Cần chế tài nghiêm khắc buộc các chủ đầu tư bàn giao phí bảo trì

Minh Hồng Thứ hai, 09/10/2017 - 08:00

Theo luật sư Nguyễn Quang Ngọc, hành lang pháp lý cho việc quản lý quỹ bảo trì là có nhưng cần có chế tài đủ nghiêm khắc để buộc chủ đầu tư thực hiện.

Ảnh minh họa

Xử lý nghiêm chủ đầu tư vi phạm

Phí bảo trì đang là một vấn đề nóng dẫn đến tranh chấp ở nhiều chung cư trong thời gian qua. Trong thực tế, các tranh chấp phát sinh liên quan đến quỹ bảo trì cũng có nhiều lý do khác nhau nhưng chủ yếu là do chủ đầu tư chưa bàn giao được phí bảo trì chung cư cho ban quản lý, dẫn đến việc chung cư không được nâng cấp gây bức xúc cho cư dân.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, theo Luật nhà ở 2014 cũng như quy định của Chính phủ và Bộ Xây dựng, khi người dân mua nhà chung cư phải nộp 2% trên tổng giá trị căn hộ để hình thành quỹ bảo trì. Tại sao có quỹ này là vì chủ đầu tư bán xong nhà là hết trách nhiệm nhưng chung cư đó còn tồn tại với chủ sở hữu cả đời. 

Các nhà chung cư cũ trước đây, quỹ bảo trì không nhiều, tuy nhiên, với nhà chung cư hiện đại như ngày nay có nhiều thiết bị để vận hành cần phải được bảo trì thường xuyên như thang máy, máy bơm, điều hoà không khí. Nếu không có bảo trì, bộ phận của công trình không hoạt đông được thì nhà tầng đó ngừng hoạt động. Ví dụ nhà chung cư cao 30 - 40 tầng mà không có thang máy, không có nước thì không thể sống được. 

Ông Nguyễn Mạnh Hà. Ảnh: Báo Tiền Phong

Chính vì vậy, ngân hàng quy định phải đóng trước khoản phí bảo trì vào ngân hàng và dùng khi có nhu cầu: thang máy bị hỏng, sơn lại mặt ngoài, máy bơm hỏng, tiền dịch vụ hàng ngày như vệ sinh, bảo vệ... ông Hà phân tích.

Cũng theo ông Hà, Luật cũng quy định không thể để tiêu khoản tiền này một cách thoải mái. Trước hết là nộp vào chủ đầu tư, khi Ban quản trị toà nhà được thành lập thì chủ đầu tư sẽ bàn giao lại cho Ban Quản trị. Quỹ đó sẽ được gửi vào tài khoản tiết kiệm có lãi suất. 

Đồng thời, việc sử dụng tiền cũng phải có cơ chế minh bạch. Trong Ban quản trị phải có hai người đồng ký và phải có nghị quyết hội nghị nhà chung cư mới rút được tiền trong quỹ bảo trì.

Tuy nhiên, điều người mua nhà lo lắng hiện nay là khoản tiền 2% phí bảo trì họ nộp khi mua nhà nhưng chủ đầu tư không bàn giao lại. 

Về vấn đề này đã có quy định khi có Ban Quản trị, chủ đầu tư phải bàn giao lại phí bảo trì cho Ban Quản trị. Đã là luật phải thực hiện theo quy định, chủ đầu tư nào vi phạm phải bị xử lý theo pháp luật, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản nhấn mạnh.

Nên tách phí bảo trì như một dạng quỹ bảo đảm tại ngân hàng

Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Quang Ngọc, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cũng cho rằng, vấn đề về quỹ bảo trì chưa bao giờ gay gắt như bây giờ bởi vì tranh chấp hiện này là ai được quyền định đoạt hay sử dụng nó. Người dân thì muốn gửi tiết kiệm lấy lãi để sử dụng cho việc bảo trì toà nhà. Còn với chủ đầu tư thì đói vốn là chuyện thường xuyên, họ cũng muốn sử dụng số tiền nhàn rỗi đó để đầu tư dự án khác. Từ đó đã phát sinh những tranh chấp từ chủ đầu tư và đại diện cư dân.

Về phương diện pháp lý, chúng ta đã có quy định của pháp luật về vấn đề bảo trì toà nhà chung cư, quy định ai được sử dụng, nhưng chúng ta lại không có chế tài cưỡng chế để buộc những đơn vị đang giữ những khoản tiền đó thực hiện theo quy định của pháp luật. Do đó, luật chưa đươc áp dụng một cách triệt để, luật sư Ngọc nhận định.

Thực tế, có nhiều giải pháp được đưa ra như ngay từ khi có giao dịch bất động sản được thực hiện, ngân hàng thương mại cổ phần có thể giám sát để tách phần phí đó ra với tiền mua nhà,tránh việc chủ đầu tư sử dụng ngay từ đầu. Như vậy, khoản tiền đó sẽ được phong toả ngay tại ngân hàng thương mại với phần lãi nhất định từ khi người mua tham gia giao dịch.

Bên cạnh đó, chúng ta nên có chế tài đủ nghiêm khắc để buộc chủ đầu tư thực hiện thay vì nghĩ ra giải pháp. Hiện nay quỹ bảo trì thu vào thời điểm tham gia hợp đồng nhưng hầu hết các căn hộ chung cư và các dự án bất động sản thu được vào lần cuối cùng người mua và người bán bàn giao. Cho nên chủ đầu tư đương nghiên là người quản lý phần quỹ đó.

Theo quy định, trong vòng 7 ngày được thành lập, chủ đầu tư phải bàn giao quỹ đó cho ban quản trị nhưng trên thực tế rất nhiều ban quản trị được thành lập thì chủ đầu tư chưa giao. Nhưng cũng có ban quản trị không đáp ứng được điều kiện về quản lý và sử dụng quỹ đó.

Do đó, theo luật sư Nguyễn Quang Ngọc, hành lang pháp lý cho việc quản lý quỹ bảo trì là có, nhưng cơ chế để chủ đầu tư tự nguyện bàn giao quỹ đó đang còn thiếu. Vì vậy, cần có một chế tài nghiêm khắc để buộc các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý sử dụng quỹ bảo trì hơn là bàn về các giải pháp mới trong vấn đề này.

Hầu hết việc mua bán bất động sản hiện nay đều có sự hợp tác giữa 3 nhà: người mua – người bán – ngân hàng. Do đó, nên có sự tham gia của ngân hàng ngay từ đầu, tách 2% phí bảo trì như dạng ký quỹ bảo đảm không ai được sử dụng để bảo toàn số vốn đó. 

Ngay sau khi ban quản trị được thành lập, họ xuất trình tài liệu chứng minh là hợp pháp thì ngân hàng phải giải toả và cho phép họ sử dụng số tiền đó. Như thế, chúng ta vừa ngăn chặn được chủ đầu tư có thể vì một lý do nào đó như có những chủ đầu tư nói tiêu hết rồi vừa ngăn chặn được việc bị chủ đầu tư sử dụng quỹ đó một cách trái phép dẫn đến không còn vốn trả lại cho ban quản trị toà nhà, luật sư Nguyễn Quang Ngọc phân tích.

Hải Phát khởi công dự án 1.224 căn hộ tại quận Long Biên

Hải Phát khởi công dự án 1.224 căn hộ tại quận Long Biên

Bất động sản -  7 năm

Dự án căn hộ Hanoi Homeland do Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát Thủ đô làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư trên 1.400 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành vào quý I/2019.

Siêu dự án Sunrise Bay ở Đà Nẵng đổi chủ

Siêu dự án Sunrise Bay ở Đà Nẵng đổi chủ

Bất động sản -  7 năm

Một công ty mới được thành lập có liên quan đến tập đoàn T&T đang sở hữu 99% cổ phần của The Sunrise Bay, chủ đầu tư dự án Sunrise Bay.

Chủ đầu tư Ciputra Hà Nội cảnh báo các website thông tin “giả mạo”

Chủ đầu tư Ciputra Hà Nội cảnh báo các website thông tin “giả mạo”

Bất động sản -  7 năm

Theo thông tin từ Ciputra, việc một số dự án hiện đang sử dụng các thông tin, hình ảnh liên quan đến Ciputra không chính xác, đưa thông tin gian dối nhằm gây nhầm lẫn cho khách hàng và không được sự chấp thuận của công ty này.

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

Bất động sản -  2 ngày

BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.

Đất Xanh ký hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác lớn trong và ngoài nước

Đất Xanh ký hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác lớn trong và ngoài nước

Bất động sản -  4 ngày

Tập đoàn Đất Xanh vừa ký kết hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, xây dựng và vận hành, nhà cung cấp thiết bị trọn gói đến từ nhiều thương hiệu lớn trên thế giới và Việt Nam.

Phát Đạt bất ngờ xuất hiện tại ‘thành phố dưỡng lành’ La Pura

Phát Đạt bất ngờ xuất hiện tại ‘thành phố dưỡng lành’ La Pura

Bất động sản -  5 ngày

Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt vừa bất ngờ thông báo tham gia phát triển dự án tổ hợp La Pura tại Bình Dương.

Nhỏ giọt nguồn cung, căn hộ hạng sang Hà Nội liệu có đắt khách?

Nhỏ giọt nguồn cung, căn hộ hạng sang Hà Nội liệu có đắt khách?

Bất động sản -  5 ngày

Cùng với đà tăng giá mạnh của phân khúc chung cư Hà Nội, thị trường cũng xuất hiện một vài dự án căn hộ hạng sang nhắm vào giới siêu giàu.

Hà Nội khan hiếm biệt thự dưới 20 tỷ đồng

Hà Nội khan hiếm biệt thự dưới 20 tỷ đồng

Bất động sản -  6 ngày

Thị trường biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực sau thời gian dài trầm lắng.

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Doanh nghiệp -  5 giờ

Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Doanh nghiệp -  6 giờ

Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Ống kính -  6 giờ

Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Tiêu điểm -  7 giờ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Doanh nghiệp -  18 giờ

Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  1 ngày

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.