Phát triển bền vững
Những mảnh đời vất vưởng sau hàng trăm con đập dọc dòng Mê-Kông
Các đập thủy điện được xây dựng trên sông Mê Kông đang khiến sinh kế và sinh tồn của hàng triệu nông dân rơi vào lao đao, buộc phải mò mẫm tìm đường sống khác.
Giữa những ngày hè đổ lửa tại Cù Lao Dung thuộc tỉnh Đồng Tháp, người đàn ông tên Diệp vẫn cần mẫn với công việc xe ôm của mình. Thế nhưng, ít ai biết rằng đằng sau dáng vẻ vất vả và dòng mồ hôi ướt đẫm kia lại là người từng làm chủ nông trường mía rộng tới 180ha.
Công việc kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn với ông khi chi phí sản xuất gia tăng, lợi nhuận giảm dần và đặc biệt, nhân công ngày một ít đi.
Dòng lao động dịch chuyển sang các nơi khác khiến ông Diệp không thể tuyển được người thu hoạch mía, buộc phải chuyển sang nghề xe ôm để mưu sinh qua ngày.
Tại hội thảo “Tác động từ những chính sách của Trung Quốc đối với sông Mê Kông” tổ chức bởi Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc (VCES), ông Brian Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson, Mỹ cho biết hàng trăm nghìn người đã rời khỏi đồng bằng sông Cửu Long tới các khu đô thị lớn hoặc khu công nghiệp để kiếm việc làm.
Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là khu vực chính của lúa gạo, trái cây cũng như thủy sản xuất khẩu. Sự trù phú, phì nhiêu của vùng đất này không tự nhiên mà có, được bồi đắp hàng nghìn năm từ dòng chảy giàu phù sa của con sông Mê Kông.
Thế nhưng, hàng trăm đập thủy điện đã và đang được dựng lên, trở thành những bức tường thành vững chắc kéo dài từ thượng nguồn, qua trung nguồn và về hạ nguồn. Những con đập thủy điện ấy ngăn cản dòng chảy của nước, của phù sa và đặc biệt, cắt dòng di cư của cá tại dòng sông sản sinh ra lượng cá lớn nhất trong đất liền.
Ủy hội sông Mê Kông (MRC) hồi giữa tháng 7 thông báo mực nước trên sông vào thời gian đầu mùa lũ (từ tháng 6 đến tháng 7 năm nay) ở mức thấp nhất trong lịch sử.
MRC nhận định cho rằng 3 lý do dẫn tới tình trạng này bao gồm lượng mưa giảm, đập Cảnh Hồng tại Trung Quốc giảm mức xả để "bảo trì lưới điện" và tình trạng thời tiết khô nóng hơn bình thường ở nhiều quốc gia Đông Nam Á trong tháng 7.
Tuy nhiên, Mekong Butterfly, nhóm dân sự của Thái Lan chuyên nghiên cứu tác động của những con đập được xây dựng dọc sông Mê Kông, cho rằng 8 đập thủy điện tại Trung Quốc là “thủ phạm” chính khiến mực nước xuống thấp kỷ lục.
Nhóm này khẳng định các con đập của Trung Quốc đã chặn khoảng 40 tỷ mét khối nước để sử dụng cho sản xuất điện, tưới tiêu cũng như những mục đích khác, gây ra dòng chảy bất thường tại dòng sông này.

Xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng, lượng nước và phù sa giảm dần khiến người dân không còn mặn mà với canh tác nông nghiệp, ngư nghiệp, đẩy lao động tới những khu công nghiệp và thành phố lớn.
Không chỉ có ông Diệp, rất nhiều mảnh đời khác cũng đang bị đe dọa và rơi vào khốn khó vì đập thủy điện.
Tại khu tái định cư gần Luông Pha Bang (Lào), những người dân nơi đây sống trong cảnh bơ vơ vì mất đất, mất nhà, mất nơi lao động. Họ từng bị buộc đến đây với lời hứa trợ cấp ổn định cuộc sống từ những công ty xây đập nhưng khoảng thời gian ấy chỉ kéo dài 6 tháng.
Ông Brian Eyler cho biết những người dân tại đây cũng không được cho đất đai để trồng cây nông nghiệp. Không có đất canh tác, họ buộc phải đi bộ ngược trở lại khu vực trước đây và khi đến nơi thì trời đã chuyển chiều. Họ chỉ có thể làm khoảng 1 tiếng trên các cánh đồng cũ rồi lại quay trở về.
Nếu muốn có ruộng gần nơi ở mới, người dân tại đây phải thuê ruộng nhưng nếu mất mùa, họ sẽ rơi vào cảnh nợ nần. Trước đây, chẳng mấy ai có nợ nhưng từ khi di chuyển sang khu mới, hơn 1 nửa làng có nợ.
Những ngôi nhà mới chưa được bao lâu đã rơi vào tình trạng mối mọt. Một người phụ nữ kể với ông Brian Eyler cho biết những căn nhà sàn cũ làm bằng gỗ tốt bị doanh nghiệp Trung Quốc lấy và bán lại về nước, chỉ cho tái định cư bằng loại gỗ tồi nhất.
Hơn 60 triệu người dân của nhiều quốc gia đang phải phụ thuộc vào dòng sông Mê Kông để sinh kế và sinh tồn nhưng dòng huyết mạch ấy đang bị thắt lại hàng trăm đoạn bởi hệ thống thủy điện chằng chịt.
Trong bối cảnh chưa thể có một giải pháp toàn diện và hợp tác chặt chẽ giữa các nước dọc sông Mê Kông, nhiều người dân đã tự tìm lấy vị anh hùng cứu thế trong chính bản thân.
Sở hữu một trang trại trồng cây và nuôi cá chỉ khoảng 1ha tại khu vực gần Cần Thơ, người nông dân tên Thành đã tự tạo ra một hệ thống hoàn toàn hữu cơ, tự nhân giống cá cũng như tự tạo ra khí gas phục vụ gia đình.
Ông còn dạy sinh viên nước ngoài cũng như nhiều người nông dân khác cách tạo ra quần thể, tạo ra khí gas. Nhờ mô hình này, dòng thu nhập của ông Thành ổn định hàng năm mà không cần phụ thuộc vào vụ lúa.
Ông Brian Eyler nhận định rằng mô hình này cho thấy tương lai của khu vực sông Mê Kông là sự đổi mới, canh tác thông minh và những sản phẩm có giá trị cao.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh hàng trăm đập thủy điện vẫn đang trong kế hoạch xây dựng, cuộc sống của hàng triệu con người sẽ bị ảnh hưởng và thay đổi theo chiều hướng xấu đi nếu các quốc gia dọc sông Mê Kông không thể cùng tìm ra một giải pháp toàn diện và phối hợp hành động.
Xây đập chặn dòng Mê-Kông nhưng không lấy điện, Trung Quốc toan tính gì?
Lời giải cho nhiệt điện than, nhu cầu năng lượng và biến đổi khí hậu
'Hãy sử dụng năng lượng sạch ngay từ hôm nay, bất kỳ ai nói năng lượng từ than rẻ hơn thì có nghĩa là họ đã quên không tính chi phí ngoại biên từ hệ quả của các nguồn năng lượng hóa thạch gây ra như bệnh ung thư, phổi... Nếu tính điều này, nhiệt điện than sẽ không rẻ hơn các năng lượng mới, năng lượng sạch', ông John Kerry, Cựu Ngoại trưởng Mỹ, Chủ tịch danh dự Quỹ Hòa Bình Quốc tế Carnegie nhấn mạnh.
Chính phủ ban hành nghị quyết về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Giá vàng hôm nay 11/5: Dự báo giá vàng tuần tới 12-16/5/2025
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.