Doanh nghiệp
Ngừng sa đà vào giá cổ phiếu, DIC Corp tìm hướng đi mới
Ban lãnh đạo nhiệm kỳ mới của DIC hướng đến phát triển bền vững, tập trung sinh thái xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu carbon, sử dụng năng lượng tái tạo, đầu tư dự án xử lý rác thải, cộng sinh công nghiệp tại các khu công nghiệp của mình triển khai.
Tái định vị thương hiệu
Chiều ngày 21/7, Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Xây dựng (DIC Corp) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 lần 2 tại TP. Vũng Tàu, sau khi lần một tổ chức không thành.
Điểm nhấn tại đại hội năm nay là ban lãnh đạo DIC Corp đã thông qua HĐQT mới nhiệm kỳ 2023 – 2027 gồm 5 thành viên, trong đó có 2 thành viên mới là ông Nguyễn Quang Tín, Tổng giám đốc và ông Đinh Hồng Kỳ, thành viên HĐQT độc lập.
Ông Đinh Hồng Kỳ hiện là Chủ tịch HĐQT hệ thống Công ty Secoin, Phó chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xây dựng và vật liệu xây dựng TP. HCM.
Ông Kỳ cho biết DIC Corp sẽ bước vào nhiệm kỳ mới theo hướng đi mới, không phải nhà phát triển bất động sản theo phương thức cũ mà theo hướng sinh thái, phát triển bền vững, phù hợp chủ trương Chính phủ.
Nếu giai đoạn trước công ty tập trung vào tăng vốn, tăng quy mô, tăng trưởng lợi nhuận, cổ phiếu thì trong giai đoạn tới, công ty sẽ tìm tới chiến lược phát triển bền vững.
“Với nhà đầu tư nước ngoài, khi họ tìm kiếm cơ hội đầu tư họ thấy doanh nghiệp phát triển phù hợp với xu hướng thời đại”, ông Kỳ chia sẻ.
Thành viên mới của HĐQT nhấn mạnh công ty sẽ phát triển mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn bất động sản đạt cân bằng lượng khí thải carbon do mình đầu tư, tập trung sinh thái xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu carbon, sử dụng năng lượng tái tạo, đầu tư dự án xử lý rác thải, cộng sinh công nghiệp tại các khu công nghiệp. Công ty cần đặt mục tiêu trở thành tập đoàn đạt chuẩn ESG, là trào lưu nóng trên toàn cầu.
Các hoạt động tái cấu trúc cũng sẽ được triển khai bao gồm thoái vốn ở công ty thành viên không hiệu quả, thiết kế lại logo, hệ thống nhận diện thương hiệu mới, tái cấu trúc lại các đơn vị thành viên không hiệu quả.
Ông Kỳ cũng khuyến nghị xây dựng các trụ sở công ty tại Hà Nội và TP. HCM để khẳng định vị thế tập đoàn bất động sản hàng đầu, tiến tới tổ chức đại hội cổ đông thường niên ở các Hà Nội, TP. HCM, Vũng Tàu.
Tiếp theo là định hướng chiến lược phát triển mới cho các dự án, tập trung phát triển dự án trọng điểm, triển khai mô hình khai thác bất động sản tạo dòng tiền đều đặn; phát triển các khu đô thị thông minh theo mô hình kinh tế tuần hoàn; triển khai tìm kiếm nguồn tài chính xanh.
Những định hướng được ban quản trị DIC Corp đưa ra trong bối cảnh công ty đang đối mặt với nhiều thách thức. Kinh tế vĩ mô đang đối mặt những khó khăn, rủi ro tăng trưởng, các dự án bất động sản gặp nhiều khó khăn, chủ doanh nghiệp phải tìm cách sinh tồn, tập trung cho các chiến lược ngắn hạn.
Chiến lược trước đây của công ty là tập trung giành dự án, sau đó nhượng lại cho đối tác, chưa chú trọng phát triển dự án cho chính mình, dù doanh nghiệp đã có một số dự án tại Vũng Tàu, Hà Nam, Hậu Giang. Theo ban quản trị mới, đây chưa phải là hướng trọng tâm, nếu tiếp tục đi theo hướng này không phải hướng phát triển bền vững.
“Về mặt sở hữu, cổ phiếu DIC Corp hiện có số lượng cổ đông lớn, lượng giao dịch cao. Giá cổ phiếu 2 năm qua thay đổi biên độ rõ, năm 2022 có lúc giá cổ phiếu lên đỉnh sau đó xuống đáy, tạo tâm lý bất ổn cho cổ đông khi đầu tư, không phải là yếu tố tốt trên thị trường, giá cổ phiếu cần có sự ổn định”, ông Kỳ chia sẻ.
Mục tiêu kinh doanh khiêm tốn
Về hoạt động kinh doanh, DIC Corp đã thông qua mục tiêu doanh thu 2023 ở mức 4.000 tỷ, tăng trưởng 98% so với thực hiện 2022; lợi nhuận trước thuế 1.400 tỷ, tăng trưởng 604%; cổ tức 8-15%, vốn điều lệ 6.500-7.000 tỷ đồng.
Con số trên tăng trưởng khá lớn nếu so sánh với năm 2022, chủ yếu là do năm 2022 công ty ở mức nền rất thấp, khi chỉ hoàn thành khoảng 40% kế hoạch doanh thu và 10% kế hoạch lợi nhuận.
Kế hoạch cho giai đoạn 5 năm 2023 – 2027, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, vốn đầu tư, cổ tức tăng trưởng 15 – 30% so với giai đoạn 2018 – 2022.
Ban lãnh đạo cho biết năm 2023 công ty định hướng không đề cao việc tăng trưởng đầu tư phát triển mà chú trọng bảo toàn vốn, phấn đấu có lợi nhuận để chia cổ tức. Trong năm, khi xuất hiện thời cơ tốt sẽ tăng tiến độ sản xuất và giải ngân để đạt mức tăng trưởng cao hơn
Trong đó, công ty tiếp tục tập trung thu hồi công nợ tại các dự án Gateway, CSJ giai đoạn 1, Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước, Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên; tập trung khai thác các quỹ đất tại Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, Khu dân cư thương mại Vị Thanh.
Công ty cũng sẽ hoàn thành các thủ tục đất đai, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và mở bán sản phẩm Khu nhà ở Lam Hạ Center Point.
DIC Corp có kế hoạch kêu gọi có chọn lọc các nhà đầu tư cấp 2 trong và ngoài nước để thực hiện các dự án thành phần tại các dự án đô thị, nhà ở do DIC làm chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hiện thực hóa quy hoạch được duyệt
Công ty dự kiến vay vốn trong năm 2023 để đầu tư cho các dự án, như khối khách sạn trong khu phức hợp Cap Sant Jacques gần 424 tỷ đồng; khách sạn và hội nghị DIC Star Vị Thanh, Hậu Giang 290 tỷ đồng; chung cư DIC Emera thuộc khu trung tâm Chí Linh gần 1.044 tỷ đồng và nhà ở xã hội thuộc khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên 430 tỷ đồng.
DIC Corp cũng trình cổ đông việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án khu trung tâm Chí Linh, TP. Vũng Tàu từ hơn 1.100 tỷ đồng lên hơn 9.600 tỷ đồng. Trong đó, vốn huy động từ các tổ chức tín dụng hơn 4.143 tỷ đồng, chiếm 43% tổng vốn đầu tư; vốn tự bổ sung của doanh nghiệp là hơn 5.480 tỷ đồng
Bên cạnh đó, công ty đang nghiên cứu đầu tư các dự án như Khu phức hợp đô thị nghỉ dưỡng sân golf DIC Quảng Bình; Khu đô thị Tây Bắc – Thuận Thành – Bắc Ninh; Khu đô thị Quảng Xương – Thanh Hóa; Khu phức hợp đô thị nghỉ dưỡng cao cấp sông Cầu – Phú Yên và các dự án tại Bà Rịa, Đồng Nai.
DIC Corp khẳng định hoạt động thoái vốn diễn ra đúng pháp luật
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.