Phát triển bền vững

Thu gom đồng nát, phế liệu: Mắt xích yếu thế trong kinh tế tuần hoàn

Phạm Sơn Chủ nhật, 23/05/2021 - 16:17

Những người hành nghề đồng nát, ve chai hay còn gọi là lực lượng thu gom rác thải phi chính thức đang âm thầm đưa rác thải quay trở lại đầu vào sản xuất.

Những người thu gom đồng nát, ve chai, phế liệu đang chưa nhận được sự nhìn nhận và quan tâm đúng mức. Ảnh: Tạp chí Tia Sáng.

Việt Nam bắt đầu bước vào mùa hạ, với những trưa hè nắng như đổ lửa. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt ấy, tiếng rao “đồng nát sắt vụn bán đi” vẫn vang lên trên từng ngóc ngách của phố phường.

Từ nhiều năm nay, những người hành nghề đồng nát, ve chai, thường là phụ nữ trong độ tuổi 35 – 40 đổ lên, với chiếc xe đạp cà tàng đã trở thành hình ảnh rất đỗi quen thuộc, đặc biệt tại các thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng hay TP. Hồ Chí Minh.

Với nghề mưu sinh là thu mua, lượm lặt những vật liệu có thể tái chế như giấy, nhựa, kim loại từ chất thải phát sinh từ hộ gia đình hay các trường học, công sở, cửa hiệu và thậm chí là cả những bãi tập kết rác, nhóm thu gom rác thải phi chính thức này đang âm thầm góp công sức phân loại rác và đưa rác trở thành đầu vào cho sản xuất.

Theo bà Trâm Nguyễn, Điều phối Mạng lưới kinh tế tuần hoàn thuộc tổ chức WasteAid, vai trò của người thu gom đồng nát, ve chai ngày càng quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường cũng như thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn.

Mặt khác, theo ghi nhận của phóng viên, lực lượng vệ sinh đô thị cho biết những người đồng nát đã hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động thu gom rác thải của các công ty môi trường, đặc biệt khi lượng rác thải phát sinh ngày càng quá tải.

Tuy nhiên, vai trò của khu vực phi chính thức vẫn còn bị xem nhẹ trong bức tranh toàn cảnh về kinh tế tuần hoàn. Công việc đồng nát, ve chai bị coi là lao động tự phát, với mức thu nhập không đảm bảo, không được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động hay đào tạo, tập huấn kỹ năng.

Một nghiên cứu của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại thành phố Đà Nẵng cũng chỉ ra, nhiều người thu gom rác phi chính thức cảm thấy “bị bỏ rơi” trong tình cảnh khó khăn bởi đại dịch Covid-19, khi không nằm trong nhóm được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Những sáng kiến hỗ trợ đồng nát, ve chai

Nhận thức được vai trò của những người đồng nát, ve chai, cũng như thấu hiểu nỗi nhọc nhằn, khó khăn mà họ đang phải gánh chịu, Tổ chức Hành động vì môi trường và phát triển tại Việt Nam (ENDA Việt Nam) đã tiến hành dự Hỗ trợ người thu gom rác dân lập về an sinh xã hội và tái chế rác thải nhựa. Dự án hoạt động theo 2 hướng tiếp cận, bao gồm hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp thông qua vận động chính sách.

Thông qua dự án, ENDA Việt Nam giúp những người hành nghề đồng nát, ve chai xây dựng và tham gia vào các mạng lưới, hợp tác xã để liên kết lại với nhau, tạo ra chỉnh thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu gom, từ đó tạo ra nguồn thu nhập bền vững.

Mặt khác, dự án cung cấp các trang thiết bị, đào tạo tập huấn về cách thức xử lý rác thải nguy hại, cách thức sơ cứu khi xảy ra rủi ro, đồng thời giúp người thu gom rác độc lập tiếp cận với chương trình bảo hiểm y tế.

Làm việc với ENDA Việt Nam, chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã bắt đầu nhìn nhận chính xác hơn về vai trò và giá trị của người thu gom rác thải phi chính thức, từ đó có những chính sách hỗ trợ cụ thể.

Hỗ trợ người thu phế liệu, đồng thời lên thúc đẩy văn hóa phân loại tại nguồn cũng là mục tiêu của doanh nghiệp xã hội mGreen, thông qua ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ trên nền tảng công nghệ 4.0.

Bà Trần Thị Thoa, đồng sáng lập mGreen cho biết, mGreen phát triển hệ sinh thái gom 3 ứng dụng, bao gồm mGreen user dành cho hộ gia đình, mGreen Collector dành cho lực lượng thu gom rác chính thức và phi chính thức và Mpoint shop để đổi quà tặng thông qua điểm tích lũy.

Mô hình tạo ra chỉnh thể kết nối giữa người dân, doanh nghiệp, chính quyền và cả người thu gom phế liệu, đồng nát. Từ đó, công tác thu gom, tái chế được tiến hành thông suốt, bảo vệ lợi ích cho các bên liên quan.

Ứng dụng mGreen cũng tích cực làm việc với các tập đoàn để triển khai thực hiện công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), đồng thời đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm tái chế.

Sau 2 năm hoạt động, mGreen đã có mặt trên 10 tỉnh, thành với 10.000 người sử dụng, thu gom và tái chế thành công 200 tấn rác thải, trong đó có 40 tấn rác thải nhựa.

Theo Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), việc nâng cao vai trò của khu vực phi chính thức trong chuỗi giá trị tuần hoàn là đặc biệt qua trọng. Bên cạnh giá trị nhân văn, việc này còn thúc đẩy hiệu quả hoạt động thu gom rác, tránh hiện tượng “phân luồng rác thải”, tức là rác thải chất lượng cao được doanh nghiệp tiếp nhận còn rác thải “bẩn”, kém chất lượng lại không được xử lý, tiếp tục gây ô nhiễm môi trường.

Đồng nát, ve chai với kinh tế tuần hoàn và chính sách EPR

Đồng nát, ve chai với kinh tế tuần hoàn và chính sách EPR

Phát triển bền vững -  4 năm
Các làng nghề tái chế rác thải có sự mâu thuẫn với quá trình áp dụng chính sách Mở rộng trách nhiệm nhà sản xuất (EPR). Tuy nhiên, điều chỉnh hoạt động của những làng nghề tái chế này theo hướng bền vững và hiệu quả có thể sẽ giúp ích rất lớn cho quá trình xử lý rác thải.
Đồng nát, ve chai với kinh tế tuần hoàn và chính sách EPR

Đồng nát, ve chai với kinh tế tuần hoàn và chính sách EPR

Phát triển bền vững -  4 năm
Các làng nghề tái chế rác thải có sự mâu thuẫn với quá trình áp dụng chính sách Mở rộng trách nhiệm nhà sản xuất (EPR). Tuy nhiên, điều chỉnh hoạt động của những làng nghề tái chế này theo hướng bền vững và hiệu quả có thể sẽ giúp ích rất lớn cho quá trình xử lý rác thải.
Đứng lên từ ‘bão’ Covid, viết tiếp ước mơ…

Đứng lên từ ‘bão’ Covid, viết tiếp ước mơ…

Ống kính -  1 giờ

Tròn một năm nhận sự hỗ trợ hàng tháng từ Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, Cao Ngọc Yến tặng cho mẹ món quà ý nghĩa khi em đậu vào lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Vị thế của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế

Vị thế của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Vị thế của Việt Nam đang lên rõ rệt song cũng còn nhiều điểm nghẽn cần khai thông để biến vị thế tốt thành dòng chảy FDI mạnh hơn.

Thách thức xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống

Thách thức xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống

Tiêu điểm -  5 giờ

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.

Khám phá các trụ cột tạo nên thế và lực của TC Group

Khám phá các trụ cột tạo nên thế và lực của TC Group

Hồ sơ quản trị -  5 giờ

Được thành lập và vận hành bởi những nhà kinh doanh khá kín tiếng, Tập đoàn Thành Công (TC Group) đã phát triển tới quy mô của những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Bất động sản nhà ở, bán lẻ hút vốn ngoại

Bất động sản nhà ở, bán lẻ hút vốn ngoại

Tiêu điểm -  7 giờ

Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.

GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'

GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.

Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post

Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post

Doanh nghiệp -  8 giờ

Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.