Phát triển bền vững

Phong trào “sống xanh” đã đi được đến đâu?

Nhật Hạ Thứ sáu, 27/11/2020 - 20:55

80% người tiêu dùng Việt vẫn giữ thói quen sử dụng các loại bao bì nilong và túi nhựa khi đi mua hàng. 40% người dân chưa nhìn thấy được tác hại về lâu dài của môi trường lên cuộc sống của họ. Trong khi đó, nhiều người lại cho rằng việc tái chế hiện này còn khá bất tiện.

“Sống xanh” dường như là một trong những chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm trong cộng đồng người tiêu dùng Việt những năm gần đây. 

Ngoài chuyện an toàn vệ sinh thực phẩm, các vấn đề liên quan đến môi trường bao gồm rác thải nhựa, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí là những yếu tố nằm trong Top 5 mối quan tâm hàng đầu của người Việt, theo nghiên cứu mới đây của Kantar về môi trường được thực hiện trên phạm vi toàn cầu.

Trước những sự thay đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, mức độ ô nhiễm leo thang, cụ thể tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, ý thức và hành động bảo vệ môi trường ở một bộ phận người Việt gia tăng đáng kể, thể hiện qua nhiều hình thức, chiến dịch khác nhau như giảm thiểu chất thải nhựa, trồng cây gây rừng, hướng đến một lối sống lành mạnh, bền vững hơn. 

Dù vậy, so với trung bình toàn cầu, nhóm người này ở Việt Nam hiện chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn (khoảng 35%), thấp hơn nhiều so với con số 59% toàn cầu.

Hiện trạng 'sống xanh' của người Việt: Bức tranh với nhiều gam màu tối

Trong khi đó, gần 80% người tiêu dùng Việt vẫn giữ thói quen mua sắm “tay không” (không mang theo giỏ xách, túi đựng cá nhân), thay vào đó là sử dụng các loại bao bì nilong và túi nhựa khi đi mua hàng. Theo Kantar, ba lý do chính hạn chế người Việt hành động hướng đến “cuộc sống xanh” không rác thải bao gồm:

Thứ nhất, những rào cản về kiến thức, việc truyền thông hướng dẫn các hoạt động bảo vệ môi trường từ các tổ chức có tầm ảnh hưởng như chính quyền địa phương, các doanh nghiệp vẫn còn chưa nhiều. 1/3 số người được hỏi không chắc nên làm gì hoặc những hành động nào là thực sự có ích cho môi trường.

Thứ hai, 40% người dân chưa nhìn thấy được tác hại về lâu dài của môi trường lên cuộc sống của họ, của những người xung quanh, họ tin rằng tình hình vẫn chưa đến mức báo động. Do đó cần nhấn mạnh nhiều hơn về tính cấp bách cũng như tầm quan trọng trong việc chung tay hạn chế và cải thiện các vấn đề liên quan đến môi trường.

Lý do thứ ba cũng là lý do có nhiều người đồng ý nhất. Các sản phẩm đem lại sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường hầu như rất khó tiếp cận, không thấy nhiều trên kệ hàng và nếu có thì giá thành lại thường cao hơn mức trung bình. Đây là những yếu tố mà các nhà sản xuất và bán lẻ cần cân nhắc.

Thực tế, một trong số các hoạt động được đẩy mạnh và khuyến khích trong thời gian vừa qua là việc tái chế (recycle). Tuy nhiên, đối với người tiêu dùng, hoạt động tái chế vẫn còn rất mơ hồ trong việc phân loại sản phẩm nào có thể được tái sử dụng, nơi thu nạp những sản phẩm này và quy trình tái chế, các sản phẩm được tái chế sẽ ra sao.

Hơn nữa, có đến 1/4 người tham gia nghiên cứu của Kantar cho rằng việc tái chế hiện nay còn khá bất tiện. 

Chẳng hạn, việc bất chợt tạt ngang mua một ly cà phê trên đường về nếu không có ý định từ trước thì không thể nào có sẵn chai hoặc ly cá nhân mang theo hay như bất ngờ ghé siêu thị sau giờ tan làm thì nhiều khi cũng không có sẵn túi hay giỏ đi chợ đem theo. 

Trong những tình huống ngoài kế hoạch, dự định như vậy, việc mang theo giỏ xách, ly, túi cá nhân để mua hàng nhằm hạn chế sử dụng ly nhựa, túi nilong từ người bán không mấy thuận tiện cho người tiêu dùng mặc dù họ vẫn ý thức được những tác động tiêu cực của rác thải nhựa lên môi trường.

Do đó, người tiêu dùng lại có khuynh hướng ưu tiên các giải pháp tiện lợi, dễ dàng hơn cho họ chẳng hạn như sử dụng bao bì nhựa tái chế 100% hoặc bao bì tự phân hủy sinh học thay vì phải tự mang theo giỏ hay túi cá nhân của mình. 

Quan trọng hơn, những mong muốn của họ không hoàn toàn giống nhau ở từng ngành hàng, từng sản phẩm. Vì vậy, các chuyên gia của Kantar cho rằng điều mấu chốt là các doanh nghiệp cần hiểu được những mong muốn khác nhau này để lên kế hoạch và triển khai các chiến dịch phù hợp, đánh đúng vào tâm lý của người tiêu dùng mục tiêu.

Thay vì tự bản thân hành động, người tiêu dùng Việt lại đặt kỳ vọng hơn ở phía nhà sản xuất, những người chủ chốt sẽ dẫn dắt việc tạo ra sự khác biệt lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường và hạn chế rác thải nhựa, nhóm được kỳ vọng tiếp theo mới đến chính quyền địa phương. Trong khi đó, họ không đặt quá nhiều kỳ vọng ở nhóm nhà bán lẻ hay người bán vào việc triển khai các hành động, biện pháp giúp giảm thiểu tác hại đến môi trường.

Trên thực tế, Chính phủ cũng đã và đang có những động thái tích cực bằng các dự án bảo vệ môi trường với sự góp sức từ các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước cũng như từ cá nhân mỗi người.

Tháng 6 vừa qua, 9 công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng (FMCG) và bao bì đã bắt tay nhau thành lập liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam) bao gồm TH Group, Coca-Cola Việt Nam, Friesland Campina Việt Nam, La Vie, Nestle, Nutifood, Suntory PepsiCo Việt Nam, Tetra Pak và Universal Robina Corporation. Việc thành lập liên minh này hứa hẹn nhiều dự án, hoạt động “xanh” thiết thực hơn nữa trong thời gian tới.

Cho đến nay, đã có nhiều sáng kiến được triển khai từ nhiều doanh nghiệp như sử dụng bao bì, ống hút giấy hay nhựa tái chế ở hàng loạt cửa hàng cà phê, siêu thị cũng như các thương hiệu nổi tiếng. 

Trong đó, có thể kể đến Unilever, một ông lớn trong ngành hàng tiêu dùng nhanh đã ra mắt các trạm refill, nơi người tiêu dùng có thể mang chai, lọ sẵn có ở nhà để mua thêm sản phẩm nhằm hạn chế và giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường.

Hay như Vinamilk, một trong những "ông lớn" ngành hàng sữa đã xây dựng và triển khai dự án “Quỹ 1 triệu cây xanh” cho Việt Nam. Thêm một ví dụ nữa như Nestle với dự án phát triển bền vững ngành cà phê tại Việt Nam bằng việc kết nối và tạo điều kiện gia tăng thu nhập bền vững cho những người nông dân ở nhiều khu vực. Tất cả đều là những nỗ lực và những khoản đầu tư bền vững đáng được ghi nhận từ phía các nhà sản xuất, các tập đoàn lớn.

Hiện trạng 'sống xanh' của người Việt: Bức tranh với nhiều gam màu tối 1
Vinamilk triển khai dự án “Quỹ 1 triệu cây xanh” cho Việt Nam.

Điều ngạc nhiên là, chỉ có 5% người tham gia nghiên cứu kể tên được nhà sản xuất hay thương hiệu nào tiêu biểu cho những hành động “xanh” này và đến 95% còn lại không ấn tượng với bất kỳ cái tên nào. 

Kantar đặt vấn đề: Liệu đây có phải là do chỉ có một phần nhỏ người Việt chú ý đến những doanh nghiệp thực sự hành động vì môi trường (nhóm Eco-actives) hay là vì các thương hiệu, doanh nghiệp vốn không muốn hoặc chưa tuyên truyền rộng rãi những hình ảnh này? Nếu là vế thứ 2 thì cũng có thể hiểu tại sao đại đa phần người Việt thuộc nhóm “Eco-dismissers”.

Để đẩy mạnh hơn những thay đổi mang tính cách mạng hướng đến sự phát triển bền vững chung, có lẽ chúng ta cần cân nhắc đến việc truyền tải thông điệp “xanh” nhiều hơn cùng với những hoạt động cụ thể để truyền cảm hứng đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau. 

Mà trong đó nhóm “Eco-actives” và “Eco-considerers” sẽ là những người hưởng ứng đầu tiên và có thể ảnh hưởng đến hành vi của những người khác. Họ là những người quan tâm và lo ngại những tác động đến từ rác thải nhựa, từng bước giảm thiểu lượng nhựa sử dụng đồng thời ủng hộ các công ty, doanh nghiệp thực sự hành động vì một môi trường xanh hơn.

Hơn hết, theo dữ liệu từ Kantar, phần lớn trong nhóm này sẵn sàng từ bỏ các sản phẩm hay dịch vụ có tác động tiêu cực lên môi trường hoặc cộng đồng trong khi nếu chỉ xét riêng ngành hàng FMCG, họ là nhóm có mức chi tiêu nhiều hơn so với nhóm còn lại “Eco-dismissers” và chiếm gần 40% doanh thu FMCG cho tiêu dùng tại nhà. Từ đó, có thể thấy tầm quan trọng của nhóm người này và việc kết nối với họ trước tiên sẽ tạo tiền đề và là cơ hội để các thương hiệu đẩy mạnh phát triển bền vững trong tương lai.

Truyền thông giảm thiểu rác thải hiệu quả thông qua nâng cao vai trò của giới

Truyền thông giảm thiểu rác thải hiệu quả thông qua nâng cao vai trò của giới

Phát triển bền vững -  4 năm

Người phụ nữ có nhiều đặc điểm khác với nam giới về nhận thức, thái độ cũng như vai trò trong vấn đề quản lý rác thải, bảo vệ môi trường.

PRO Việt Nam hợp tác phân loại rác thải tại nguồn ở thành phố Hồ Chí Minh

PRO Việt Nam hợp tác phân loại rác thải tại nguồn ở thành phố Hồ Chí Minh

Phát triển bền vững -  4 năm

Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) hợp tác triển khai dự án thí điểm nhằm nâng cao tỷ lệ thu gom, tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh.

Thủ tướng chỉ đạo về truy xuất nguồn gốc cho rác thải sau phản ánh của TheLEADER

Thủ tướng chỉ đạo về truy xuất nguồn gốc cho rác thải sau phản ánh của TheLEADER

Phát triển bền vững -  4 năm

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo nghiên cứu làm rõ lợi ích cũng như tính khả thi của hệ thống truy xuất nguồn gốc cho rác thải, sau khi lắng nghe những phản ánh của TheLEADER.

Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc cho rác thải

Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc cho rác thải

Phát triển bền vững -  4 năm

Hệ thống truy xuất nguồn gốc rác thải sẽ là cơ sở để thực thi công cụ chính sách Mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất, đáp ứng cách tiếp cận mới “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Phát triển bền vững -  4 ngày

Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Phát triển bền vững -  4 ngày

ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Phát triển bền vững -  1 tuần

Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.

'Chiến binh xanh' và hành trình Vì một Việt Nam văn minh với rác

'Chiến binh xanh' và hành trình Vì một Việt Nam văn minh với rác

Phát triển bền vững -  1 tuần

"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.

Nguy cơ hồi tố giá FIT tại 4 dự án điện tái tạo: Nhà đầu tư Hàn Quốc lên tiếng

Nguy cơ hồi tố giá FIT tại 4 dự án điện tái tạo: Nhà đầu tư Hàn Quốc lên tiếng

Tiêu điểm -  50 phút

Đại diện cho một số nhà đầu tư Hàn Quốc, Hiệp hội Năng lượng Hàn Quốc tại Việt Nam lo ngại về khả năng hồi tố giá FIT các dự án điện tái tạo.

Vui hết nấc, ăn hết mình, chơi hết lễ với 'vũ trụ trải nghiệm' Vincom

Vui hết nấc, ăn hết mình, chơi hết lễ với 'vũ trụ trải nghiệm' Vincom

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Kỳ nghỉ 30/4 – 1/5 năm nay, Vincom tiếp tục khẳng định vai trò 'mini getaway' giữa lòng đô thị với chuỗi sự kiện “Yêu nước” tôn vinh tinh thần dân tộc cùng sự ra mắt loạt thương hiệu mới, khu vui chơi hiện đại và lễ hội Vietnam Art Toy Festival 2025 có quy mô lớn chưa từng có tại Hà Nội.

Giá vàng hôm nay 28/4: Thế giới và trong nước đồng loạt giảm

Giá vàng hôm nay 28/4: Thế giới và trong nước đồng loạt giảm

Vàng -  2 giờ

Giá vàng hôm nay 28/4 buổi sáng tiếp tục xu hướng giảm. Một số chuyên gia nhận định thị trường vàng chưa thể kết thúc nhịp điều chỉnh sớm.

Quảng Trị 'khai tử' 5 dự án điện gió

Quảng Trị 'khai tử' 5 dự án điện gió

Tiêu điểm -  2 giờ

UBND tỉnh Quảng Trị chuẩn bị chấm dứt chủ trương đầu tư 5 dự án điện gió chậm tiến độ triển khai, đồng thời đôn đốc, tháo gỡ xử lý những trường hợp gặp vướng mắc.

Người Gelex được đề cử vào HĐQT Eximbank

Người Gelex được đề cử vào HĐQT Eximbank

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Sự xuất hiện của "người Gelex" trong danh sách ứng viên HĐQT diễn ra trong bối cảnh Eximbank đang thực hiện nhiều thay đổi quan trọng.

Cách CEO Misa hóa giải nỗi sợ AI cho nhân sự

Cách CEO Misa hóa giải nỗi sợ AI cho nhân sự

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

CEO Misa Lê Hồng Quang đã thúc đẩy ứng dụng AI trong toàn doanh nghiệp để gia tăng hiệu suất.

MSB ôm mộng lớn, đổi hướng mua công ty chứng khoán

MSB ôm mộng lớn, đổi hướng mua công ty chứng khoán

Tài chính -  2 giờ

MSB công bố kế hoạch quay lại lĩnh vực chứng khoán được xem là bước đi chiến lược nhằm hoàn thiện hệ sinh thái tài chính, mở rộng thị trường vốn trong dài hạn.

Đọc nhiều