Plaschem đầu tư 1.000 tỷ đồng xây nhà máy màng BOPP
Lam Giang
Thứ năm, 23/01/2020 - 08:00
Dự kiến, khi đi vào hoạt động từ tháng 3/2021, nhà máy màng BOPP Tú Phương sẽ tạo ra 50.800 tấn sản phẩm nhằm lấp vào nhu cầu về màng BOPP còn thiếu ở thị trường nội địa.
Phối cảnh Nhà máy màng BOPP Tú Phương.
Công ty cổ phần hoá chất nhựa Plaschem quyết định đầu tư 1.000 tỷ đồng xây dựng Nhà máy màng BOPP Tú Phương giai đoạn 1 trên diện tích 40.000m2 trong cụm công nghiệp nhựa Tú Phương, thành phố Tân An, tỉnh Long An.
Toàn bộ dây chuyền máy móc được nhập khẩu của hãng Bruckner (Đức) và các thiết bị phụ trợ của hãng Atlas (Vương Quốc Anh) – nhãn hàng sản xuất thiết bị công nghệ hàng đầu thế giới về công nghệ sản xuất màng BOPP.
Nhà máy dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ tháng 3/2021 với tổng sản lượng đạt 50.800 tấn sản phẩm. Trong đó, 70% sản lượng sẽ cung cấp cho nhu cầu còn thiếu trong nước và 30% sản lượng phục vụ xuất khẩu.
Sản phẩm màng BOPP đang là mặt hàng thiết yếu của các công ty in, thiết kế bao bì ứng dụng đa dạng làm bao bì mềm thực phẩm như mì gói, bánh kẹo, cà phê... Màng BOPP cũng được các công ty sản xuất bao bì ứng dụng làm màng mạ, cán màng trên bao bì giấy, bao bì carton, nhãn hàng, bìa sách, tạp chí...
Ngoài ra, màng BOPP còn được ứng dụng cho băng keo dán thùng, túi đựng áo sơ mi, túi quần tây, túi đĩa CD, bao thuốc lá, giấy kính gói hoa, giấy bọc thực phẩm. Hiện Việt Nam đang phải nhập khẩu khoảng 75 - 80 nghìn tấn màng BOPP hàng năm.
Đại diện chủ đầu tư cho biết, màng BOPP Tú Phương được sản xuất trên dây chuyền đồng bộ có khổ rộng 8,7m; ứng dụng công nghệ hiện đại nhất thế giới hiện nay sẽ cho màng thành phẩm có ưu điểm vượt trội trên thị trường.
Theo đó, sản phẩm đáp ứng được yêu cầu cao của các máy in màng hiện nay như độ màng phẳng, tốc độ in ấn cao, in cao cấp... Bên cạnh đó, giá cả và thời gian giao hàng có nhiều ưu việt so với các sản phẩm nhập khẩu nước ngoài.
Các sản phẩm màng nhựa BOPP của Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia được nhập và bán tại Việt Nam bị nghi ngờ đang có giá rẻ hơn so với sản phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp trong nước.
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Vinhomes Green City là khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái Vingroup tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần phát triển cho cả khu vực.
Xanh SM và VinClub chính thức triển khai chương trình liên kết tài khoản tự động - “Chạm là liên kết, xanh hơn, lời hơn”, mở ra trải nghiệm tích điểm và nâng hạng thành viên thuận tiện cho hàng chục triệu khách hàng.
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.