Sổ tay quản trị
Sở hữu kỳ nghỉ: Cách quản lý trên thế giới
Trong khi sở hữu kỳ nghỉ được nhiều quốc gia trên thế giới quản lý chặt chẽ, thì Việt Nam vẫn đang thiếu vắng một khung pháp lý đầy đủ đối với loại hình này.
Theo Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia, Bộ Công thương, các hoạt động kinh doanh dưới tên gọi dịch vụ nghỉ dưỡng dài hạn, hay sở hữu kỳ nghỉ, tại Việt Nam những năm gần đây có nhiều đặc điểm và vấn đề phát sinh tương tự với mô hình đã xuất hiện trên thế giới từ những năm 1960.
Mặc dù pháp luật của mỗi quốc gia, khu vực có cách tiếp cận khác nhau về sở hữu kỳ nghỉ, nhưng nhiều nơi đã thiết lập các quy định cụ thể để quản lý hoạt động này.
Chẳng hạn, tại châu Âu, hoạt động kinh doanh sở hữu kỳ nghỉ được điều chỉnh trực tiếp bởi một đạo luật riêng về sở hữu kỳ nghỉ được Cộng đồng châu Âu thông qua năm 1994.
Chỉ thị 2008/122/EC của Nghị viện châu Âu và Hội đồng ban hành ngày 14/1/2009 cũng quy định rõ việc bảo vệ người tiêu dùng đối với một số khía cạnh của dịch vụ sở hữu kỳ nghỉ, sản phẩm kỳ nghỉ dài hạn, hợp đồng mua lại và bán lại.
Nhiều quốc gia thành viên, đặc biệt là các quốc gia có khu nghỉ dưỡng, du lịch cũng có các quy định pháp luật riêng đối với sở hữu kỳ nghỉ.
Tại Hoa Kỳ, sở hữu kỳ nghỉ được quy định cụ thể ở một số tiểu bang, như tiểu bang Florida, nơi có Đạo luật tiểu bang Florida năm 2018 điều chỉnh quy trình và yêu cầu công khai thông tin việc bán hàng, trao đổi, quảng bá và vận hành các hoạt động sở hữu kỳ nghỉ.
Tại Úc, hoạt động kinh doanh sở hữu kỳ nghỉ được điều chỉnh trực tiếp tại Đạo luật Công ty.
Nhìn chung, do sự phát triển mô hình sở hữu kỳ nghỉ, nhiều quốc gia và khu vực đã có quy định pháp luật cũng như cơ chế điều chỉnh một cách trực tiếp và tương đối hoàn chỉnh nhằm đảm bảo tính minh bạch, chặt chẽ trong hoạt động kinh doanh này.
Các quy định bao gồm cấp phép hoạt động sở hữu kỳ nghỉ; điều kiện được chào bán sản phẩm ra thị trường; trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác trong quảng cáo và trước khi ký kết hợp đồng; quyền lợi của người mua như thời hạn rút lui và cơ chế xử lý vi phạm.
Đặc biệt, một số quyền của khách hàng được bảo vệ rất nghiêm ngặt, như quyền chấm dứt hợp đồng vô điều kiện trong một khoảng thời gian mà không phải chịu bất kỳ chi phí nào, cùng với lệnh cấm yêu cầu thanh toán trước khi kết thúc thời hạn rút lui.
Một số quy định pháp luật yêu cầu doanh nghiệp mở tài khoản ký quỹ để đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng khi có nhu cầu rút khỏi hợp đồng, đồng thời quy định thời gian hoàn trả cụ thể.
Trong khi đó, tại Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu vắng một khung pháp lý riêng biệt, đầy đủ để điều chỉnh đối với loại hình kinh doanh này.
Ủy ban Cạnh tranh quốc gia nhận định rằng, việc xây dựng một khung pháp lý toàn diện và chặt chẽ để điều chỉnh loại hình kinh doanh này là cần thiết để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, đồng thời góp phần ổn định trật tự xã hội trong bối cảnh hiện nay.
Sở hữu kỳ nghỉ: Khách hàng dễ 'sập bẫy'
Sở hữu kỳ nghỉ là gì? Các loại hình sở hữu kỳ nghỉ?
Mô hình dịch vụ nghỉ dưỡng “hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” còn xuất hiện dưới nhiều tên gọi như “hợp đồng nghỉ dưỡng”, “hợp đồng dịch vụ tuần nghỉ hạnh phúc”, “hợp đồng kỳ nghỉ gia đình”, “hợp đồng mua bán thẻ du lịch”.
Xử phạt công ty bán sở hữu kỳ nghỉ
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia vừa có thông báo kết quả chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và kết luận thanh tra đối với Công ty TNHH Khu Du lịch Vịnh Thiên Đường về việc bán sở hữu kỳ nghỉ.
Bài 7: Đưa sở hữu kỳ nghỉ vào khuôn khổ
Doanh nghiệp bán sở hữu kỳ nghỉ cần chuẩn hoá đội ngũ nhân viên tư vấn bán hàng nhưng khách hàng vẫn phải tỉnh táo tự bảo vệ mình.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.
Bài toán hóa đơn điện tử của doanh nghiệp Việt
Hóa đơn điện tử giúp tăng tính minh bạch, chống gian lận thuế nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp Việt trong bối cảnh hiện nay.
Lãi vay vượt 30% EBITDA, rủi ro thuế gia tăng
Giới hạn lãi vay 30% EBITDA làm tăng rủi ro thuế, chuyển giá và áp lực huy động vốn. Khám phá giải pháp cho doanh nghiệp Việt 2025.
Chuyển đổi ESG ở doanh nghiệp vừa và nhỏ: Cơ hội và thách thức
Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, việc chuyển đổi ESG mang đến nhiều cơ hội mới, song quá trình chuyển đổi có không ít thách thức.
Thuế nhà thầu nước ngoài: Chọn nộp cách nào?
Chọn đúng phương pháp sẽ không chỉ đảm bảo tính chính xác mà còn giúp giảm bớt gánh nặng hành chính.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.