quả giảm phát thải các-bon từ Ngân hàng Thế giới.
Bến Tre muốn khai thác tín chỉ carbon từ dừa

Bến Tre muốn khai thác tín chỉ carbon từ dừa

Phát triển bền vững -  5 tháng

Chính quyền tỉnh Bến Tre giao Sở Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với các bên liên quan đánh giá tiềm năng tham gia vào thị trường tín chỉ carbon.

TP.HCM sẽ thí điểm tín chỉ carbon

TP.HCM sẽ thí điểm tín chỉ carbon

Phát triển bền vững -  6 tháng

Nhiều cơ hội mở ra cho TP.HCM thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ phát thải khí nhà kính.

Việt Nam đã bán được tín chỉ carbon chưa?

Việt Nam đã bán được tín chỉ carbon chưa?

Phát triển bền vững -  6 tháng

Việt Nam chưa bán được tín chỉ carbon rừng do chưa có quy hoạch thực hiện cam kết quốc gia tự nguyện. Tuy nhiên, nhiều dự án tín chỉ carbon đã được triển khai, đem lại nguồn lợi lớn cho nhà đầu tư.

Việt Nam thu 51,5 triệu USD từ bán tín chỉ các-bon

Việt Nam thu 51,5 triệu USD từ bán tín chỉ các-bon

Phát triển bền vững -  7 tháng

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Á – Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán dựa trên kết quả giảm phát thải các-bon từ Ngân hàng Thế giới.

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

LuxGroup không chỉ duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng mà còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, lấy khách hàng làm trung tâm.

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

Tài chính -  1 giờ

SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước với các chỉ số kinh doanh tích cực nhờ quản trị rủi ro hiệu quả.

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Phát triển bền vững -  1 giờ

Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Phát triển bền vững -  2 giờ

Lãnh đạo Ủy ban châu Âu khẳng định, EU sẽ đem tới Việt Nam những khoản đầu tư xanh chất lượng, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Thách thức của nhà tái chế

Thách thức của nhà tái chế

Phát triển bền vững -  3 giờ

Phân loại rác thải tại nguồn và thiết kế sinh thái là giải pháp giúp nhà tái chế hoạt động hiệu quả, nâng cao tỷ lệ và chất lượng sản phẩm tái chế.

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Tiêu điểm -  3 giờ

Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nối lưới nếu không dùng hết sẽ được bán lên hệ thống điện quốc gia không quá 20% công suất lắp đặt thực tế, từ 22/10/2024.

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Bất động sản -  13 giờ

Thủ tướng Chính phủ phê bình nghiêm khắc lãnh đạo nhiều địa phương chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, để đưa bộ luật này sớm đi vào thực tiễn.