Quốc tế

Người lao động Nhật Bản sắp tới có thể phải làm việc tới 70 tuổi

Phương Đông Thứ hai, 18/06/2018 - 12:09

Ngoài đề xuất đưa độ tuổi lao động lên mức 70, chính phủ Nhật Bản còn dự thảo kế hoạch mở cửa hơn đối với nhân công từ nước ngoài.

Dân số già đặt ra thách thức cho Nhật Bản trong vấn đề lao động và ngân sách lương hưu. Ảnh: Yoshikazu Tsuno/AFP/Getty Images

Trong bối cảnh phải vật lộn với tình trạng thiếu lao động ngày càng trầm trọng khi nền kinh tế phục hồi vững chắc, chính phủ Nhật Bản đang bắt đầu tìm cách giữ người dân trong lực lượng lao động đến năm 70 tuổi, bao gồm việc thiết kế lại hệ thống lương hưu.

Những hướng dẫn chính sách kinh tế được thông qua cuối tuần trước được kì vọng sẽ giúp Nhật Bản giải quyết vấn đề lao động theo hai cách, chấp nhận nhiều lao động nước ngoài hơn hoặc giữ người dân tiếp tục làm việc khi đã qua 65.

Điều luật cho phép người lao động có thể tiếp tục làm việc khi đã qua 65 tuổi đã giúp tỷ lệ việc làm cho những người từ 60-64 tuổi tăng 8,5% trong vòng 5 năm qua, tính đến cuối 2017. Trong khi đó, số lượng người trên 65 tuổi không làm việc tăng tới 1,43 triệu người trong giai đoạn 2014-2017.

Ông Satoshi Osanai từ Viện Nghiên cứu Daiwa ước tính rằng nếu độ tuổi lao động gia tăng lên mức 70, khoảng 800.000 lao động trong độ tuổi 65-69 sẽ được bổ sung vào nền kinh tế.

Cuộc khủng hoảng lao động tại Nhật Bản đã trở nên rõ rệt hơn bao giờ khi nền kinh tế bước vào năm thứ 6 phục hồi. Dân số trong độ tuổi lao động, từ 15 tới 64 tuổi, đã giảm tới 3,35 triệu người trong giai đoạn 2013-2017 và chỉ còn khoảng hơn 76 triệu người vào năm ngoái. Trong khi đó, dân số ở độ tuổi trên 65 được dự báo sẽ có thể đạt tuổi thọ thêm gần 20 tuổi đối với nam và gần 25 tuổi với nữ.

Ông Ryutaro Kono từ BNP Paribas Securities tại Nhật Bản cho rằng: "Người dân không thể nghỉ hưu và nhận trợ cấp trong gần 20 năm tiếp theo dựa trên tình hình hệ thống an sinh xã hội hiện nay".

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hồi tháng 4 vừa qua đã nhấn mạnh chiến lược tăng trưởng quốc gia, ban hành hướng dẫn đối với các cơ quan chuyên ngành. Việc đẩy thêm lực lượng lao động là cao niên sẽ tạo ra thách thức với nền kinh tế thứ ba thế giới này.

Hiện tại, người nghỉ hưu tại Nhật Bản có thể rút lương hưu sau khi qua tuổi 65. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản đang xem xét gia tăng điều kiện lên mức 70 tuổi cùng các điều khoản quyền lợi bổ sung.

Không chỉ có kế hoạch gia tăng độ tuổi lao động, Nhật Bản còn đưa ra dự thảo về giấy phép cư trú mới cho lao động nước ngoài trong 5 ngành bị thiếu thụt nhân công nghiêm trọng, bao gồm xây dựng, nông nghiệp và chăm sóc người già. Chương trình này dự kiến sẽ bắt đầu vào năm sau và được kì vọng mang lại hơn 500.000 người lao động cho quốc gia này vào năm 2025.

Cố vấn nghiên cứu của Nomura, ông Masuda cho rằng các doanh nghiệp Nhật Bản nên cải thiện chế độ đãi ngộ với nhân viên nhằm để có thể thu hút nhiều lao động nước ngoài hơn. "Người thuê nên đối xử với nhân viên nước ngoài giống như cách họ đối xử với nhân viên Nhật Bản. Trong cuộc cạnh tranh giành lao động tại khu vực châu Á, các doanh nghiệp không được yêu thích bởi nhân viên nước ngoài sẽ bị loại bỏ".

Truyền nhân dòng họ Nhật Bản trình diễn nghệ thuật thưởng trà 'nghìn đô' tại TP.HCM

Truyền nhân dòng họ Nhật Bản trình diễn nghệ thuật thưởng trà 'nghìn đô' tại TP.HCM

Ống kính -  6 năm

Nghệ nhân Hiroki Nemoto vừa chia sẻ nghệ thuật thưởng thức trà tại nhà hàng – café phong cách Nhật bản đương đại Morico tại 30 Lê Lợi, Q.1, TP. HCM.

Nhật Bản trở lại top 3 quốc gia đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam

Nhật Bản trở lại top 3 quốc gia đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam

Đầu tư -  6 năm

Sau khi vắng bóng trong top 3 quốc gia đầu tư FDI lớn nhất trong quí I, thì vào tháng 4 vừa qua, quán quân năm 2017 - Nhật Bản đã trở lại danh sách này.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  4 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  4 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  7 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  8 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  9 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  10 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".