Leader talk
PGS.TS Cao Văn Sâm: Lao động chất lượng cao không nhất thiết phải là giáo sư, tiến sĩ
Theo PGS.TS Cao Văn Sâm, lao động chất lượng cao không có nghĩa chỉ là những người có trình độ cao, dù là lao công hay bảo vệ nếu làm tròn vai, tạo ra năng suất cao thì vẫn có thể coi là lao động chất lượng cao.
Công nhân giỏi của Samsung vẫn chỉ được coi là lao động giản đơn
Trong một chuyến công tác đến các nhà máy sản xuất của Samsung ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, PGS.TS Cao Văn Sâm, nguyên Phó tổng cục trưởng thường trực Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động thương binh và xã hội) và những người đi cùng được giới thiệu về quy trình đào tạo lao động của doanh nghiệp này.
Với hơn 120 nghìn lao động tại các nhà máy ở Việt Nam, Samsung thực hiện quy trình đào tạo kết hợp kiến thức lẫn kỹ năng mềm.
Trong khoảng hai tuần đến một tháng đầu, công nhân được đào tạo về kỹ năng làm việc, các kiến thức chuyên môn. Tiếp đến, họ được đào tạo một số kỹ năng mềm và đặc biệt là kỹ năng khởi nghiệp để có thể làm việc chủ động, tự tin từ đó nâng cao năng suất, gia tăng chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, họ còn được học thêm về văn hoá doanh nghiệp.
Như vậy, chỉ sau một thời gian ngắn đào tạo nhưng theo quy trình chuyên nghiệp, bài bản, lao động trong các nhà máy của Samsung có thể nhanh chóng hoà nhập, đạt năng suất lao động cao ngay khi chỉ mới nhận việc.
Thế nhưng, ông Sâm cho biết, 120 nghìn lao động này và rất nhiều lao động được đào tạo bài bản trong thời gian ngắn tại các doanh nghiệp khác lại đang được quy vào danh sách 43 triệu lao động giản đơn của Việt Nam hiện nay.
Vì theo định nghĩa được đưa ra bởi các chuyên gia của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và đầu tư), lao động giản đơn là lao động chưa qua đào tạo từ 3 tháng trở lên ở một trường hay một cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và không có văn bằng/chứng chỉ chứng nhận đã đạt một trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định.
“Là một quốc gia đang hội nhập quốc tế sâu rộng và nền kinh tế có độ mở cao nhưng lao động trong nền kinh tế nước ta chỉ vàng về số lượng chứ chưa vàng về chất lượng. Đây là một nút thắt lớn trong trục phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và được cho là không dễ khai thông trong một sớm một chiều bởi lực lượng lao động giản đơn vẫn còn quá đông và chưa có dấu hiệu giảm nhanh trong suốt hàng thập kỷ qua”, TS. Nguyễn Văn Thuật, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia nhận định.
Theo ông Thuật, với hơn 43 triệu lao động giản đơn hiện nay, phần lớn không phải lao động làm công ăn lương trong khu vực chính thức mà chủ yếu là những lao động nông nghiệp, lao động tự do, lao động trong khu vực phi chính thức.
Trao đổi với TheLEADER, PGS.TS Cao Văn Sâm cho rằng con số thống kê này không chính xác vì được tính toán dựa trên góc độ chưa qua đào tạo. Ông Sâm cho rằng, Bộ Lao động thương binh và xã hội và Bộ Kế hoạch và đầu tư cần xem xét xây dựng một thông tư về thống kê và đào tạo để phù hợp với hệ thống đào tạo nhưng tương thích với lao động có kỹ năng trong thị trường lao động, tránh thống kê sót hoặc chồng chéo nhằm đưa ra các chính sách phù hợp.
Để tránh lãng phí, nhiều doanh nghiệp quyết định tuyển dụng đúng người, đúng việc và đúng vị trí; trong thang bảng lương, vị trí đào tạo sẽ tương thích với mức lương của vị trí công việc. Cụ thể, có những công việc đòi hỏi kỹ sư tốt nghiệp đại học, có công việc yêu cầu lao động kỹ thuật tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp hoặc thấp hơn là sơ cấp; cũng có những vị trí đòi hỏi thấp hơn nữa thì doanh nghiệp tuyển lao động giản đơn vào để đào tạo.
Theo ông Sâm, đến thời điểm hiện nay, chương trình đào tạo trong các doanh nghiệp đang thiết thực hơn bởi nó phản ánh ngay vị trí việc làm của người lao động. Hơn nữa, lao động có thể thực hành ngay trong quá trình học nên kỹ năng giải quyết vấn đề ở vị trí việc làm tốt hơn, có khả năng hoà nhập ngay và có hiệu quả tức thì.
Ngoài đào tạo về chuyên môn, nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam còn đào tạo kỹ năng mềm, văn hoá và truyền thống cũng như nội quy, quy chế của doanh nghiệp để giữ thương hiệu, niềm tự hào và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Ông Sâm cho rằng, đào tạo trong doanh nghiệp là đào tạo chuyên nghiệp, năng suất lao động là thật chứ không ảo.
Chính vì vậy, ông Sâm nhận định, việc thống kê lao động giản đơn theo góc độ chưa qua đào tạo như hiện nay sẽ dẫn đến trùng đối tượng dẫn đến lãng phí về tiền bạc và thời gian trong chính sách đào tạo lao động.
Băn khoăn tiêu chí đánh giá lao động
Theo đó, lao động chất lượng cao không có nghĩa là những người có trình độ cao. Dù với trình độ nào, làm vị trí gì đi chăng nữa nhưng nếu cho ra năng suất lao động cao thì đều được gọi là lao động chất lượng cao.
“Nếu một người dọn vệ sinh làm tròn vai, lao động với năng suất, hiệu quả cao thì họ cũng là lao động chất lượng cao chứ đâu chỉ giáo sư, tiến sĩ. Việc đánh giá phải căn cứ vào thực tiễn, năng suất lao động. Có những người làm không đúng việc, hoặc làm đúng chuyên môn nhưng năng suất lao động không cao thì không thể gọi là lao động chất lượng cao”, ông Sâm lấy ví dụ.
Nếu có thể thay đổi cách đánh giá như vậy, ông Sâm cho rằng xã hội sẽ vô cùng trân trọng người lao động dù họ làm bất cứ công việc gì, vị trí nào bởi họ là những người làm ra của cải thực chất cho xã hội. Lúc này, xã hội cũng sẽ trở nên hơn văn minh hơn.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang nổ ra và được dự báo sẽ phát triển công nghệ mới trong sản xuất, nhiều việc làm giản đơn cũng sẽ bị thay thế bởi máy móc. Tuy nhiên, ông Sâm cho rằng cần phải bình tĩnh bởi lẽ nhiều việc làm cho lao động giản đơn cũng sẽ được tạo ra vì không phải công việc nào cũng bị thay thế bởi công nghệ.
Dù vậy, việc làm mới đặt ra các vấn đề về mặt kỹ năng, nổi bật nhất là kỹ năng mềm và kỹ năng khởi nghiệp. Công việc của một lao động giản đơn không chỉ quét dọn mà còn phải biết cách giao tiếp, sử dụng các máy móc hiện đại phục vụ công việc…
Khảo sát mới đây của Viện Khoa học lao động và xã hội về “Nhu cầu về kỹ năng trong kỷ nguyên công nghệ mới” tại doanh nghiệp cho thấy, việc thiếu kỹ năng mềm ở người lao động đang ở mức nghiêm trọng hơn thiếu kỹ năng cứng, bởi các kỹ năng kỹ thuật có thể được đào tạo tại doanh nghiệp nhưng các kỹ năng mềm cần cả một quá trình mới đạt được.
“Kỹ năng mềm được nhắc đến khá mờ nhạt trong các cơ sở đào tạo, trong đời sống nên người lao động nghe qua thì biết nhưng còn bối rối khi thực hiện”, ông Sâm nhìn nhận.
‘Sản phẩm không tốt đừng mơ tưởng chuyện làm thương hiệu’
Áp lực thất nghiệp đang gia tăng đối với hàng triệu lao động Việt Nam
Theo các chuyên gia về nguồn nhân lực của EuroCham, áp lực thất nghiệp hiện đang gia tăng với hơn 46 triệu công nhân hiện chưa được đào tạo chuyên sâu, họ đang phải đối mặt với một mối đe dọa trực tiếp bị thay thế bởi robot và công nghệ thông minh.
Lao động trên 35 tuổi tại các doanh nghiệp FDI dễ bị sa thải
Để sa thải người lao động trên 35 tuổi, doanh nghiệp đã tìm nhiều cách, nhiều lý do như tạo áp lực công việc để người lao động không dễ hoàn thành, có doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động mà không có lý do cụ thể.
Người lao động Nhật Bản sắp tới có thể phải làm việc tới 70 tuổi
Ngoài đề xuất đưa độ tuổi lao động lên mức 70, chính phủ Nhật Bản còn dự thảo kế hoạch mở cửa hơn đối với nhân công từ nước ngoài.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói gì về việc sa thải hàng loạt lao động ở tuổi 35?
Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, ý kiến cho rằng nhiều người lao động trong độ tuổi 30 - 35 thất nghiệp là không chính xác, tỷ lệ thực tế chỉ 1,9%.
Ông Nguyễn Khắc Thận được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình
Ông Thận thay cho ông Ngô Đông Hải đã được điều động làm Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Khi chi phí cho xanh hóa không còn là gánh nặng
Cũng như đầu tư cho thực phẩm hữu cơ, con đường xanh hóa thường tốn kém hơn so với cách thức thông thường nhưng lại mang lại hiệu quả lâu dài.
Chủ đầu tư Sunbay Park Ninh Thuận trăn trở về giá thuê đất
Chủ đầu tư dự án Sunbay Park Hotel & Resort Phan Rang đang gặp phải gánh nặng tài chính do định giá thuê đất ở mức cao.
MISS EDE xuất khẩu container cà phê thành phẩm đầu tiên sang Mỹ
Việc xuất khẩu cà phê thành phẩm nhãn hiệu MISS EDE đến thị trường Hoa Kỳ đánh dấu bước ngoặt trong hành trình đưa thương hiệu cà phê Đắk Lắk vươn ra thế giới.
VinWonders: Đòn bẩy gia tăng giá trị cho đại đô thị phía Đông TP.HCM
Công viên giải trí đã trở thành đòn bẩy đưa ngành công nghiệp không khói tại nhiều quốc gia tăng trưởng thần tốc, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có bất động sản. Chìa khóa thành công này đã xuất hiện tại Vinhomes Grand Park (TP Thủ Đức) khi VinWonders - công viên giải trí trong khu đô thị lớn nhất TP HCM chuẩn bị ra mắt.
Tối đa hóa tác động – Sách hướng dẫn dành cho doanh nhân xã hội
Hướng dẫn chi tiết từ “Tối đa hóa tác động” giúp doanh nhân xã hội lập kế hoạch, thực hiện và cải tiến chiến lược để tạo giá trị bền vững.
Khi ước mơ được tỏa sáng bằng những kết nối phi thường
Ước mơ là điều mà bất cứ ai đều có, nhưng không phải ai cũng dễ dàng thực hiện được. Tựa như chiếc cây nhỏ, ước mơ cần đến ánh sáng của niềm tin và dòng nước của sự kết nối hỗ trợ từ cuộc sống xung quanh để đơm hoa kết trái.