Bất động sản
Nhiều ngân hàng sụp đổ và sự hoảng loạn trên thị trường bất động sản
Sự sụp đổ gần đây của một số ngân hàng vừa và nhỏ đã dấy lên những lo ngại về khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính trên toàn cầu. Tuy nhiên, Cushman & Wakefield cho rằng, ở giai đoạn này, bầu trời thị trường đang chỉ "âm u", chứ chưa sụp đổ.
Tiếp tục thắt chặt tín dụng
Thực tế cho thấy, lo ngại về sự khủng hoảng tài chính toàn cầu không phải không có cơ sở khi sự sụp đổ gần đây của một số ngân hàng đang khiến thị trường cho vay trở nên khó khăn hơn. Khảo sát ý kiến của cán bộ cho vay cấp cao của Fed cho thấy, nhiều ngân hàng đang thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay đối với các khoản vay bất động sản thương mại và kinh doanh khác, tiêu chuẩn cao nhất trong 13 năm qua.
Ngoại trừ năm 2020, giai đoạn này có môi trường cho vay khó khăn nhất kể từ cuộc đại khủng hoảng tài chính. Kể từ đó, Chỉ số điều kiện tài chính của Bloomberg (tổng hợp của 10 chỉ số thị trường tài chính) đã giảm mạnh, điều này thể hiện việc tiêu chuẩn cho vay của đa số tổ chức tài chính trở nên khó khăn hơn, không chỉ riêng vay vốn ngân hàng.
Theo Cushman & Wakefield, nhìn chung, thị trường tài chính đang bị thắt chặt, thị trường chứng khoán suy yếu và chênh lệch tín dụng mở rộng, những doanh nghiệp vay bất động sản thương mại đang tìm kiếm nguồn tài chính từ các ngân hàng vừa và nhỏ cũng đối mặt nhiều thử thách.
Cushman & Wakefield dự báo, các ngân hàng sẽ tiếp tục thắt chặt tín dụng cho vay nhằm đảm bảo giảm rủi ro về vốn. Bên cạnh những nguồn vốn khác, vốn cấp từ ngân hàng thường chiếm 40% tổng hoạt động cho vay bất động sản thương mại (trong biểu đồ bên dưới). Chính vì vậy, khi ngân hàng thắt chặt khoản vay sẽ làm chậm các giao dịch bất động sản thương mại trong khu vực. Tuy nhiên, một môi trường cho vay nghiêm ngặt và thận trọng hơn sẽ tạo được môi trường đầu tư an toàn và lâu dài, hỗ trợ sự ổn định của kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh đó, đơn vị nghiên cứu này cũng cho rằng, sự sụp đổ của các ngân hàng này có thể làm giảm triển vọng lãi suất trong thời gian còn lại của năm, do những bất ổn gia tăng sẽ thắt chặt các điều kiện thị trường tài chính, giảm bớt động lực kinh tế vĩ mô.
Trong bối cảnh các ngân hàng đổ vỡ, thị trường bất động sản thương mại có những lý do để nhà đầu tư vừa lo ngại và vừa lạc quan, một cách thận trọng. Với góc độ lạc quan, tỷ lệ nợ quá hạn của chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp thương mại (CMBS) trong tháng 2 vẫn ở mức thấp, đạt 3,1%, thấp hơn so năm trước đó và thấp hơn nhiều so với mức 10,3% được quan sát trong khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC).
Tỷ lệ cho vay trên giá trị hiện nay nằm trong khoảng 55-60% so với 70-80% trong GFC. Tỷ lệ bao phủ dịch vụ nợ vẫn rất lành mạnh, trung bình trong khoảng 2-2,5. Nói cách khác, nếu tỷ lệ của họ là cố định, chủ sở hữu thông thường có nhiều hơn gấp đôi thu nhập hoạt động ròng (NOI) cần thiết để trả khoản thế chấp hàng tháng của họ. Kỳ vọng lạm phát vẫn rất thấp, được cố định dưới 2,5% - kỳ vọng trung bình trong khoảng thời gian 5 năm bắt đầu từ 5 năm kể từ ngày dữ liệu được báo cáo. Con số này phù hợp với tỷ lệ lạm phát mục tiêu của Fed.
Đối với thị trường nợ, lợi suất lạm phát dài hạn đang hấp dẫn hơn so với những năm trước và trong bối cảnh thị trường nợ bùng nổ nhanh chóng có thể tạo ra các lựa chọn tái cấp vốn mạnh mẽ hơn. Cũng đáng chú ý là lãi suất trái phiếu kho bạc 10 năm giảm từ mức 3,9% trước vụ sụp đổ SVB xuống trong phạm vi 3,4%, điều này sẽ giúp ích cho một số nhà đầu tư trong việc tái cấp vốn khi tình trạng bất ổn giảm dần. Lãi suất thấp hơn đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ chuyển sang các khoản thế chấp thương mại mới, nhưng chúng tôi cho rằng sự chuyển đổi này là không đáng kể.
Với góc độ lo ngại, có 1,1 nghìn tỷ USD vay thế chấp thương mại sẽ đáo hạn vào năm 2023 và 2024, tăng từ 750 tỷ USD tại thời điểm hai năm trước. Bất chấp những nỗ lực giảm lãi suất gần đây, lãi suất dự kiến sẽ vẫn tăng (và cao hơn lãi suất của các khoản vay đáo hạn), điều này sẽ khiến việc tái cấp vốn trở nên khó khăn hơn khi các khoản vay đó đáo hạn trong hai năm tới.
Hơn nữa, trên hầu hết các lĩnh vực, các yếu tố cơ bản cho thuê bất động sản thương mại đang suy yếu. Thị trường văn phòng vẫn còn gặp thử thách khi các công ty tiếp tục áp dụng các chiến lược làm việc từ xa cho nhân viên của họ, khiến tỷ lệ trống văn phòng tăng và giá thuê giảm tốc.
Nhà đầu tư không nên hoảng loạn
Trong những khoảng thời gian này, Cushman & Wakefield cho rằng, khi thị trường chưa có các dấu hiệu rõ ràng, các nhà đầu tư nên ‘án binh’ và theo dõi thị trường hơn là những phản ứng thái quá với các tiêu đề trên truyền thông.
Theo đơn vị nghiên cứu thị trường này, các nhà đầu tư không nên hoảng hoạn, hiện chỉ mới có ba ngân hàng sụp đổ: Valley Bank (SVB), Signature Bank và Silvergate Bank, đây là ba trong số 4.236 ngân hàng thương mại Mỹ được bảo trợ bởi Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC).
Hơn nữa, đa số các ngân hàng khác có danh mục đầu tư cân bằng hơn và không quá phụ thuộc vào một lĩnh vực. Ba ngân hàng vừa sụp đổ chủ yếu tập trung khoản tiền gửi và cho vay đối với lĩnh vực như công nghệ (ngân hàng SVB) và tiền điện tử (ngân hàng Signature và ngân hàng Silvergate).
Cushman & Wakefield cho rằng, có khả năng một số ngân hàng nữa sẽ chịu áp lực do các vấn đề về thanh khoản nhưng tính đến thời điểm này, chỉ có ba ngân hàng thất bại và đều nằm trong những trường hợp cá biệt, nên sự việc này không đồng nghĩa với khủng hoảng.
Quan trọng hơn, theo Cushman & Wakefield cho rằng, sự sụp đổ của một số ngân hàng này không phải là sự lặp lại của cuộc Đại Khủng hoảng Tài chính (GFC).
Theo đó, có một số điểm có thể so sánh giữa hai vụ việc: Thứ nhất là bức tranh về một cuộc khủng hoảng vẫn chưa rõ ràng, nhưng việc các cơ quan quản lý đang can thiệp sâu sẽ có khả năng giúp ngăn chặn hậu quả lan rộng.
Trong lịch sử ngành ngân hàng Mỹ, hai vụ ngân hàng phá sản SVB và Signature Bank đại diện cho cuộc sụp đổ lớn thứ hai và thứ ba (sau Washington Mutual). Tuy nhiên, tài sản của họ lần lượt là 209 tỷ USD và 118 tỷ USD, vẫn ít hơn nhiều so với các ngân hàng lớn nhất ở Mỹ khi mà bốn ngân hàng lớn nhất sở hữu hơn 9 nghìn tỷ USD.
Nhìn lại cuộc đại khủng hoảng tài chính trong lịch sử, ngay cả những ngân hàng lớn nhất cũng phải chịu áp lực. Nhưng lần này, thử thách cấp bách nhất lại tập trung ở những ngân hàng đa quốc gia.
Thứ hai, nền tảng kinh tế hiện tại mạnh mẽ hơn nhiều so với thời kỳ đại khủng hoảng tài chính khi làn sóng đầu tiên của ngành ngân hàng và phi ngân hàng bắt đầu. Thời điểm đó, Mỹ đã rơi vào suy thoái khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ, Fed công bố đợt nới lỏng tiền tệ đầu tiên và tỷ lệ thất nghiệp đã tăng từ 4,7% lên 6,8%. Ở thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn đang tạo ra việc làm và tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,6% tính đến tháng 2 năm 2023, gần mức thấp nhất mọi thời đại.
Thứ ba, hệ thống tài chính hiện tại đã vững vàng hơn thời đại khủng hoảng tài chính. Trên thực tế, để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hệ thống ngân hàng đã trải qua những cuộc cải tổ lớn để điều tương tự sẽ không lặp lại. Các ngân hàng được vốn hóa nhiều hơn và được bảo vệ tốt hơn cho các tình huống xấu.
Ví dụ, kết quả kiểm tra căng thẳng Dodd Frank năm 2022 cho thấy các ngân hàng lớn—cụ thể là những ngân hàng quan trọng có thể ảnh hưởng đến toàn hệ thống —có đủ vốn để bù đắp khoản lỗ hơn 600 tỷ USD (trong đó 75,4 tỷ USD được gắn với bất động sản thương mại). Các tỷ lệ vốn tổng hợp vào năm 2022 đều vượt ngưỡng quy định tối thiểu ở mức thấp nhất.
Thứ tư, cơ quan chính sách cũng đã có động thái phản ứng nhanh hơn thời đại khủng hoảng tài chính. Ngân hàng SVB chính thức sụp đổ vào ngày 10 tháng 3, và chỉ hai ngày sau đó, Bộ Tài chính và Cục Dự trữ Liên bang đã thiết lập một cơ sở tín dụng khẩn cấp cho các ngân hàng gặp vấn đề về thanh khoản (được đặt tên là Cơ sở tài trợ có kỳ hạn cho ngân hàng), nhờ đó bảo vệ tất cả các khoản tiền gửi và cung cấp niềm tin ban đầu cho thị trường.
Chương trình lịch sử này, theo Fed công bố, sẽ xác lập lại cách các ngân hàng có thể đối mặt và giải quyết các cuộc khủng hoảng thanh khoản do rủi ro lãi suất gây ra. Hơn nữa, Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC) đang tiến hành các hoạt động thanh lý bình thường, có trật tự, giống như trong bất kỳ vụ đổ vỡ nào khác.
Các vấn đề hiện tại mà một số ngân hàng phải đối mặt áp lực xuất phát từ rủi ro lãi suất đối với các tài sản giữ đến ngày đáo hạn, không liên quan đến hiệu quả của danh mục tín dụng hoặc dư nợ cho vay của họ.
Ngược lại, trong thời kỳ đại khủng hoảng tài chính, các ngân hàng lại phải đối mặt với khủng hoảng tín dụng thông qua thị trường nợ lớn nhất và quan trọng nhất - đó là các khoản thế chấp nhà ở của hộ gia đình. Đây là hai thách thức rất khác nhau, với những nguyên nhân cơ bản rất khác nhau.
Trong khi chu kỳ tín dụng đang diễn ra và ở giai đoạn đầu, những thất bại gần đây của ba ngân hàng nói trên không liên quan gì đến tín dụng mà thay vào đó liên quan đến sự phân nhánh của môi trường lãi suất tăng và tác động đến giá trị trái phiếu và chứng khoán.
Vẫn u ám bức tranh bất động sản nghỉ dưỡng 2023
Làn sóng vỡ nợ bất động sản tại Trung Quốc và bài học cho Việt Nam
Diễn biến của thị trường bất động sản Trung Quốc là bài học đắt giá để Việt Nam đưa ra các biện pháp kịp thời, tránh sự đổ vỡ hàng loạt trên thị trường bất động sản.
Bất động sản sẽ gặp khó trong bao lâu?
Từ nay đến cuối năm 2023, thị trường bất động sản được dự báo sẽ tiếp tục đối diện nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí còn nghiêm trọng hơn cả giai đoạn hiện nay.
Bất động sản "trong nguy có cơ"
Theo đại diện của VNDirect, trải qua giai đoạn khó khăn, thị trường bất động sản hồi phục rất nhanh chóng, các chu kỳ đã qua cho thấy, các phân khúc nhà trung cấp, bình dân, nhà ở xã hội, đất nền và nhà liền kề sẽ hồi phục trước tiên.
Mở đường sống cho doanh nghiệp bất động sản
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bất động sản được giãn, hoãn nợ các khoản vay, giãn thời hạn bàn giao dự án đúng tiến độ là cách duy nhất giúp các doanh nghiệp có thể "sống sót" qua giai đoạn thị trường hiện nay khi tất cả các bài toán dòng tiền đều đang ách tắc.
Thêm 521 biệt thự, nhà phố tại Aqua City được phép mua bán
521 căn biệt thự, nhà phố tại Aqua City được phép mua bán, nâng tổng số căn được ký hợp đồng trong hai đợt xác nhận gần đây lên 1.273 căn.
Ngoại giao kinh tế là động lực mới trong kỷ nguyên mới
Ngoại giao kinh tế là động lực mới, tạo đà bứt phá cho tăng trưởng, mở rộng hợp tác toàn diện trong kỷ nguyên phát triển mới.
Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận 'Mắc ca Sơn La'
Xây dựng nhãn hiệu mắc ca Sơn La mở ra cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, địa phương, xác lập cơ sở pháp lý cần thiết để bảo vệ danh tiếng cho sản phẩm.
Menas lên kế hoạch mở 4 siêu thị Mena Gourmet Market
Công ty Menas vừa chính thức khai trương Mena Gourmet Market, một siêu thị tích hợp cao cấp tại tầng B1 Menas Mall Saigon Airport, gần sân bay Tân Sơn Nhất.
Kinh doanh tích cực, TPBank được kỳ vọng tăng trưởng cao
Hoạt động hiệu quả, quản lý chi phí chặt chẽ và chủ động kiểm soát rủi ro, TPBank tiếp đà tăng trưởng vững vàng với nhiều chỉ số kinh doanh ấn tượng và được các đơn vị xếp hạng cao.
Thương hiệu Nhật Bản vận hành dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại CaraWorld Cam Ranh
Thương hiệu spa đến từ Nhật Bản vừa ký kết hợp tác với KN Cam Ranh để vận hành dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại CaraWorld Cam Ranh.
Hãy biến tổ chức của bạn thành tàu cao tốc
Muốn biến tổ chức của bạn thành “cỗ máy tự hành”, bạn cần khơi dậy nguồn động lực tiềm tàng trong mỗi cá nhân. Muốn làm như vậy, đầu tiên bạn phải thay đổi chính bản thân mình.