Phát triển bền vững

“Ông Vinh bền vững” lý giải vì sao cần có luật riêng về kinh tế tuần hoàn

Phạm Sơn Thứ bảy, 18/06/2022 - 09:47

Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Phó chủ tịch chuyên trách Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), kinh tế tuần hoàn sẽ là tương lai của nền kinh tế. Bên cạnh sự chủ động sáng tạo từ doanh nghiệp, cần có một luật riêng để tạo môi trường pháp lý cho kinh tế tuần hoàn phát triển.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó chủ tịch chuyên trách VCCI, Chủ tịch VBCSD.

Cách đây 7 năm, khái niệm kinh tế tuần hoàn lần đầu tiên được “gọi tên” ở Việt Nam, thông qua một hội thảo được tổ chức bởi VCCI và VBCSD. Được đưa ra như một giải pháp tháo nút thắt mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế và môi trường, xã hội, kinh tế tuần hoàn nhận được nhiều sự quan tâm của giới chuyên gia, lãnh đạo nhà nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp.

Từ đó, kinh tế tuần hoàn ngày càng được làm rõ thông qua những hội thảo, chuyên đề, đối thoại chính sách. Nhiều giải pháp, sáng kiến được đưa ra, một mặt lan tỏa thông tin, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, mặt khác tích cực đề xuất, đóng góp ý kiến xây dựng khung chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Năm 2022 là dấu mốc ghi nhận thành quả cho sự nỗ lực, bền bỉ của đội ngũ chuyên gia, hoạch định chính sách cũng như cộng đồng doanh nghiệp khi những nội dung về kinh tế tuần hoàn trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực.

Các dự án kinh tế tuần hoàn là ‘chìa khóa’ để tiết kiệm năng lượng

Cùng với đó, tháng 6/2022, Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn chính thức được Chính phủ phê duyệt, đặt ra những chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể để huy động sự tham gia của các bên liên quan chung tay xây dựng kinh tế tuần hoàn.

Hơn 20 năm bền bỉ với quan điểm phát triển bền vững, cũng là một trong những người đầu tiên nói đến kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó chủ tịch chuyên trách VCCI, Chủ tịch VBCSD, có lẽ là người hiểu rõ nhất những giá trị mà nội dung về kinh tế tuần hoàn trong Luật Bảo vệ môi trường mới cũng như Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam đem lại.

Nhân dịp này, TheLEADER đã có buổi trò chuyện với ông Vinh để có cái nhìn rõ nét hơn bức tranh toàn cảnh về kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam và những “nét vẽ” còn thiếu cho bức tranh ấy.

Các nội dung chính sách về kinh tế tuần hoàn chính thức có hiệu lực đúng vào thời điểm chúng ta bắt tay thực hiện công cuộc phục hồi kinh tế. Là một trong những người “đưa” khái niệm kinh tế tuần hoàn về Việt Nam, ông có cảm nhận thế nào về điều này?

Ông Nguyễn Quang Vinh: Cách đây khoảng 7 năm, lần đầu tiên kinh tế tuần hoàn được “gọi tên”, thông qua một sáng kiến của VCCI, VBCSD hợp tác với Cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường.

Từ đó đến nay, kinh tế tuần hoàn luôn là một trong những nội dung chính được đưa ra bàn thảo tại diễn đàn thường niên của VBCSD. Sau mỗi kỳ diễn đàn, chúng tôi xây dựng báo cáo, gửi lên Chính phủ và các cơ quan hữu quan, kèm một số nội dung kiến nghị. Trong đó, có một nội dung kiến nghị luôn được VBCSD đưa lên là phải có luật về kinh tế tuần hoàn.

Nhiều năm qua, triển khai hàng loạt hội nghị, hội thảo, tập huấn, chuyên đề nhằm mục đích xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp, tôi nhận thấy, không thể có mô hình chung cho tất cả, bởi mỗi ngành mỗi khác, mỗi doanh nghiệp mỗi khác. Doanh nghiệp phải tự tìm ra giải pháp, mô hình sao cho phù hợp với nhu cầu, kích cỡ của mình.

Chính vì vậy, kinh tế tuần hoàn cần có sự đóng góp, hỗ trợ từ phía Nhà nước và cần môi trường pháp lý để phát triển, để doanh nghiệp thỏa sức sáng tạo, vận dụng các mô hình và tìm ra giải pháp phù hợp nhất.

Mới đây, nhiều nội dung về kinh tế tuần hoàn đã được thể chế hóa, có thể kể đến như một số nội dung trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, chính thức có hiệu lực vào năm 2022. Về điều này, tôi đánh giá là tốt, tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ hệ thống, vì kinh tế tuần hoàn là vấn đề đa ngành, không phải chỉ của riêng ngành tài nguyên và môi trường.

Vừa qua, Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, đề ra những mục tiêu, phân công nhiệm vụ đầy đủ và kỹ càng. Đây là bước đi khởi sắc, đặc biệt khi chúng ta thực hiện chương trình phục hồi kinh tế. Bởi kinh tế tuần hoàn là chìa khóa mở ra những cơ hội mới.

Rất mừng vì sau 7 năm kiên trì giới thiệu mô hình kinh tế tuần hoàn, đến nay kinh tế tuần hoàn đã trở thành xu thế được thừa nhận, bắt đầu được luật hóa. Tuy nhiên, theo tôi, như vậy là chưa đủ.

Tôi luôn đề nghị các bộ, ngành, từ Bộ Kế hoạch và đầu tư; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng… cần phải nghĩ đến việc soạn thảo ra một bộ luật, đưa ra một quy trình cho kinh tế tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn là vấn đề đa ngành và sẽ là tương lai của nền kinh tế.

Đại dịch Covid-19 gây ra tác động tiêu cực tới cộng đồng doanh nghiệp. Liệu điều này có cản trở doanh nghiệp đầu tư xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn, thưa ông?

Với xu thế tăng trưởng xanh, tiêu dùng xanh đang lên ngôi như hiện nay, kinh tế tuần hoàn là điều tất yếu chứ không còn là sự lựa chọn!

Ông Nguyễn Quang Vinh: Đúng là đại dịch vừa qua, doanh nghiệp chịu rất nhiều khó khăn, thiệt hại. Tuy nhiên, theo tôi, điều này không cản trở gì đối với tiến trình xây dựng kinh tế tuần hoàn.

Chúng ta phải hiểu bản chất của kinh tế tuần hoàn, trước tiên phải là kinh tế. Tức là mô hình kinh tế tuần hoàn dựa trên việc tính toán làm thế nào để có lợi ích kinh tế, phải giải quyết nhu cầu của chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp chứ không phải là từ thiện hay phi lợi nhuận gì cả.

Chỉ là nếu như trước đây, doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế thì bây giờ phải cân nhắc đến cả lợi ích về môi trường và về xã hội. Mà lợi ích của doanh nghiệp, thực tế do người tiêu dùng quyết định.

Vậy thì với xu thế tăng trưởng xanh, tiêu dùng xanh đang lên ngôi như hiện nay, kinh tế tuần hoàn là điều tất yếu chứ không còn là sự lựa chọn nữa rồi. Đã là tất yếu, có Covid-19 hay không, doanh nghiệp cũng phải thực hiện.

Cũng chính từ cái sự tất yếu này, tôi dự đoán rằng trong khoảng 5 năm tới, kinh tế tuần hoàn sẽ bùng nổ tại Việt Nam.

Công nghiệp tái chế: Gần nửa thế kỷ vẫn còn ‘non trẻ’

Nhưng tạo ra giá trị từ kinh tế tuần hoàn có vẻ không phải là điều dễ dàng?

Ông Nguyễn Quang Vinh: Thực tế, câu chuyện tạo ra giá trị từ kinh tế tuần hoàn đúng là không dễ, đặc biệt khi nền kinh tế, mô hình kinh doanh của doanh nghiệp vẫn thiết kế để tạo ra lợi ích ngắn hạn, phục vụ kinh tế tuyến tính.

Theo tôi, giải bài toán giá trị cần có cơ chế. Ví dụ như doanh nghiệp xây dựng kinh tế tuần hoàn thì họ được hỗ trợ thế nào, được ưu đãi gì về thuế, tiếp cận tín dụng, tiếp cận đất đai như thế nào? Có thuận lợi, thông thoáng hơn không?

Cộng đồng doanh nghiệp cũng sẵn sàng định hướng sản xuất, kinh doanh sang mô hình bền vững, tuần hoàn thôi nhưng họ làm tốt, họ dám tiên phong thì họ phải có sự khác biệt so với những doanh nghiệp vẫn duy trì mô hình cũ chứ! Đây là những câu hỏi doanh nghiệp rất cần được giải đáp bằng chính sách từ phía Nhà nước.

Đồng ý là kinh tế tuần hoàn chắc chắn đem lại lợi ích trong dài hạn, tuy nhiên đối với nhu cầu ngắn hạn, cụ thể là việc phục hồi hậu đại dịch, kinh tế tuần hoàn có vai trò như thế nào?

Ông Nguyễn Quang Vinh: Về việc phục hồi, chúng ta đã có các gói hỗ trợ từ phía Chính phủ, cũng như chính sách mở cửa trở lại. Doanh nghiệp đều được đồng hành và hỗ trợ, không cứ phải có tuần hoàn hay không. Tuy nhiên nếu bắt tay vào xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích lớn hơn.

Đại dịch Covid-19 là một sự sàng lọc. Qua 2 năm dịch, chúng ta thấy được rằng những doanh nghiệp bền vững, kinh doanh có trách nhiệm với môi trường, với xã hội và người lao động thì có độ bền bỉ cao, đứng vững hơn trước cơn biến động.

Sự kiên cường, bền bỉ ấy rõ ràng là lợi thế lâu dài của doanh nghiệp, không chỉ ứng phó với Covid-19 mà còn với bất kỳ biến động nào. Kinh tế tuần hoàn là hướng đi tất yếu của sự phát triển bền vững, giúp tạo ra những giá trị mới dựa trên giá trị truyền thống. Đó là liều thuốc cần thiết cho doanh nghiệp.

Trong bối cảnh hiện tại, các nguồn lực đang phần nào bị co cụm. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp cũng đang chưa hiểu rõ khái niệm về kinh tế tuần hoàn. Như vậy, doanh nghiệp nên ưu tiên đầu tư vào đâu trước để xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn, thưa ông?

Ông Nguyễn Quang Vinh: Như tôi đã nói, mỗi doanh nghiệp sẽ có mô hình kinh tế tuần hoàn riêng sao cho phù hợp nhất với điều kiện của doanh nghiệp. Vì vậy, bài toán “đầu tư vào đâu trước” cần do chính doanh nghiệp tự giải quyết.

Tôi đã tham dự nhiều buổi hội thảo, diễn đàn có sự chia sẻ của các doanh nghiệp nước ngoài. Tôi thấy họ đều có những mô hình riêng rất hay, rất hiệu quả và họ sẵn sàng chia sẻ với cộng đồng. Dựa trên những kinh nghiệm được chia sẻ, tôi rất mong doanh nghiệp có thể tự tìm tòi, sáng tạo, “Việt hóa” những mô hình mẫu để tạo ra mô hình riêng, làm sao đem lại lợi ích về cả kinh tế, xã hội và môi trường.

Trong thời gian tới, VCCI sẽ có những hoạt động gì để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn?

Không có kinh tế tuần hoàn, đến lúc nào đó biển chẳng còn có cá mà bơi, chỉ có sắt, thép, nhựa nhiều hơn cả cá.

Ông Nguyễn Quang Vinh: VCCI đã tiên phong trong việc đặt tên cho kinh tế tuần hoàn. Đến giờ, kinh tế tuần hoàn đã được nêu tên nhiều hơn, được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, nhiệm vụ và sứ mệnh của VCCI chưa dừng lại.

Trong Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, VCCI được giao nhiệm vụ là tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, triển khai những khóa tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm và nắm bắt vướng mắc cho doanh nghiệp Việt Nam. VCCI sẽ triển khai một chương trình thực hiện dự kiến khoảng 5 năm, kể từ năm 2023, để phát triển kinh tế tuần hoàn.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nỗ lực liên kết doanh nghiệp lại với nhau. Sự liên kết rất cần cho mô hình kinh tế tuần hoàn. Ví dụ như tôi sản xuất, kinh doanh, thải ra rác thải, bây giờ không gọi là rác thải nữa mà gọi là nguyên vật liệu thứ cấp. Nguồn nguyên vật liệu thứ cấp đó có thể là đầu vào cho một doanh nghiệp khác. Vậy thì phải liên kết lại với nhau để tạo ra sản phẩm tốt hơn.

Nói chung, VCCI sẽ có nhiều việc phải làm. Tất nhiên, chúng tôi sẽ tập trung vào hỗ trợ một số địa phương, một số hiệp hội và ngành nghề nhất định để thí điểm, tìm ra mô hình tốt để nhân rộng ra.

VCCI sẽ tiếp tục đồng hành với Chính phủ, với cộng đồng doanh nghiệp để xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn. Bởi vì nếu không có kinh tế tuần hoàn thì mọi thứ từ nhựa đến sắt, thép, xi măng… đều sẽ đổ ra biển. Cứ như vậy, đến lúc biển chẳng còn có cá mà bơi, chỉ có sắt, thép, nhựa nhiều hơn cả cá. 

Xin chân thành cảm ơn ông!

Năm 1999, ông Nguyễn Quang Vinh là một trong những người đầu tiên nhắc tới "phát triển bền vững" tại Việt Nam. Đây là nguồn gốc của biệt danh "ông Vinh bền vững". Khi đó, không mấy ai hiểu "ông Vinh nói cái gì", bởi chẳng hình dung, cảm nhận được gì về phát triển bền vững và coi đây như một khái niệm "ở trên trời".
Bền bỉ, kiên trì nói về phát triển bền vững suốt hơn 20 năm, đến giờ phát triển bền vững đã trở thành xu thế. "Giờ đi đâu cũng thấy mọi người nói về phát triển bền vững, dù chưa chắc đã hiểu hết về khái niệm này", ông Vinh cho biết.

Bí quyết cho tỷ lệ tái chế trên 90% của các nước châu Âu

Bí quyết cho tỷ lệ tái chế trên 90% của các nước châu Âu

Phát triển bền vững -  2 năm

Áp dụng hệ thống đặt cọc - hoàn trả giúp tỷ lệ thu hồi, tái chế, tái sử dụng bao bì tại nhiều nước châu Âu đạt trên 90%.

Hỗ trợ ngành tái chế: Khuyến khích thay vì trợ cấp

Hỗ trợ ngành tái chế: Khuyến khích thay vì trợ cấp

Phát triển bền vững -  2 năm

Theo PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, tiền thu được từ công cụ thu gom, tái chế bắt buộc (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất – EPR) sẽ được sử dụng để hỗ trợ ngành công nghiệp tái chế, tuy nhiên cần theo hướng khuyến khích thay vì trợ cấp để đạt được hiệu quả.

Đề xuất đưa tái chế thành ngành công nghiệp ưu tiên

Đề xuất đưa tái chế thành ngành công nghiệp ưu tiên

Phát triển bền vững -  2 năm

Nhiều năm qua, Việt Nam đặt các chính sách ưu tiên dàn trải nhiều ngành công nghiệp, dẫn đến sự phát triển chưa hiệu quả, tuy nhiên một ngành rất quan trọng là công nghiệp tái chế lại chưa từng được ưu tiên.

Công nghiệp tái chế: Gần nửa thế kỷ vẫn còn ‘non trẻ’

Công nghiệp tái chế: Gần nửa thế kỷ vẫn còn ‘non trẻ’

Phát triển bền vững -  2 năm

Phát triển ngành công nghiệp tái chế giúp Việt Nam tiết kiệm hàng tỷ USD cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu, lại tạo thêm nhiều công ăn việc làm, cải thiện sinh kế của người dân.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  44 phút

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  55 phút

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  1 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  4 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  4 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.