Leader talk

Vướng mắc lớn nhất làm tắc nghẽn thị trường bất động sản

Phương Linh Thứ sáu, 18/08/2023 - 08:00

Tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm của bộ máy chính quyền địa phương là một trong hai nguyên nhân chính khiến thị trường bất động sản tắc nghẽn ngày càng nghiêm trọng.

Thừa nhận vướng mắc pháp lý là trở ngại nan giải nhưng luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật Anvi cho rằng, đó không phải là gốc rễ gây tắc nghẽn thị trường bất động sản.

Ông Đức đặt câu hỏi, vẫn cơ chế pháp lý như vậy, tại sao đến thời điểm hiện tại mới gây tắc nghẽn, trong khi trước đây các địa phương hoàn toàn có thể tự tháo gỡ?

Những ách tắc có thể dễ giải thích trong một hệ thống pháp luật "trùng trùng điệp điệp" với những luật, thông tư, nghị định… và thực tế, doanh nghiệp bất động sản gặp vướng mắc về pháp lý nhiều hơn cả thách thức về dòng vốn.

Nhưng gốc rễ gây ra tắc nghẽn thủ tục pháp lý dự án bất động sản được ông Đức chỉ ra là tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, “không dám làm gì”, “không làm gì” của bộ máy hành chính tại một số bộ ngành và địa phương.

Vướng mắc lớn nhất làm tắc nghẽn thị trường bất động sản
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật Anvi

Chia sẻ tại chương trình Cafe Quản Trị số tháng 8/2023 do Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội phối hợp với Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam tổ chức mới đây, ông Đức cho rằng, để tháo gỡ vướng mắc pháp lý chỉ còn cách chờ sửa luật, nhưng càng sửa lại càng phát sinh vướng mắc.

Vị luật sư lấy dẫn chứng ba luật liên quan đến thị trường bất động sản là Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản đã sửa nhiều lần nhưng vẫn phát sinh những vướng mắc mới, tiếp tục làm ách tắc về thủ tục đầu tư dự án.

Ông Đức chỉ ra một loạt vướng mắc lớn nhất về pháp lý của thị trường bất động sản hiện nay.

Đầu tiên là chậm giải phóng mặt bằng. Đây là vấn đề rất nhức nhối, gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Nhiều dự án đã đấu giá, đấu thầu chọn nhà đầu tư, đấu thầu dự án nhưng vẫn chưa giải phóng mặt bằng, nên không thể triển khai đúng tiến độ.

Điểm nghẽn tiếp theo là chậm xác định giá đất. Hiện hàng loạt các dự án ở TP. HCM và nhiều tỉnh thành đều vướng ở khâu định giá đất. Có dự án lớn tại trung tâm TP. HCM, đã hoàn thành và đi vào hoạt động gần 10 năm nay nhưng vẫn chưa xác định xong giá đất, người mua chưa được cấp sổ đỏ.

Doanh nghiệp và người dân không có cách nào thực hiện được thủ tục này, chỉ còn cách chờ đợi các cơ quan quản lý nhà nước.

Ông Đức cũng chỉ ra tình trạng các doanh nghiệp chờ thủ tục trong vô vọng. Nhiều dự án hiện phải chờ quy hoạch, đặc biệt là vấn đề pháp lý liên quan đến cấp sổ đỏ cho condotel chưa thể đi vào thực tiễn dù loại hình bất động sản này đã hình thành từ lâu.

Tâm lý sợ sai, sợ trách nghiệm của các cơ quan quản lý bộ ngành, địa phương là trở ngại rất lớn hiện tại, trong đó có việc các dự án bị ách tắc thủ tục liên quan đến điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Ách tắc của thị trường bất động sản cũng do mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh bất động sản và những ách tắc này càng khó giải quyết vì liên quan đến nhiều bộ ngành.

Tiếp đến là vướng mắc tại các dự án muốn xây dựng nhà ở thương mại nhưng không có đất ở. Theo ông Đức, đây là quy định rất "oan trái", bởi đất ở tại các trung tâm thành phố lớn hầu như đã không còn, doanh nghiệp muốn xây dựng dự án lớn, khu đô thị hiện đại, chỉ có thể ra các khu vực vành đai, để phát triển dự án, mà ở đó chỉ có đất nông nghiệp.

Quy định này khiến hàng loạt dự án bế tắc, nguy cơ thiếu nguồn cung bất động sản càng thêm nghiêm trọng.

Việc triển khai chính sách nhà ở xã hội cũng đang vướng. Ông Đức dẫn chứng, để mua được nhà ở xã hội, người dân phải nghèo, nhưng muốn mua phải vay mua và phải chứng minh được đủ tiền trả. Người dân vay trong thời gian từ 5 - 25 năm và sau khi đã trả hết tiền rồi, 5 năm sau mới được bán và bán theo giá nhà ở xã hội chứ không được bán theo giá thị trường.

Đây chính là một trong những nghịch lý khiến phân khúc này gây khó cho người mua nhà.

Ách tắc trong việc cải tạo chung cư cũ cũng là vấn đề nan giải do bị giới hạn số tầng cao. Trong khi đó, muốn thu hút doanh nghiệp tham gia cải tạo chung cư cũ, các dự án này cần phải cho phép xây dựng cao gấp 3 lần số tầng ban đầu.

Và cuối cùng là khó khăn đối với doanh nghiệp trong huy động vốn và phát hành trái phiếu khiến doanh nghiệp không có nguồn vốn phát triển dự án.

Với những điểm nghẽn này, ông Đức cho rằng, doanh nghiệp và thị trường bất động sản đang rơi vào khó khăn rất lớn, không dễ để giải quyết trong "một sớm một chiều".

Hệ quả là, nguồn cung sản phẩm bất động sản phục vụ đầu tư, kinh doanh đến để ở đều thiếu, khiến giá bất động sản liên tục tăng cao và không có xu hướng giảm.


Hết thời đầu tư bất động sản 'dễ ăn'

Hết thời đầu tư bất động sản "dễ ăn"

Leader talk -  1 năm
Theo ông Nguyễn Thế Điệp, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cơ hội đầu tư, kinh doanh bất động sản "dễ" thắng đã không còn. Thời gian tới sẽ là thử thách rất lớn đối với cả các nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp bất động sản.
Hết thời đầu tư bất động sản 'dễ ăn'

Hết thời đầu tư bất động sản "dễ ăn"

Leader talk -  1 năm
Theo ông Nguyễn Thế Điệp, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cơ hội đầu tư, kinh doanh bất động sản "dễ" thắng đã không còn. Thời gian tới sẽ là thử thách rất lớn đối với cả các nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp bất động sản.
Không cần ‘giải cứu’ bất động sản?

Không cần ‘giải cứu’ bất động sản?

Bất động sản -  1 năm

Các chuyên gia thường lập luận bất động sản đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế để kêu gọi ‘giải cứu’ khi thị trường bất động sản ‘đóng băng’. Nhưng cần nhìn vào bản chất đặc thù của bất động sản ở Việt Nam để có giải pháp phù hợp.

Bất động sản Hà Nội chạm đáy?

Bất động sản Hà Nội chạm đáy?

Bất động sản -  1 năm

Savills Việt Nam dự báo, thị trường bất động sản trong 6 tháng cuối năm sẽ có những chuyển biến tích cực hơn nhờ một loạt các giải pháp từ Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường.

'Giới hạn' của các doanh nghiệp bất động sản

"Giới hạn" của các doanh nghiệp bất động sản

Bất động sản -  1 năm

Các doanh nghiệp bất động sản đang rơi vào khó khăn rất lớn, đến "giới hạn" của sự chịu đựng. Nếu không tìm được “lối thoát” kịp thời, rất có thể thị trường sẽ phải đối mặt với kịch bản phá sản, giải thể của hàng loạt các doanh nghiệp trong thời gian tới.

Bất động sản tắc nghẽn vì xung đột pháp luật

Bất động sản tắc nghẽn vì xung đột pháp luật

Bất động sản -  1 năm

Việc sửa đổi, bổ sung các luật là cấp thiết để tháo gỡ những vướng mắc thực tế đang gặp phải nhưng chỉ được một thời gian ngắn, các rắc rối pháp luật lại tái diễn.

Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII kết thúc ngày hôm nay đã thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với tốc độ 350km/h.

VinFast bứt phá doanh thu quý II

VinFast bứt phá doanh thu quý II

Doanh nghiệp -  9 giờ

VinFast Auto vừa công bố kết quả tài chính chưa kiểm toán cho quý II năm 2024, với số lượng xe điện giao tăng mạnh nhờ chiến lược mở rộng và làn sóng chuyển đổi sang xe điện ở nhiều thị trường.

MSB giảm 1% lãi vay cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão Yagi

MSB giảm 1% lãi vay cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão Yagi

Tài chính -  10 giờ

MSB thông báo giảm 1% lãi suất vay VNĐ và 0,5% lãi suất vay USD đối với khách hàng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ cơn bão Yagi.

Lầm tưởng của doanh nghiệp khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Lầm tưởng của doanh nghiệp khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Diễn đàn quản trị -  14 giờ

Một trong những lầm tưởng phổ biến của doanh nghiệp F&B là tập trung vào các chương trình khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng trong bối cảnh họ hạn chế chi tiêu.

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

Tài chính -  18 giờ

Mục tiêu của NextBold Capital không chỉ là cung cấp vốn mà còn hỗ trợ chuyên môn vận hành thực tế để giúp các doanh nghiệp trong những thị trường này mở rộng quy mô một cách bền vững.

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  19 giờ

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  19 giờ

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.