Thu nhập cao cũng không thể mua nhà

An Chi Thứ hai, 09/12/2024 - 15:15

Ngay cả nhóm người dân có thu nhập cao tại các thành phố lớn, chiếm 20% dân số cả nước, cũng gặp khó khăn trong việc mua nhà.

Cơ hội sở hữu nhà ở tại các thành phố lớn của người dân ngày càng gặp khó. Ảnh: Hoàng Anh

Bài toán khó

Khả năng chi trả cho nhà ở đã giảm mạnh trong vài năm qua, đến mức nhóm đại diện cho 20% dân số có thu nhập cao nhất tại Việt Nam - nhóm 5, theo phân loại của Tổng cục Thống kê, cũng không thể mua nhà, nếu xét theo quy tắc giá nhà không vượt quá một phần ba thu nhập.

Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2023 của Tổng cục Thống kê cho thấy, nhóm có thu nhập cao nhất có thu nhập bình quân một người/tháng đạt 14,47 triệu đồng tại Hà Nội; 13,8 triệu đồng tại Đà Nẵng; 13,26 triệu đồng tại TP. HCM; 13,9 triệu đồng tại Đồng Nai và 18,38 triệu đồng tại Bình Dương.

Đây là nhóm được kỳ vọng có khả năng sở hữu nhà ở tại các đô thị lớn như Hà Nội hay TP. HCM mà không cần sự hỗ trợ từ Chính phủ.

Tuy nhiên, trên thực tế, khi đối diện với bài toán sở hữu nhà ở tại các đô thị lớn, ngay cả nhóm này cũng gặp không ít trở ngại.

Theo đó, giả định mỗi hộ gia đình có hai người trong tuổi lao động đều thuộc nhóm có thu nhập cao nhất, thu nhập bình quân của nhóm này ước tính khoảng 30 triệu đồng/tháng/hộ, tương đương với khoảng 360 triệu đồng mỗi năm.

Khả năng chi trả tối đa nếu áp dụng quy tắc tài chính phổ biến là chi phí nhà ở không vượt quá 1/3 thu nhập là khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng, tương đương khoảng 120 triệu đồng mỗi năm.

Trong khi đó, mỗi căn hộ thương mại tại các đô thị lớn kể trên có giá dao động từ 40-70 triệu đồng/m2, tùy khu vực và phân khúc.

Như vậy, một căn hộ có diện tích nhỏ (60m2) sẽ có giá khoảng 2,5-3,5 tỷ đồng. Nếu nhóm 5 quyết định mua một căn hộ 60m2 giá khoảng 3,5 tỷ đồng và vay ngân hàng 70% giá trị căn nhà, tức 2,45 tỷ đồng, với lãi suất 8%/năm trong vòng 20 năm, khoản trả góp hàng tháng sẽ vào khoảng 25-27 triệu đồng, tương ứng với khoảng hơn 300 triệu đồng mỗi năm.

Với mức chi trả tối đa 120 triệu đồng/năm, họ gần như không thể mua nhà nếu không có sự hỗ trợ về tài chính, thừa kế từ gia đình.

Như vậy, nhóm có thu nhập cao nhất, đại diện “top 20%” của cả nước cũng gặp khó khăn trong việc sở hữu nhà, đồng nghĩa với việc các nhóm thu nhập thấp hơn gần như không có cơ hội.

Giá nhà ở vốn đã cao lại không ngừng tăng mạnh

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, giá bất động sản tại các đô thị lớn vốn đã vượt xa khả năng tài chính của đại đa số người dân, thời gian gần đây lại tăng nhanh, hơn gấp nhiều lần tốc độ tăng thu nhập. Điều này càng khiến người dân khó sở hữu nhà ở.

Cụ thể, từ sau đại dịch Covid-19, giá bất động sản, nhất là loại hình căn hộ, tại các đô thị lớn có giá nhà cao nhất cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM liên tục tăng, thiết lập mặt bằng mới cao hơn từ 30% so với năm 2019.

Trong khi đó, nền kinh tế vẫn phải “chật vật” khắc phục hậu quả của dịch Covid-19, thu nhập bình quân đầu người tại thành thị năm 2023 chỉ tăng khoảng 4% so với thống kê của Tổng cục Thống kê vào năm 2019.

Thu nhập bình quân của nhóm 5 tại Hà Nội và Đà Nẵng năm 2023 chỉ tăng lần lượt 3% và 7% so với năm 2019. Thậm chí, thu nhập bình quân của nhóm 5 tại TP. HCM còn giảm 8%.

Điều này khiến khoảng cách giữa thu nhập và giá nhà ngày càng rộng.

Trong khi đó, nguồn cung nhà ở hiện nay chủ yếu tập trung vào phân khúc trung, cao cấp. Mặc dù nhu cầu ở phân khúc này cũng rất lớn nhưng nhu cầu nhà ở vừa túi tiền mới là nhu cầu chính của thị trường. Rất ít dự án nhà ở có giá dưới 30 triệu đồng/m2, khiến đa số người dân, kể cả nhóm 5, không có lựa chọn phù hợp.

Mặt khác, việc một số chủ đầu tư “lợi dụng” sự khan hiếm nguồn cung của thị trường để tăng giá bán bất hợp lý, khiến mặt bằng giá tăng cao, ngay cả với các khu vực không có nhiều lợi thế về hạ tầng.

Ngoài ra, một trong những yếu tố chính thúc đẩy giá bất động sản tăng vọt là do hành vi đầu cơ. Trong bối cảnh các kênh đầu tư khác còn nhiều biến động, tâm lý tích trữ tài sản và kỳ vọng giá tiếp tục tăng khiến nhiều người mua nhà đất không nhằm mục đích sử dụng thực tế.

Họ mua nhà đất rồi bỏ hoang, không đưa vào sử dụng, chờ tăng giá, khiến tình trạng mất cân đối cung - cầu càng trở nên trầm trọng.

Một yếu tố khác ít được đề cập nhưng có ảnh hưởng lớn không kém chính là chi phí tài chính. Mặc dù lãi suất đã giảm, tuy nhiên, người vay mua nhà tại Việt Nam vẫn phải chịu lãi suất cho vay thả nổi sau ưu đãi từ khoảng 10% trở lên. Điều này tạo áp lực về mặt tài chính cho người mua nhà.

Chi phí tài chính, cùng với chi phí đầu tư, chi phí đất đai đang liên tục tăng cao cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển dự án của các doanh nghiệp và trực tiếp làm tăng giá nhà.

Hệ quả là nhu cầu về nhà ở của đại đa số người dân không được đáp ứng, không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống an sinh xã hội mà còn dẫn đến sự bất ổn dài hạn cho thị trường bất động sản và tạo hệ lụy rủi ro kinh tế vĩ mô.

Đưa ra giải pháp cho vấn đề này, trong dài hạn, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, ngoài việc tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế và vốn vay cho các dự nhà ở xã hội, nhà ở thương mại vừa túi tiền, Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh việc cải thiện hạ tầng kết nối. Đây là xu hướng tất yếu để giải quyết bài toán về nhà ở cho người dân đô thị Việt Nam.

Theo đó, với hạ tầng kết nối được cải thiện, người mua nhà sẽ sẵn sàng di chuyển sang các khu vực vùng ven, nơi doanh nghiệp có thể phát triển các dự án có mức giá thấp hơn. Khi nguồn cung đủ lớn và phù hợp, giá nhà theo đó sẽ được điều chỉnh về mức “cân bằng” của cán cân cung - cầu thực.

Chính thức thí điểm mở rộng loại đất cho dự án nhà ở thương mại

Chính thức thí điểm mở rộng loại đất cho dự án nhà ở thương mại

Bất động sản -  1 tuần
Quốc hội đã thông qua nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Chính thức thí điểm mở rộng loại đất cho dự án nhà ở thương mại

Chính thức thí điểm mở rộng loại đất cho dự án nhà ở thương mại

Bất động sản -  1 tuần
Quốc hội đã thông qua nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Cuộc rượt đuổi giá chung cư Hà Nội bao giờ dừng lại?

Cuộc rượt đuổi giá chung cư Hà Nội bao giờ dừng lại?

Bất động sản -  1 tuần

Mặt bằng giá mới đã thiết lập ở mức cao nhưng với nguồn cung mới tập trung ở phân khúc cao cấp và hạng sang, đà tăng giá chung cư Hà Nội dường như chưa dừng.

Hết thời tiêu sản, chung cư càng ở càng có giá

Hết thời tiêu sản, chung cư càng ở càng có giá

Bất động sản -  1 tuần

Với nhu cầu thực lớn, khả năng tăng giá mạnh mẽ và dòng tiền từ cho thuê ổn định, các chung cư đang trở thành điểm đến của dòng tiền

Giá chung cư Hà Nội liệu có giảm?

Giá chung cư Hà Nội liệu có giảm?

Bất động sản -  1 tháng

Nhiều ý kiến cho rằng, để giá chung cư Hà Nội giảm trong ngắn hạn là gần như không thể.

Thu nhập cao cũng không thể mua nhà

Thu nhập cao cũng không thể mua nhà

Bất động sản -  1 phút

Ngay cả nhóm người dân có thu nhập cao tại các thành phố lớn, chiếm 20% dân số cả nước, cũng gặp khó khăn trong việc mua nhà.

Tái khởi động điện hạt nhân: Cần tiếp tục sửa luật và điều chỉnh quy hoạch điện

Tái khởi động điện hạt nhân: Cần tiếp tục sửa luật và điều chỉnh quy hoạch điện

Tiêu điểm -  18 phút

Việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận dự kiến đòi hỏi sửa Luật Năng lượng nguyên tử, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.

Tầm nhìn của ngân hàng trong kỷ nguyên đầu tư mới

Tầm nhìn của ngân hàng trong kỷ nguyên đầu tư mới

Leader talk -  19 phút

Nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục khởi sắc trong năm 2025, với ngành tài chính ngân hàng giữ vai trò “xương sống”, đóng góp quan trọng cho sự phát triển.

Điều ít người biết về chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2024

Điều ít người biết về chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2024

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

Trước khi đoạt Giải Chính VinFuture 2024, ông Jensen Huang, CEO Nvidia, đã nổi danh toàn cầu với những bộ xử lý đồ họa (GPU) mạnh nhất, thúc đẩy AI và cải thiện cuộc sống hàng tỷ người.

Chi tiêu thẻ thông thái, mặc sức tận hưởng và nâng tầm trải nghiệm

Chi tiêu thẻ thông thái, mặc sức tận hưởng và nâng tầm trải nghiệm

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Chiếc thẻ tín dụng không chỉ đơn thuần là một phương tiện thanh toán, mà còn là chiếc chìa khóa mở ra thế giới trải nghiệm đa sắc cho chủ thẻ.

Flamingo ra mắt thành phố onsen khoáng nóng đầu tiên Thanh Hóa

Flamingo ra mắt thành phố onsen khoáng nóng đầu tiên Thanh Hóa

Bất động sản -  4 giờ

Thay đổi quan niệm "biển miền Bắc chỉ phù hợp vào mùa hè", Tập đoàn Flamingo ra mắt thành phố onsen khoáng nóng Flamingo Ibiza Hải Tiến City tại Thanh Hóa.

Hanoi Melody Residences ra mắt căn hộ 2PN+1

Hanoi Melody Residences ra mắt căn hộ 2PN+1

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Ra mắt căn hộ 2PN+1, dự án Hanoi Melody Residences tối ưu lựa chọn cho người mua nhà, với chính sách bán hàng linh hoạt, đặc biệt chính sánh vàng đầy ưu đãi.