Tài chính
Ngân hàng quốc doanh tự tin vượt kế hoạch lợi nhuận
Dù quý I nền kinh tế khó khăn, cả Vietcombank và Vietinbank đều vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra. Đây là tiền để để ban lãnh đạo các ngân hàng tin tưởng hoàn thành vượt kể hoạch cả năm 2023.
Ngày 21/4, Vietcombank đã tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2023. Tại đây, ban lãnh đạo ngân hàng cho biết trên cơ sở chiến lược Vietcombank đến năm 2025, tầm nhìn 2030, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng tối thiểu 15% so với năm 2022. Năm 2022, ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 37 nghìn tỷ đồng, như vậy, mục tiêu lợi nhuận tối thiểu của Vietcombank năm nay đạt gần 43.000 tỷ đồng.
Một số chỉ tiêu khác của ngân hàng năm nay là: Tổng tài sản tăng 9%. Dư nợ tín dụng tăng tối đa 14%. Huy động vốn tăng trưởng phù hợp với tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) không cao hơn mức thực hiện năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 1,5%.
Để hoàn thành các mục tiêu trên, Vietcombank cho biết tập trung thực hiện 6 đột phá chiến lược, tập trung vào chuyển đổi số, nâng cao nhân lực, đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh công tác phát triển khách hàng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách và triển khai đúng tiến độ với tinh thần quyết tâm cao nhất Phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng yếu kém.
Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đưa ra 3 trọng tâm trong dịch chuyển cơ cấu hoạt động kinh doanh của Vietcombank gồm tăng trưởng tín dụng gắn với chuyển dịch cơ cấu tín dụng hiệu quả bền vững; phấn đấu cải thiện tỷ trọng thu nhập phi tín dụng, trọng tâm là thu nhập từ dịch vụ; cơ cấu danh mục nguồn vốn theo hướng gia tăng hiệu quả. Phát triển mạnh mẽ vị thế tạo lập thị trường của Vietcombank.
Mục tiêu giai đoạn 2025 – 2030 là giữ vững vị thế số 1 tại Việt Nam, đứng trong 200 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, 700 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu.
Kết quả kinh doanh quý I/2023 của Vietcombank cũng ủng hộ những mục tiêu của ngân hàng. Chủ tịch Vietcombank Phạm Quang Dũng cho biết đến hết quý I, tín dụng tăng 2,5%, huy động vốn tăng hơn 3,2%; các mức tăng trưởng này đều cao hơn mặt bằng chung của hệ thống. NIM cải thiện so với cuối năm ngoài, tăng khoảng 0,04 điểm %; lợi nhuận riêng lẻ trong quý I đạt 11.050 tỷ đồng, hợp nhất đạt hơn 11.200 tỷ, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm trước và đạt 26% kết hoạch năm 2023.
Với kết quả đạt được trong quý I, ban lãnh đạo ngân hàng tự tin sẽ hoàn thành và vượt các mục tiêu kinh doanh đề ra. Về lộ trình nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém, ngân hàng cũng đã xây dựng xong phương án nhận chuyển giao và trình lên các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được để chờ phê duyệt. Ngay sau khi nhận được quyết định phê duyệt, Vietcombank sẽ tổ chức thực hiện. Hiện nay, ngân hàng đang rất tích cực chuẩn bị nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém.
Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2022, với lợi nhuận có thể phân phối là 29.390 tỷ, Vietcombank dự kiến trích gần 1.470 tỷ cho quỹ dự trự bổ sung vốn điều lệ, trích 2.939 tỷ đồng cho quỹ dự phòng tài chính và 3.291 tỷ đồng cho quỹ khen thưởng, phúc lợi...
Sau khi trích lập các quỹ và điều chỉnh khác, lợi nhuận còn lại của Vietcombank là hơn 21.680 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được Vietcombank dùng để chia cổ tức theo phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Một ngân hàng quốc doanh khác cũng tổ chức ĐHCĐ trong ngày 21/4 là Vietinbank. Tương tự Vietcombank, Vietinbank cũng có một quý I kinh doanh khả quan.
Ông Trần Minh Bình, Chủ tịch ngân hàng cho biết tính đến hết quý I, tổng tài sản tăng 0,9%, đạt hơn 1,8 triệu tỷ đồng. Dư nợ tín dụng tăng trưởng 4,6%. VietinBank thuộc một trong các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng tốt nhất toàn ngành. Các nhóm khách hàng tập trung của ngân hàng gồm SME, FDI, doanh nghiệp nhà nước lớn. Room tín dụng mà VietinBank được cấp năm 2022 là 12,47% và năm 2023 trong giai đoạn đầu là 8,7%.

Không công bố cụ thể con số lợi nhuận, song lãnh đạo VietinBank khẳng định kết quả kinh doanh quý 1 của VietinBank đạt và vượt kế hoạch. Năm nay, ngân hàng dự kiến lợi nhuận tăng 10-15%, tuy nhiên đang xin phê duyệt chính thức từ Ngân hàng Nhà nước.
Để thực hiện mục tiêu kế hoạch, đại diện Ban Điều hành cho biết, ngân hàng định hướng tập trung triển khai những chủ điểm kinh doanh gồm: tăng trưởng CASA; tăng trưởng thu ngoài lãi; khai thác hệ sinh thái và bán chéo; và thu hồi nợ xử lý rủi ro.
Năm nay, VietinBank cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ, thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2021 và lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2016. Cụ thể, ngân hàng sẽ dùng 12.330 tỷ đồng lợi nhuận giữ lại để chia cổ tức bằng cổ phiếu, khối lượng phát hành hơn 1,2 tỷ cổ phiếu.
Trước đó, ĐHĐCĐ thường niên 2022 của VietinBank cũng đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 48.057 tỷ đồng lên 53.700 tỷ đồng nhưng chưa được hoàn tất. Nguồn thực hiện từ lợi nhuận còn lại năm 2020.
Do đó, trong năm nay, nếu tại thời điểm phát hành, vốn điều lệ VietinBank vẫn đang ở mức 48.058 tỷ đồng thì tỷ lệ chia cổ tức tương đương với 25,66%. Vốn điều lệ dự kiến tăng lên 60.387 tỷ đồng.
Trường hợp tại thời điểm phát hành, ngân hàng đã hoàn tất việc tăng vốn lên 53.700 tỷ, thì tỷ lệ chia cổ tức là 22,96%. Vốn điều lệ sau khi phát hành thành công là 66.030 tỷ đồng.
MSB và định hướng ngân hàng tăng trưởng bền vững
VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính
Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.
MSB ôm mộng lớn, đổi hướng mua công ty chứng khoán
MSB công bố kế hoạch quay lại lĩnh vực chứng khoán được xem là bước đi chiến lược nhằm hoàn thiện hệ sinh thái tài chính, mở rộng thị trường vốn trong dài hạn.
Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính
Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.
VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và nhà sáng lập VinFast, đã giải ngân 10.000 tỷ đồng tính đến 31/3/2025 dưới dạng tài trợ không hoàn lại.
Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan
Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.
Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam
Thủ tướng Nhật Bản thông báo kế hoạch triển khai 15 dự án về chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ các sáng kiến AETI, AZEC.
Giá vàng chiều 28/4 rớt thủng ngưỡng 120 triệu đồng/lượng
Giá vàng chiều 28/4 đã giảm thêm 1 triệu đồng/lượng so với buổi sáng xuống dưới ngưỡng 120 triệu đồng/lượng ở giá bán ra đối với vàng miếng SJC.
KSB tăng gấp đôi vốn điều lệ, đẩy mạnh tái cơ cấu đón sóng tăng trưởng mới
KSB đang thực hiện nhiều giải pháp từ tăng vốn điều lệ, sáp nhập công ty con, đến bổ sung ngành nghề kinh doanh nhằm tạo “bệ phóng” trong giai đoạn mới.
Thời vận mới của Phú Quốc
Thời gian để xây dựng hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc không còn nhiều nên phải "vừa chạy vừa xếp hàng".