Tiêu điểm
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà doanh nghiệp
Trong nhiều lĩnh vực vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức sách nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết, giải quyết không đúng quy định, không công bằng, không khách quan những công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 10/CT-TTG về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người đứng đầu cơ quan, đơn vị nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc; nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy định việc tiếp công dân, tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân theo đúng quy định.
Trước hết, người đứng đầu các cơ quan đơn vị phải đề cao trách nhiệm nêu gương thực hiện và tăng cường trách nhiệm. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sáng về đạo đức, lối sống, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ.
Xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị có hành vi bao che, dung túng hoặc thiếu trách nhiệm, để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp.
Chấn chỉnh công tác quản lý; siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, tăng cường kiểm tra, giám sát trong hoạt động công vụ, giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp; đảm bảo giải quyết dứt điểm, kịp thời các kiến nghị, phản ánh, tố cáo của người dân và doanh nghiệp, tránh tình trạng giải thích không rõ ràng thay vì giải quyết.
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý; nhận diện nguy cơ tham nhũng theo vị trí việc làm để có biện pháp kiểm tra, giám sát; khắc phục ngay những sơ hở có thể gây phiền hà, sách nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp.
Rà soát thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, đưa ra lộ trình giải quyết; sau khi tiếp nhận hồ sơ, thủ tục hành chính theo quy định, không được yêu cầu doanh nghiệp, người dân bổ sung hồ sơ, tài liệu quá 1 lần.
Nâng cao chất lượng công tác đối thoại với doanh nghiệp, người dân theo hướng thực chất, cầu thị bằng việc lắng nghe nguyện vọng của họ và công khai thời gian, địa điểm tiếp dân của người đứng đầu cũng như địa chỉ nhận góp ý. Giải quyết kịp thời phản ánh và nếu có lỗi thì phải công khai xin lỗi đồng thời khắc phục hậu quả, xử lý vi phạm.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử từ cấp trung ương đến địa phương; đưa ra lộ trình cụ thể để triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 trở lên và phải ứng dụng công nghệ hiện đại để giám sát.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; xây dựng cơ chế giám sát, phát hiện vi phạm.
Quản trị doanh nghiệp giỏi sẽ hạn chế tham nhũng
Chuyên gia UNDP: 'Tham nhũng là kẻ thù lớn nhất của sự phát triển'
Bà Akiko Fujii, Phó Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cho biết, tham nhũng chính là kẻ thù lớn nhất trong tiến trình phát triển, đặc biệt khi Việt Nam triển khai Chương trình 2030 về Phát triển bền vững.
Khảo sát PAPI 2018: Còn nhiều quan ngại về môi trường, đói nghèo và tham nhũng
Bà Caitlin Wiesen, Quyền trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho biết, tham nhũng vẫn là một trong ba mối quan ngại hàng đầu trong năm 2018.
9 ông lớn nhà nước nhận điểm số 0% về công khai thông tin phòng chống tham nhũng
Những doanh nghiệp nhà nước đình đám nhất như Viettel, Mobifone, Vinalines, Vicem, SJC, Vinataba... đều nhận thang điểm 0% về việc công khai thông tin phòng chống tham nhũng theo kết quả khảo sát của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) tại Việt Nam
Hà Nội khẳng định "tham nhũng, thất thoát ngân sách rất khó xảy ra" tại các dự án BT
Theo ông Phạm Quý Tiên, Chánh văn phòng UBND TP. Hà Nội, nhà đầu tư chỉ được khai thác sử dụng đối với diện tích đất thương phẩm, chiếm khoảng 26% trên tổng diện tích khu đất được giao để hoàn vốn cho công trình BT.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
'Quốc gia khởi nghiệp': Bài học quản trị xuất sắc
Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.