Phát triển bền vững
Nguy cơ 3/4 nhiên liệu cho năng lượng phải nhập khẩu
Nhiên liệu nhập khẩu sẽ chiếm gần 60% tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đến năm 2030 và 72% đến năm 2050 với một khối lượng rất lớn than và các sản phẩm dầu nếu đạt được các mục tiêu năng lượng tái tạo cho ngành điện.

Trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã trải qua quá trình tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp, đô thị hóa, gia tăng nhu cầu vận tải, cải thiện tiếp cận năng lượng và nâng cao tiêu chuẩn sống của người dân. Đó là những động lực làm tăng tiêu thụ năng lượng.
Trong giai đoạn 2007-2017, tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp của Việt Nam (TPES) tăng với tốc độ 4,7%/ năm, từ mức 1.900 PJ vào năm 2007 lên 3.000 PJ vào năm 2017. Thủy điện có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 14,5%/năm, tiếp theo là than 11,3%/năm.
Than đã tăng từ nguồn nhiên liệu đứng thứ ba vào năm 2007 lên vị trí thứ nhất vào năm 2017, theo báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2019.
Mặc dù là nước xuất khẩu tịnh năng lượng trong một thời gian dài, Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu tịnh năng lượng vào năm 2015, do sự gia tăng gần đây của nhu cầu trong nước và chính sách hạn chế xuất khẩu than. Tỷ trọng này tiếp tục tăng nhanh, chủ yếu do tăng nhập khẩu than.
Mặc dù Việt Nam có nguồn than dồi dào ở miền Bắc, hoạt động khai thác than trong nước bị hạn chế về nguồn cung do những nguyên nhân về kỹ thuật (mỏ than ở dưới lòng đất) và kinh tế (không có tính cạnh tranh so với các nguồn khác).
Dầu thô và khí thiên nhiên đang được khai thác chủ yếu ở ngoài khơi ở miền Nam, nhưng trữ lượng được dự báo sẽ cạn kiệt trong giai đoạn 2020-2030.
Một mỏ khí quan trọng ở miền Trung được dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất trong giai đoạn 2023-2024, để cung cấp cho phát điện và ngành công nghiệp hóa dầu. Với nguồn cung trong nước bị hạn chế, và đang ở giai đoạn đầu của phát triển năng lượng tái tạo, dự kiến Việt Nam sẽ bị phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng nhập khẩu trong những năm tới.
Theo báo cáo, trong kịch bản đạt được các mục tiêu năng lượng tái tạo cho ngành điện, nhiên liệu nhập khẩu sẽ chiếm gần 60% TPES đến năm 2030 và 72% đến năm 2050 với một khối lượng rất lớn than và các sản phẩm dầu.
Với xu hướng tăng mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu, các biện pháp giảm nhiên liệu nhập khẩu sẽ giúp tăng cường an ninh quốc gia về cung cấp năng lượng trong những thập kỷ tới.
Sự kết hợp của các biện pháp tiết kiệm năng lượng và hạn chế nhiệt điện than mới có thể làm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu xuống còn 63% vào năm 2050, và giảm nhẹ tổng chi phí của hệ thống (khoảng 7,7% vào năm 2040 và 9,3% vào năm 2050.
Các biện pháp tiết kiệm năng lượng sẽ giúp làm giảm nhu cầu, từ đó làm giảm các yêu cầu về nhập khẩu nhiên liệu.
Mặt khác, gia tăng nhập khẩu LNG là nhiên liệu chính để thay thế than sẽ làm tăng tổng chi phí hệ thống, do giá nhiên liệu cao hơn và chi phí đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng nhiên liệu, trong khi chỉ giảm được một phần phát thải từ ngành điện và ngành công nghiệp.
Trong ngành giao thông vận tải, kết quả chỉ ra rằng sự chuyển đổi thành công các phương tiện vận chuyển sang các phương tiện mới và có hiệu suất năng lượng cao có thể dẫn tới giảm 25% lượng dầu nhập khẩu.
Báo cáo khuyến nghị để đảm bảo cung cấp năng lượng tin cậy và an toàn ở mức chi phí thấp nhất, việc đa dạng hóa cơ cấu năng lượng có thể giúp tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro khi có những cú sốc trong thị trường tác động lên một loại hàng hóa nhất định, từ đó làm tăng khả năng ứng phó khi giá cả biến động và không chắc chắn.
Trong các kịch bản được phân tích, xu hướng chung cho thấy sự gia tăng về nhập khẩu than cho sản xuất điện. Để tránh các hiệu ứng mắc kẹt với nhiệt điện than, cần có hành động và biện pháp cấp bách để giảm phụ thuộc vào (nhập khẩu) than về dài hạn.
Theo hướng này, việc hạn chế tiêu thụ than cần được triển khai trước năm 2030, xuất phát từ áp lực đối với môi trường của các nhà máy nhiệt điện than và sức khỏe của người dân, và khó khăn trong cung cấp tài chính cho các dự án nhà máy nhiệt điện than mới, sẽ mang lại lợi ích kết hợp của việc giảm nhập khẩu than và hạn chế ô nhiễm không khí.
Điện than Việt Nam có thể đắt nhất thế giới
Nguy cơ thiếu điện do 47 dự án năng lượng lớn chậm tiến độ
Tổng công suất nguồn điện của Việt Nam gần như không còn dự phòng, trong khi đó nhiều dự án theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh bị chậm tiến độ dẫn đến nguy cơ thiếu điện từ năm 2021.
Chi phí công nghệ năng lượng tái tạo giảm xuống mức thấp kỷ lục
Chi phí cho năng lượng tái tạo khẳng định đây là giải pháp chi phí thấp để thức đẩy hành động chống biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa
Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.
Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
'Chiến binh xanh' và hành trình Vì một Việt Nam văn minh với rác
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.
KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng
Sự thiếu tự chủ trong nhận thức cá nhân kết hợp với tâm lý đám đông khiến người tiêu dùng dễ bị dẫn dắt trong thời đại bùng nổ truyền thông và mạng xã hội.
AppotaPay liên minh BIDV thúc đẩy thanh toán số
Với sự hậu thuẫn của BIDV, AppotaPay tự tin có thể tăng trưởng gấp sáu lần trong vòng hai năm tới, thông qua các dịch vụ chiến lược SmartPOS và SoftPOS.
TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới
Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.