Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Thanh tra Chính phủ phát hiện hàng loạt vi phạm trong quản lý đất đai tại nhiều dự án đất vàng của Hà Nội.
Văn bản của Thanh tra Chính phủ cho biết, giai đoạn 2003-2016, việc quản lý sử dụng đất và đầu tư xây dựng của TP. Hà Nội đối với một số dự án chuyển mục đích sử dụng đất có vị trí lợi thế kinh doanh tồn tại nhiều vi phạm.
Theo quy định của Thủ tướng, các doanh nghiệp có quyền sử dụng đất cũ phải di dời được phép hợp tác với nhà đầu tư khác để thực hiện dự án. Tuy nhiên, UBND TP. Hà Nội không có hướng dẫn và quy định cụ thể, nên các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi đưa vị trí đất vào hợp tác liên doanh thành lập pháp nhân mới làm chủ đầu tư để thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đầu tư dự án, xác định giá trị lợi thế thương mại chưa sát với thị trường.
Kết quả thanh tra cho thấy, việc pháp luật không có quy định xác định lợi thế thương mại đối với giá trị quyền sử dụng đất cũng như việc đấu giá khi lựa chọn nhà đầu tư liên doanh, liên kết để chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án, là một trong những sơ hở chính sách gây thất thoát ngân sách nhà nước.
Điển hình, dự án tại lô C3 (một phần dự án khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính) hình thành trên khu đất sạch đã có hạ tầng được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhưng năm 2009 TP. Hà Nội thu hồi và giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án không qua đấu giá; việc này đã vi phạm Luật Đất đai 2003 và Quyết định 216 của Thủ tướng.
Khu nhà ở và công trình công cộng tại 409 đường Nguyễn Tam Trinh (quận Hoàng Mai) do Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam làm chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và môi trường, UBND quận Hoàng Mai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với 4 thửa đất thấp tầng khi không đủ điều kiện, phần diện tích tăng thêm của mỗi thửa đất là 30m2 ra diện tích đất đường giao thông nội bộ so với quy hoạch tổng mặt bằng do chủ đầu tư chuyển nhượng cho khách hàng nhưng chưa được các cơ quan chức năng và TP. Hà Nội điều chỉnh quy hoạch, chưa cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, xác định và thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung.
Trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ để bán và cho thuê tại 302 Cầu Giấy (do Công ty CP Đầu tư thương mại dịch vụ Cầu Giấy, thành viên của Kinh Đô TCI group thực hiện) bị kiến nghị tính tiền sử dụng đất phải nộp đối với diện tích gần 1.440m2 xây dựng căn hộ chung cư để bán và khoảng 2.000m2 xây dựng khu văn phòng, thương mại theo chỉ tiêu quy hoạch (bao gồm cả 4 tầng cây xanh). Lý do là chủ đầu tư đã thay đổi mục đích sử dụng đất từ thuê trả tiền hàng năm sang giao có thu tiền sử dụng đất, tính tiền thuê đất đối với diện tích sân vườn và toàn bộ tầng hầm mở rộng. Cơ quan thanh tra tạm tính số tiền sử dụng đất bổ sung là khoảng 403,3 tỷ đồng.
Dự án 201 Minh Khai (Hinode City) của chủ đầu tư Vietracimex bị xác định lại số tiền sử dụng đất phải nộp bổ sung khoảng 25 tỷ đồng. Đồng thời, Vietracimex được xác định số tiền chậm nộp tiền sử dụng đất khoảng 143,4 tỷ đồng. Dự án này được cấp chứng nhận đầu tư năm 2011, với tổng mức vốn lên tới 6.950 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu khoảng 1.390 tỷ đồng.
Dự án phát triển nhà Phong Phú – Daewon – Thủ Đức tại 378 Minh Khai (tên thương mại Green Pearl) được chấp thuận điều chỉnh tổng mặt bằng 1/500 và phương án kiến trúc không phù hợp với quy hoạch chi tiết phân khu 1/2000, làm giảm diện tích đất cây xanh (từ 7.600m2 xuống còn khoảng 2.570m2), vi phạm Nghị định 37 năm 2010 của Chính phủ. Đồng thời, UBND quận Hai Bà Trưng cấp giấy phép xây dựng cho dự án không đúng thẩm quyền. Cơ quan thanh tra xác định lại số tiền sử dụng đất mà chủ đầu tư Công ty CP Phát triển nhà Phong Phú – Deawon – Thủ Đức phải nộp bổ sung là 54 tỷ đồng.
Green Pearl (tổng mức đầu tư khoảng 1.073 tỷ đồng) có diện tích sử dụng đất khoảng 2,8ha, do 4 nhà đầu tư góp vốn thực hiện gồm: Tổng công ty CP Phong Phú, Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức, Công ty CP phát triển hạ tầng công nghiệp và sản xuất kinh doanh Dệt May Việt Nam và Deawon Co., Ltd (đến từ Hàn Quốc).
Trong số 4 cổ đổng góp vốn, riêng Tổng công ty CP Phong Phú vừa góp vốn bằng tiền mặt, vừa góp bằng quyền phát triển dự án. Tại thời điểm điều chỉnh chứng nhận đầu tư (năm 2015), Tổng công ty Phong Phú góp khoảng 125 tỷ đồng (nắm giữ gần 46% vốn điều lệ). Dự án này đã nhiều lần bị kiểm tra, xử phạt vi phạm xây dựng.
Trong số 38 dự án ở vị trí đắc địa, có 4 dự án chậm đưa đất vào sử dụng so với tiến độ quy định nhưng UBND TP. Hà Nội chỉ xác định một dự án chậm tiến độ là dự án 47 Nguyễn Tuân với số tiền hơn 13 tỷ đồng. Ba dự án khác gồm dự án tại 31 Láng Hạ, dự án tại 108 Nguyễn Trãi và dự án tại đường Ngụy Như Kon Tum; UBND thành phố không thực hiện xử lý chậm tiến độ, gây thất thu ngân sách nhà nước.
Đặc biệt, tại dự án khu chung cư để bán và văn phòng làm việc ở đường Ngụy Như Kon Tum, năm 2009, UBND TP. Hà Nội đã cho phép Tổng công ty Thành An (Binh đoàn 11- Bộ Quốc phòng) chuyển đổi mục đích để thực hiện dự án khi chưa có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính. Đồng thời, Tổng công ty Thành An thực hiện dự án không đúng chỉ đạo của Bộ Quốc phòng nhưng Bộ Quốc phòng thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện dự án. Quá trình thực hiện không đạt được mục tiêu ban đầu của dự án là xây dựng nhà ở chung cư cho cán bộ, chiến sĩ quân đội.
Từ đây, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng kiểm tra toàn diện quá trình thực hiện dự án trên, yêu cầu Tổng công ty Thành An hoàn thiện thủ tục báo cáo Thủ tướng về việc chuyển mục đích đất quốc phòng sang đất dân dụng để thực hiện dự án.
Tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua công tác thanh tra là 3.974 tỉ đồng, trong đó riêng khoản tiền các chủ đầu tư dự án nợ đọng lên tới gần 2.000 tỉ đồng.
Một số dự án không tổ chức đấu giá lựa chọn nhà đầu tư (tự thỏa thuận theo hình thức hỗ trợ) nên chỉ thu được số tiền thấp cho nhà nước như: Tràng An Complex (GP Invest làm chủ đầu tư), Five Star WestLake 167 Thụy Khuê (Tập đoàn GFS), dự án 365A Minh Khai, Rivera Park 69 Vũ Trọng Phụng (Long Giang Land), dự án 44 Yên Phụ, dự án Gold Season tại 47 Nguyễn Tuân, dự án GoldSilk Complex tại 430 Cầu Am…
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.