Bất động sản
Nhà phố chật vật tìm khách thuê
Trong khi phân khúc trung tâm thương mại chịu ảnh hưởng không đáng kể thì nhà phố cho thuê lại đối mặt với nhiều thách thức lớn do dịch bệnh Covid-19.

Theo số liệu từ Savills, số lượng nhà phố bị khách hàng trả lại mặt bằng và đang chào thuê lại ra thị trường ngày càng nhiều, tuy nhiên, tốc độ lấp đầy rất chậm.
Kể cả các cung đường thương mại lớn như Hồ Tùng Mậu, Ngô Đức Kế, Lê Lợi hay Phạm Ngũ Lão tại quận 1, TP. HCM cũng đang gặp khó cho trong việc thuê.
Đáng chú ý, trong khi nhà phố thương mại đối mặt nhiều thách thức lớn thì phân khúc trung tâm thương mại lại không chịu ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch. Trong 9 tháng đầu năm với hai đợt Covid đã tác động đến phân khúc trung tâm thương mại không đáng kể.
Cụ thể, trong quý III/2020, phân khúc này có sự giảm nhẹ về công suất lấp đầy, giảm 1% so với thời điểm quý IV/2019, trước khi dịch Covid đợt 1 diễn ra, nhưng vẫn duy trì ở mức cao 95%. Bên cạnh đó, giá chào thuê trung bình gần như không đổi.
Theo bà Võ Khánh Trang, Trưởng bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam, việc kiểm soát tốt làn sóng Covid-19 đợt 2 và công suất cho thuê cao đã giúp các chủ nhà củng cố niềm tin vào thị trường.
Ngoài ra, các trung tâm thương mại cung cấp dịch vụ tích hợp từ mua sắm, giải trí và ẩm thực có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của người mua sắm, từ đó tăng lưu lượng người mua, tham quan và tiếp đến tạo doanh thu cũng như quảng bá thương hiệu cho khách thuê tại đây.
Bên cạnh đó, việc hỗ trợ giá thuê đến khách thuê dưới tác động Covid vẫn diễn ra cho cả các trung tâm thương mại và nhà phố cho thuê. Tuy nhiên, số lượng dự án trung tâm thương mại áp dụng giảm giá thuê hỗ trợ khách thuê không nhiều và chủ yếu tập trung tại các khu vực ngoài trung tâm.
Các hình thức hỗ trợ có thể kể ra như giảm 10% đến 30% trên giá thuê trong ngắn hạn cho khách thuê mới hoặc các khách thuê bị tác động lên kết quả kinh doanh do Covid, giảm từ 1 - 2USD trên phí dịch vụ.
Trong khi đó, các dự án trung tâm thương mại tại khu vực trung tâm gần như không đưa ra chính sách hỗ trợ nào khi tỷ lệ lấp đầy tại khu vực này đạt gần 100% và các vị trí trống được cho thuê nhanh chóng.
Lý giải khó khăn của các dự án nhà phố, bà Trang cho rằng, nguyên nhân là do chủ nhà vẫn rất lạc quan vào đà hồi phục của thị trường và không có ý định giảm giá chào thuê.
Trong khi đó, do kinh doanh khó khăn nên khách thuê vẫn tiếp tục giảm số lượng cửa hàng hoặc giảm diện tích và chuyển đổi sang thương mại điện tử. Nhất là tại các khu vực lượng người lưu thông giảm và phụ thuộc lớn vào lượng khách du lịch, khách thuê vẫn quyết trả mặt bằng dù một số chủ nhà chấp nhận giảm giá thuê trong ngắn hạn.
Mặt khác, nhiều nhãn hàng nước ngoài hiện tạm hoãn kế hoạch gia nhập thị trường và nhiều doanh nghiệp hạn chế mở rộng thị trường có thể ảnh hưởng đến công suất thuê của thị trường.
Khảo sát của Savills vào quý III/2020, khách thuê thuộc ngành hàng F&B và thời trang cũng có sự thay đổi rõ rệt về diện tích thuê hoặc do trả mặt bằng hoặc do giảm bớt diện tích thuê để cắt giảm chi phí. Xu hướng giảm diện tích thuê hoặc trả những cửa hàng hoạt động không hiệu quả sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.
Tuy nhiên, dự báo về sự phát triển của phân khúc nhà phố cho thuê, Savills cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á với GDP dự báo là 1,8% năm 2020. Triển vọng kinh tế tích cực, tiêu dùng nội địa tăng mạnh và tác động từ các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) đặc biệt mới nhất là EVFTA sẽ tạo động lực thúc đẩy cho ngành bán lẻ Việt Nam.
Sự hợp tác giữa các nhà bán lẻ Việt Nam và EU được kì vọng sẽ tạo ra nhiều cơ hội mở rộng thị trường giúp các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vững hơn.
Tính đến quý III/2020, tổng nguồn cung bán lẻ hiện đại tại TP. HCM đạt gần 1,5 triệu m2, tăng 1% theo quý và 5% theo năm. Trong đó, nguồn cung từ các trung tâm mua sắm chiếm tỷ trọng cao nhất 62% tổng nguồn cung và tăng trưởng liên tục với trung bình 17% mỗi năm.
Loại hình bán lẻ này có xu chuyển dịch ra các khu vực ngoài trung tâm với tốc độ tăng trưởng nguồn cung của khu vực ngoài trung tâm là hơn 20% mỗi năm trong khi tại trung tâm gần như ổn định trong 5 năm gần đây.
Thị trường bán lẻ Hà Nội lao dốc trong đại dịch
Động lực nào giúp tăng doanh số bán lẻ hậu Covid-19?
Kênh bán hàng truyền thống, giá cả và tối ưu hóa danh mục sản phẩm là những yếu tố doanh nghiệp cần lưu ý và dịch chuyển hợp lý để tối ưu hóa tiềm năng bán hàng trong bối cảnh thị trường nhiều khó khăn vì Covid-19.
Khe cửa hẹp cho bán lẻ hậu đại dịch
Các thương hiệu bán lẻ lớn đang thay đổi mô hình theo hướng tập trung vào trải nghiệm khách hàng để tồn tại và phát triển vượt qua khó khăn do dịch bệnh.
Văn phòng, bán lẻ thận trọng hậu Covid-19
Mặc dù còn nhiều thách thức trong ngắn hạn, song các doanh nghiệp trong lĩnh vực văn phòng cho thuê, bán lẻ đang bắt đầu lên kế hoạch mở lại hoạt động kinh doanh và tập trung vào các dịch vụ thiết yếu.
Kinh doanh chuỗi bán lẻ: Muốn nhanh thì phải từ từ
Thay vì phải chạy theo trào lưu, liên tục tạo ra các sản phẩm, thị trường mới, các chuỗi F&B cần nghiên cứu kĩ về khẩu vị của khách hàng, sau đó là duy trì chất lượng đồ uống, chất lượng phục vụ, và tiếp tới là tạo ra một không gian thoải mái.
Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.
Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.