Tham vọng đi ra thế giới nhìn từ câu chuyện món Phở của người Việt

Quỳnh Như Thứ sáu, 24/08/2018 - 10:14

Những thông điệp về kinh doanh và thị trường vừa được các chuyên gia, doanh nhân lớn chia sẻ thông qua những câu chuyện về ẩm thực Việt Nam tại tọa đàm “Đưa văn hoá ẩm thực Việt ra thế giới” vừa diễn ra tại TP. HCM.

Nhà sử học Dương Trung Quốc

Chia sẻ tại tọa đàm, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, trong lịch sử, đã có một thời kỳ dài Việt Nam chấp nhận tiếp cận nền văn hoá Trung Hoa phương Bắc. Lúc đó, nói về sản phẩm của Việt Nam đều là nguyên sản (sản phẩm tự nhiên). Người ta bắt con trai dưới biển, hái quả vải trong vườn, rồi mang đi cống nạp; lúc đó chúng ta đã hơi sính ngoại. Cái gì ngon nhất, tốt đẹp nhất đều gắn với chữ Tàu: Thầy Tàu giỏi nhất, chè Tàu sang trọng nhất...

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh lịch sử ấy chúng ta cũng đã biết tiếp nhận văn hoá có chọn lọc để tạo ra cái riêng của mình áp dụng vào trong cung đình đồng thời vẫn giữ được một cái rất căn bản như văn hoá dân gian, trong đó có những món ăn dân dã như cà pháo, canh cua.

Lần tiếp nhận thứ hai là với nền văn hoá Pháp và nền văn hoá - ẩm thực phương Tây. Phở - món ăn chứa đựng quốc hồn, quốc tuý của Việt Nam chính được hình thành trong thời điểm này.

“Định nghĩa của người nước ngoài về phở rất hay: Phở chính là Việt Nam đặt trong một cái bát. Vậy Việt Nam ấy là Việt Nam nào? Phở bắt nguồn từ ẩm thực Tàu, Tây hay Ta?Theo tôi, món phở chính là tổng hòa của tất cả lịch sử Việt Nam. Món phở có cả ba yếu tố: Tàu đại diện bằng món bánh phở – Tây góp công bằng thị bò – Việt Nam là gia vị (nước mắm)”, nhà sử học Dương Trung Quốc nói.

Lịch sử mà ông Dương Trung Quốc và các đồng sự nghiên cứu cho thấy, món phở ra đời từ đầu thế kỷ 20 tại Nam Định. Vậy tại sao lại là Nam Định? Vì Nam Định là nơi xuất hiện đầu tiên của cộng đồng cư dân gắn liền với nền kinh tế phương Tây, tức là ngành sản xuất bông vải sợi. Cộng đồng ấy cộng với cộng đồng người Pháp ở đó tạo ra 3 nguyên liệu chính của món phở sơ khai: bánh phở, thịt bò và gia vị.

Bánh phở xuất xứ từ phía Nam sông Dương Tử, trong đó có Việt Nam, thuộc về cộng đồng cư dân văn minh lúa nước. Thịt bò khá xa lạ với người Việt thời bấy giờ, chỉ có người Phương Tây hay sử dụng và mang vào Việt Nam. Nước mắm cùng các loại gia vị khác chính là đặc trưng văn hoá Việt, văn hoá biển đảo, văn hoá Đông Nam Á.

“Theo đó, phở là món ăn cộng hưởng của 3 nền văn hoá quan trọng nhất của thế giới: Đông – Tây – Tàu. Cho nên, gọi Việt Nam là “bếp ăn của thế giới” không phải là lộng ngôn mà hoàn toàn có căn cứ. Cái bếp ở đây không phải chỉ sự sang trọng mà là bởi có người đầu bếp biết tiếp nhận – chế biến – quảng bá. Cái đó đã thể hiện rất rõ qua món phở”, ông Dương Trung Quốc nói.

Nhìn sâu vào trong lịch sử, có thể thấy Việt Nam là một vùng đất chứa đựng rất nhiều tiềm năng về ẩm thực nhưng lại có rất ít cơ hội để phát triển bởi không biết cách quảng bá để phát triển.

Món phở ngon là thế, nhưng chúng ta không hề biết cách quảng bá bài bản, nó được nhiều người nước ngoài biết đến nhờ sự quảng cáo tự phát của các kiều bào. Món phở được cộng đồng người Việt mang ra nước ngoài trong các hoàn cảnh lịch sử nhất định, thông qua các đợt di tản - di cư, họ mang món ngon của đất nước theo như một sự hoài niệm và giới thiệu cho cư dân bản địa nơi họ đến.

Theo ông Quốc, Việt Nam cần tìm ra những con đường quảng bá khác đúng đắn, chủ động và bài bản hơn, có thể bắt đầu từ trong nước.

Các doanh nghiệp Việt đừng nên “tham bát, bỏ mâm”, trước khi muốn chinh phục thị trường thế giới nên chinh phục thị trường Việt Nam. Cả thế giới đang ùn ùn kéo đến chiếm lĩnh thị trường Việt có dân số đứng thứ 13 thế giới.

"Chúng ta hãy thay đổi tư duy, bây giờ không phải là người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam nữa mà hàng Việt Nam phải chinh phục người Việt Nam, thị trường Việt Nam sau đó ra thế giới", ông Quốc nhấn mạnh.

Điền tên ẩm thực Việt Nam lên bản đồ ẩm thực thế giới

Điền tên ẩm thực Việt Nam lên bản đồ ẩm thực thế giới

Tiêu điểm -  6 năm
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Văn hoá và ẩm thực Việt Nam khuyến nghị một chiến dịch: Mỗi tuần, Bộ Ngoại giao thông qua các Đại sứ quán có thể chọn một nhà hàng bất kỳ đang bán đồ ăn Việt Nam để giới thiệu ẩm thực Việt với thế giới.
Điền tên ẩm thực Việt Nam lên bản đồ ẩm thực thế giới

Điền tên ẩm thực Việt Nam lên bản đồ ẩm thực thế giới

Tiêu điểm -  6 năm
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Văn hoá và ẩm thực Việt Nam khuyến nghị một chiến dịch: Mỗi tuần, Bộ Ngoại giao thông qua các Đại sứ quán có thể chọn một nhà hàng bất kỳ đang bán đồ ăn Việt Nam để giới thiệu ẩm thực Việt với thế giới.
Hàng Việt ngày càng 'teo tóp' trong các đại siêu thị

Hàng Việt ngày càng 'teo tóp' trong các đại siêu thị

Tiêu điểm -  6 năm

Khi chúng tôi gọi điện phỏng vấn, câu trả lời của nhiều đại siêu thị tại TP. HCM không hẹn mà giống nhau: "Chúng tôi có 90% là hàng Việt", nhưng khi quan sát kỹ từng siêu thị, thực tế không giống chúng ta cảm nhận lúc nghe câu trả lời đó.

Gắn mác ngoại cho hàng Việt gia công ở nước ngoài: Bí kíp kinh doanh hay rủi ro?

Gắn mác ngoại cho hàng Việt gia công ở nước ngoài: Bí kíp kinh doanh hay rủi ro?

Tiêu điểm -  6 năm

Đặt hàng sản xuất hoặc đăng ký doanh nghiệp ở nước ngoài sau đó đem sản phẩm về Việt Nam dưới mác ngoại là con đường nhanh nhất để các sản phẩm Việt tiếp cận thị trường nội địa và xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia cách làm này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

Ông Mai Hữu Tín: 'Chỉ ra đấu trường quốc tế khi đam mê và áp lực đủ lớn'

Ông Mai Hữu Tín: 'Chỉ ra đấu trường quốc tế khi đam mê và áp lực đủ lớn'

Leader talk -  6 năm

Ai cũng có thể đi ra ngoài kia hòa mình với dòng chảy kinh tế thế giới nhưng chỉ doanh nhân có đủ đam mê và áp lực đủ lớn mới thành công.

Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang: Kinh doanh chuỗi bằng mọi giá phải đi ra thế giới

Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang: Kinh doanh chuỗi bằng mọi giá phải đi ra thế giới

Tiêu điểm -  7 năm

Quan sát những động thái của các nhà bán lẻ thế giới khi đặt chân tới thị trường Việt Nam, việc đầu tiên của họ là …thôn tính các thương hiệu bán lẻ nội địa. Đó là con đường nhanh nhất để chiếm lĩnh thị trường.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  12 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  12 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  14 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  22 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.