Nhiều dự án điện tại Lâm Đồng chậm kéo dài

Nguyễn Cảnh Thứ tư, 09/03/2022 - 17:10

Dù đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch và cấp chủ trương đầu tư, 4 dự án nguồn điện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẫn chậm trễ thực hiện nhiều năm.

Nhiều dự án điện tại Lâm Đồng chậm kéo dài vì vấn đề tài chính, khó khăn trong chuyển đổi mục đích sử dụng rừng (ảnh minh họa)

Hiện tại, tỉnh Lâm Đồng ghi nhận tổng cộng 24 dự án nguồn điện (điện gió, điện mặt trời, thủy điện) đã được duyệt bổ sung quy hoạch nhưng chưa vận hành. Trong đó, 15 dự án đã có quyết định chủ trương/chứng nhận đầu tư, 9 dự án đang chờ tỉnh cấp chủ trương đầu tư.

Trong 15 dự án nêu trên, có 4 trường hợp triển khai chậm kéo dài nhiều năm, gồm: Thủy điện Tân Thượng, thủy điện Đa Nhim Thượng 2, thủy điện Đa Hir và điện gió Cầu Đất với nhiều nguyên nhân.

Cụ thể, Thủy điện Tân Thượng (27MW, tổng mức đầu tư khoảng 920 tỷ đồng) không có nguồn tài chính để tiếp tục đầu tư. Chủ đầu tư (Công ty CP Năng lượng Tân Thượng - Tập đoàn Đức Long Gia Lai) đã rót khoảng 200 tỷ đồng vào dự án (lập thủ tục chuẩn bị đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng, tổ chức thi công khoảng 70% khối lượng công trình). Giải pháp đưa ra, theo Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng đề xuất là tìm chủ đầu tư góp vốn hoặc sang nhượng lại phần đã đầu tư để tiếp tục đầu tư, sớm đưa dự án vào khai thác.

Tại dự án thủy điện Đa Nhim Thượng 2 (tiến độ vận hành dự kiến quý II/2019), tình trạng chậm triển khai có nguyên nhân từ vấn đề thời gian lập thủ tục chuyển đổi rừng tự nhiên kéo dài. Hiện tại Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang thẩm định trình Thủ tướng phê duyệt chuyển đổi rừng.

Tình trạng vướng mắc về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cũng là nguyên nhân khiến dự án thủy điện Đa Hir (dự kiến vận hành quý II/2017) rơi vào cảnh chậm kéo dài.

Đối với dự án điện gió Cầu Đất, việc chậm trễ nhiều năm là do tập hợp số liệu đo gió và nghiên cứu thiết kế cũng như khó khăn trong tìm nguồn tài chính đầu tư dự án. Tới nay, dự án đang dừng ở công đoạn lắp đặt tuabin gió và dự kiến đưa vào vận hành cuối năm 2022.

Sở Công thương Lâm Đồng đề nghị Bộ Công thương kiến nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sớm thẩm định, trình Thủ tướng phê duyệt chuyển đổi rừng các dự án (Thủy điện Đa Nhim Thượng 2 và Đa Hir), tạo điều kiện để chủ đầu tư triển khai, sớm đưa dự án vào khai thác vận hành.

Thống kê cho thấy, toàn tỉnh Lâm Đồng có 32 dự án thủy điện đã vận hành. Đa số các nhà máy thủy điện dừng phát điện các giờ cao điểm buổi trưa, một số dự án thủy điện nhỏ không có hồ chứa tích nước phải xả nước tràn qua đập. Ngoài ra, Lâm Đồng mới chỉ có điện mặt trời mái nhà nối lưới (với tổng công suất khoảng 300MWp).

Ngoài ra, tỉnh còn có 9 dự án đã vào quy hoạch, nhưng chưa cấp chủ trương đầu tư, gồm: sáu dự án thủy điện, hai dự án điện gió (Xuân Trường 1, 2) và một dự án điện mặt trời (Tam Bố).

Hai dự án điện gió Xuân Trường 1, 2 (tổng công suất khoảng 100MW) đã được phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lâm Đồng từ năm 2018. Hiện tại, nhà đầu tư (Công ty CP Đầu tư năng lượng HPD) vẫn đang chờ ý kiến thẩm định của các cơ quan chức năng sở tại. 

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  1 giờ

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  2 giờ

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tiêu điểm -  13 giờ

Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Tiêu điểm -  16 giờ

Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  17 giờ

Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Tài chính -  16 phút

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

Diễn đàn quản trị -  36 phút

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp -  54 phút

Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

Doanh nghiệp -  1 giờ

Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Doanh nghiệp -  1 giờ

Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  1 giờ

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  2 giờ

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.