Người Hà Nội khó mua nhà hơn Seoul, Tokyo

An Chi Thứ bảy, 19/08/2023 - 13:26

Khả năng chi trả cho nhà ở đang là một thách thức rất lớn đối với người dân tại Hà Nội, TP.HCM khi chỉ số chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập tại hai thành phố này thuộc top cao nhất khu vực.

Chỉ số chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập tại Hà Nội cao hơn Seoul, Tokyo, nhà ở thương mại Singapore. Ảnh: Hoàng Anh

Chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập cao 'ngất ngưởng'

Theo báo cáo chỉ số về khả năng chi trả nhà ở tại châu Á - Thái Bình Dương 2023 của ULI, TP. HCM và Hà Nội là hai thành phố có giá nhà ở mức độ trung bình trong khu vực nhưng lại chênh lệch rất lớn so với thu nhập của người dân.

Cụ thể, TP.HCM, trung tâm kinh tế của Việt Nam, có giá nhà trung bình là 296.000 USD (hơn 7 tỷ VNĐ). Trong khi đó, thu nhập trung bình của một hộ gia đình ở mức 9.120 USD/năm. 

Theo tính toán của ULI, chỉ số chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập tại TP. HCM đang ở mức 32,5, cao thứ 2 trong khu vực chỉ sau Thâm Quyến (35), thậm chí cao hơn Bắc Kinh (29,3), Thượng Hải (24,1) và Hong Kong (26,5).

Trong khi đó, chỉ số này ở Hà Nội là 18,3 với mức thu nhập trung bình năm của hộ gia đình là 9.967 USD, cao hơn Seoul (17,3), Tokyo (16,1), nhà ở thương mại Singapore (13,7). 

Phân tích về khả năng chi trả nhà ở của người dân tại TP. HCM, bà Giang Huỳnh, Phó giám đốc, trưởng bộ phận nghiên cứu và S22M Savills TP.HCM cho biết, phần lớn người dân chỉ có thể chi trả cho phân khúc nhà ở vừa túi tiền, căn hộ hạng C.

Tuy nhiên, hiện tại, những căn hộ vừa túi tiền có giá từ 2 - 4 tỷ đồng có nguồn cung khá thấp. Trước đây, dòng sản phẩm này chiếm tỷ lệ khoảng 60% trong tổng nguồn cung của thị trường bất động sản, nhưng đến 2023 chỉ chiếm khoảng 25%. 

Báo cáo thị trường của Savills Việt Nam cho thấy, nguồn cung giá cả phải chăng, đủ để người dân chi trả bằng thu nhập và năng lực tài chính tiếp tục khan hiếm, mặc dù sức hấp dẫn và sức hút mạnh mẽ. Trong 6 tháng đầu năm 2023, căn hộ hạng C chiếm 62% thị phần tiêu thụ tại TP.HCM.

Dự kiến trong nửa cuối năm, lượng căn hộ hạng C mới cung cấp cho thị trường TP. HCM khoảng 3.295 căn, tương đương 39% tổng nguồn cung. Điều này khiến mong muốn được sở hữu nhà ở của người dân ngày càng "xa vời".

Người mua nhà còng lưng gánh lãi

Không chỉ mua nhà, việc thuê nhà của người dân tại Hà Nội và TP. HCM cũng khó khăn hơn nhiều thành phố khác trên thế giới do giá thuê cao. Giá thuê trung bình hàng tháng trên mỗi căn hộ tại TP. HCM là 592 USD, tương đương khoảng hơn 14 triệu đồng. 

Trong khi đó, đây là thị trường chủ yếu phù hợp với nhóm lao động trẻ có thu nhập cao hoặc nhóm người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. 

Theo đánh giá của Savills, giá thuê nhà chỉ được xem ở mức phải chăng khi chi phí dành cho nhà ở chiếm khoảng 30% tổng thu nhập hàng tháng của mỗi người.

Cần hỗ trợ nhà ở giá rẻ phát triển

Trước bối cảnh này, theo bà Giang, chính sách hỗ trợ của Nhà nước là mấu chốt trong việc thiết lập khả năng chi trả cho người dân đối với nhà ở. Kinh nghiệm thực tiễn của nhiều quốc gia khác nhau đã cho thấy, những tác động tích cực của các giải pháp nhà ở đối với phát triển kinh tế - xã hội.

Không giống như nhà ở xã hội với các yêu cầu quy hoạch nghiêm ngặt và giới hạn lợi nhuận là 10%, các nhà phát triển khu vực tư nhân vẫn có khả năng xây dựng nhà ở giá rẻ để sinh lời. 

Trung Quốc và Ấn Độ có thị trường nhà ở giá rẻ và công nhân phát triển mạnh mẽ, sinh lợi cho các nhà đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các nhà phát triển bất động sản vẫn chưa khai thác mạnh mẽ phân khúc này.

Tại Singapore, chương trình của Ủy ban Phát triển nhà ở (HDB), kết hợp với chính sách vay mới của Quỹ Tiết kiệm Trung ương đã thành công nâng tỷ lệ sở hữu nhà ấn tượng xấp xỉ 90%. Ví dụ này nhấn mạnh tiềm năng của các chính sách chiến lược của Chính phủ trong việc thúc đẩy khả năng tiếp cận nhà ở.

Bà Giang cho rằng, nếu có thể tạo ra một môi trường thuận lợi hỗ trợ cả nhà đầu tư và người mua, Việt Nam có thể hướng tới một thị trường nhà ở giá cả phải chăng và dễ tiếp cận hơn.

Việc Chính phủ xem xét các loại thuế để hạn chế mua đầu cơ và tăng quỹ đất phát triển nhà ở giá rẻ sẽ giúp thúc đẩy thị trường nhà ở ổn định và bền vững, mang lại lợi ích cho những người mua nhà tiềm năng.

Riêng đối với phân khúc nhà ở xã hội, theo bà Giang cho rằng, đây là vấn đề cần ưu tiên nhằm giúp giải quyết nhà ở cho người có thu nhập thấp, tăng tốc độ giãn dân, mở rộng đô thị ra các khu vực ngoại thành, tăng tính bền vững trong quy hoạch đô thị.

“Khó khăn lớn nhất lúc này là quỹ đất dành cho nhà ở xã hội và vấn đề nguồn vốn. Phân khúc nhà ở này hiện tại đang dựa vào nguồn vốn công là chính. Do đó, nhà ở xã hội cần thêm sự vào cuộc mạnh mẽ của khu vực tư nhân. 

Chính phủ cần có những chính sách khơi thông thủ tục pháp lý, tạo cơ chế đầu tư thuận lợi, nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này”, bà Giang nhận định.

Thị trường bất động sản vẫn trong 'sương mù'

Thị trường bất động sản vẫn trong 'sương mù'

Bất động sản -  1 năm
Dù đã xuất hiện những yếu tố tích cực nhưng nhiều chuyên gia và doanh nhân cho rằng, thị trường bất động sản vẫn đang trong giai đoạn "mù sương", chưa rõ ràng xu hướng.
Thị trường bất động sản vẫn trong 'sương mù'

Thị trường bất động sản vẫn trong 'sương mù'

Bất động sản -  1 năm
Dù đã xuất hiện những yếu tố tích cực nhưng nhiều chuyên gia và doanh nhân cho rằng, thị trường bất động sản vẫn đang trong giai đoạn "mù sương", chưa rõ ràng xu hướng.
Nhà đầu tư bất động sản rục rịch quay lại thị trường

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch quay lại thị trường

Bất động sản -  1 năm

Chung cư, biệt thự và đất nền là ba phân khúc đang được các nhà đầu tư quan tâm nhất hiện nay.

Vướng mắc lớn nhất làm tắc nghẽn thị trường bất động sản

Vướng mắc lớn nhất làm tắc nghẽn thị trường bất động sản

Leader talk -  1 năm

Tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm của bộ máy chính quyền địa phương là một trong hai nguyên nhân chính khiến thị trường bất động sản tắc nghẽn ngày càng nghiêm trọng.

Sai lầm trong đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng Phú Quốc

Sai lầm trong đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng Phú Quốc

Bất động sản -  1 năm

Savills cảnh báo nhiều chủ đầu tư đã gia nhập thị trường một cách vội vàng, thiếu sự cân nhắc thấu đáo trong quá trình hoạch định và triển khai dự án.

Hết thời đầu tư bất động sản 'dễ ăn'

Hết thời đầu tư bất động sản "dễ ăn"

Leader talk -  1 năm

Theo ông Nguyễn Thế Điệp, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cơ hội đầu tư, kinh doanh bất động sản "dễ" thắng đã không còn. Thời gian tới sẽ là thử thách rất lớn đối với cả các nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp bất động sản.

CEO Group tiến về Cam Ranh, hé lộ điểm đầu tư chiến lược mới

CEO Group tiến về Cam Ranh, hé lộ điểm đầu tư chiến lược mới

Bất động sản -  8 giờ

Ngày 21/6/2025, Tập đoàn CEO khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng Novotel Cam Ranh Resort, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam.

Đất nền hạ nhiệt, nhà đầu tư chuyển hướng đi đâu?

Đất nền hạ nhiệt, nhà đầu tư chuyển hướng đi đâu?

Bất động sản -  2 ngày

Sau thời gian dài tăng trưởng nóng do các thông tin sáp nhập tỉnh thành, cơn sốt đất nền đang có dấu hiệu hạ nhiệt.

Aqua City hoàn tất pháp lý, Novaland khơi thông dòng tiền

Aqua City hoàn tất pháp lý, Novaland khơi thông dòng tiền

Bất động sản -  3 ngày

Được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 là bước tiến pháp lý quan trọng, mang tính quyết định đối với dự án Aqua City, đối tác tăng tốc giải ngân giúp Novaland gỡ khó dòng tiền.

Dòng vốn tỷ đô đang xô bờ biển Vũng Tàu

Dòng vốn tỷ đô đang xô bờ biển Vũng Tàu

Bất động sản -  3 ngày

Bà Rịa - Vũng Tàu đang trở thành điểm đến mới của dòng vốn địa ốc phía Bắc. Hưởng lợi từ hạ tầng kết nối, quỹ đất rộng và sức bật du lịch, địa phương này thu hút loạt “ông lớn” như BRG, Sun Group, Gold Coast Holdings... trong cuộc đổ bộ chiến lược vào thị trường phía Nam.

TTC Land được giao thêm đất xây hạ tầng dự án Đảo Kim Quy

TTC Land được giao thêm đất xây hạ tầng dự án Đảo Kim Quy

Bất động sản -  3 ngày

Chính quyền tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt việc giao thêm gần 13.000 m2 đất tại phường Tân Vạn, TP Biên Hòa cho chủ đầu tư dự án Đảo Kim Quy nhằm xây dựng hai tuyến đường nội khu theo quy hoạch.

CEO Group tiến về Cam Ranh, hé lộ điểm đầu tư chiến lược mới

CEO Group tiến về Cam Ranh, hé lộ điểm đầu tư chiến lược mới

Bất động sản -  8 giờ

Ngày 21/6/2025, Tập đoàn CEO khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng Novotel Cam Ranh Resort, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam.

Doanh nghiệp trong 'hệ sinh thái' FLC đồng loạt triệu tập đại hội cổ đông bất thường

Doanh nghiệp trong 'hệ sinh thái' FLC đồng loạt triệu tập đại hội cổ đông bất thường

Doanh nghiệp -  9 giờ

Bốn doanh nghiệp họ FLC bất ngờ cùng triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường, đánh dấu bước chuyển mới sau thời gian dài khủng hoảng và gián đoạn hoạt động.

Tổng Bí thư Tô Lâm giao 5 nhiệm vụ trọng tâm cho báo chí cách mạng trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm giao 5 nhiệm vụ trọng tâm cho báo chí cách mạng trong kỷ nguyên mới

Leader talk -  10 giờ

Kỷ nguyên mới của dân tộc đang mở ra chân trời phát triển mới, đòi hỏi báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại, với sự phát triển của đất nước.

“Mở khoá” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ, Vinamilk tạo tiếng vang trên sân chơi toàn cầu

“Mở khoá” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ, Vinamilk tạo tiếng vang trên sân chơi toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Phần trình bày của Vinamilk được đánh giá là bước tiến lớn của ngành sữa khi mở khóa giá trị dinh dưỡng từ thiên nhiên bằng khoa học, nâng chuẩn dinh dưỡng cho ngành sữa.

Báo chí cách mạng Việt Nam đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh

Báo chí cách mạng Việt Nam đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh

Tiêu điểm -  10 giờ

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho báo chí cách mạng Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 100 năm, 21/6/1925 - 21/6/2025.

Dầu khí Nam Sông Hậu gánh nợ nghìn tỷ trước thềm hủy niêm yết

Dầu khí Nam Sông Hậu gánh nợ nghìn tỷ trước thềm hủy niêm yết

Doanh nghiệp -  13 giờ

Dầu khí Nam Sông Hậu đang “oằn mình” dưới gánh nặng nợ hơn 6.900 tỷ đồng. Trong đó, BIDV hiện là chủ nợ lớn nhất với tổng dư nợ lên đến 4.300 tỷ đồng.

Áp lực đằng sau đà bơm tiền của ngân hàng vào nền kinh tế

Áp lực đằng sau đà bơm tiền của ngân hàng vào nền kinh tế

Tài chính -  13 giờ

Tín dụng từ đầu năm đến nay tăng cao so với cùng kỳ, với định hướng kéo GDP đạt mục tiêu tăng trưởng. Mặc dù vậy, việc phụ thuộc quá lớn vào dòng vốn ngân hàng cũng mang lại nhiều rủi ro.

Đọc nhiều