Chuyển đổi xanh và cơ hội cho những nhà tiên phong
Giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả và tạo dựng được hình ảnh đẹp đối với người tiêu dùng là lợi thế cạnh tranh cho những đơn vị tiên phong thực hiện phát triển bền vững.
Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ bền vững, đồng thời đặt kỳ vọng nhiều hơn cho các doanh nghiệp thực hành kinh doanh có đạo đức, có trách nhiệm.
Thu nhập của người tiêu dùng tăng cao dẫn đến ngày càng có nhiều người sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm được chứng nhận có chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe. Cùng với đó, các ngành sản xuất cũng đang phát triển kể cả số lượng và chất lượng, đang không ngừng đầu tư mở rộng kênh phân phối cũng như tìm kiếm giải pháp bền vững hóa sản phẩm của mình.
Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, đây là lý do khiến xu hướng tiêu dùng các sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc tự nhiên và thân thiện với môi trường đang ngày càng trở nên phổ biến trong văn hóa tiêu dùng hiện đại. Xu thế này mang tính tất yếu ở thị trường Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Khảo sát của NielsenIQ phần nào củng cố thêm lập luận này. Tại diễn đàn Khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam 2023: Xu hướng và thị trường bán lẻ, bà Đặng Thúy Hà, Giám đốc nghiên cứu hành vi khách hàng của NielsenIQ Việt Nam, cho biết, theo khảo sát hành vi tiêu dùng mới nhất của công ty, 49% người tiêu dùng đã lựa chọn sử dụng túi tái chế, tái sử dụng thay cho những sản phẩm túi dùng một lần; 47% người tiêu dùng chỉ quyết định mua hàng khi thực sự cần thiết; 45% người tiêu dùng đã có ý thức tự phân loại rác thải và tiết kiệm điện.
Tính riêng tại 2 thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP.HCM, theo bà Trịnh Nguyễn Ngọc Linh, Quản lý cấp cao Dự án Intage Việt Nam, khảo sát của đơn vị này cũng chỉ ra, có đến 95% người tiêu dùng có ý thức bảo vệ môi trường; 61% ưu tiên tận dụng ánh sáng tự nhiên và tắt bớt các thiết bị điện khi không sử dụng; 44% người tiêu dùng tái sử dụng quần áo cũ thay vì mua mới.
Lý do lựa chọn tiêu dùng xanh cũng rất đa dạng, có thể kể đến như mong muốn tiết kiệm trong chi tiêu; mong muốn bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình hoặc ủng hộ những phong trào bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Cùng với sự gia tăng xu hướng tiêu dùng xanh, người tiêu dùng cũng đặt nhiều kỳ vọng hơn đối với doanh nghiệp. Theo khảo sát của NielsenIQ, 38% người tiêu dùng cho rằng những sáng kiến và hành động thiết thực hướng đến bảo vệ môi trường là điều cần thiết. Khảo sát của Intage chỉ ra, 90% người tiêu dùng bày tỏ thái độ tốt với doanh nghiệp thực hành kinh doanh bền vững, có đạo đức và có trách nhiệm xã hội.
Xu thế tiêu dùng xanh lên ngôi chính là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh có đạo đức và trách nhiệm. Theo bà Hà, trước xu thế này, doanh nghiệp cần phải chủ động chứng minh những nỗ lực hướng đến phát triển bền vững với người tiêu dùng, thông qua những hành động cụ thể và kết quả thực tiễn, thay vì chỉ kêu gọi, hô hào, làm truyền thông, quảng cáo.
Thực tế, doanh nghiệp đang có rất nhiều dư địa để triển khai hoạt động bền vững hóa, có thể kể đến như giảm thiểu sử dụng vật liệu không thân thiện với môi trường, sử dụng các nguồn năng lượng bền vững. Giám đốc NielsenIQ Việt Nam nhấn mạnh, doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện đánh giá toàn diện kế hoạch hành động giảm phát thải và kết quả đạt được thay vì triển khai một cách thiếu định hướng.
Đối với các nhà bán lẻ, bà Hà khuyến nghị có thể ứng dụng giải pháp cho phép khách hàng theo dõi tác động tới môi trường trong giỏ hàng hóa, đồng thời tăng cường phân phối những sản phẩm xanh, sạch, tiến hành dán nhãn chứng nhận carbon lên sản phẩm, sử dụng xe điện để vận chuyển hàng…
Doanh nghiệp miền Tây: Thực hành ESG bắt đầu từ ’cái tâm sáng’
Trong bối cảnh công nghệ số phát triển, các kênh thương mại hiện đại lên ngôi, nhà sản xuất, nhà phân phối sản phẩm xanh không thể ngồi chờ “tiếng lành đồn xa”, thay vào đó là tích cực ứng dụng các nền tảng phân phối mới, tạo cơ hội cho người tiêu dùng tiếp cận nhiều hơn tới những sản phẩm xanh.
Bên cạnh những kênh tiêu thụ như sàn thương mại điện tử, bán hàng qua livestream (phát video trực tiếp)…, bà Hà gợi ý, có thể xây dựng những câu lạc bộ khách hàng tiêu dùng bền vững; triển khai hình thức trải nghiệm sản phẩm xanh; khuyến khích tiêu dùng xanh thông qua thưởng điểm cho những khách hàng lựa chọn sản phẩm bền vững…
Còn theo ông Tiến, để tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ xu thế tiêu dùng xanh, không chỉ nỗ lực của doanh nghiệp mà sự vào cuộc của các cơ quan chức năng cũng đặc biệt quan trọng. Ông Tiến đề nghị các cơ quan chức năng cần nâng cao trách nhiệm trong kiểm soát chất lượng sản phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa tiêu dùng bền vững để cộng đồng hiểu được vai trò, giá trị của sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn và thân thiện.
Giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả và tạo dựng được hình ảnh đẹp đối với người tiêu dùng là lợi thế cạnh tranh cho những đơn vị tiên phong thực hiện phát triển bền vững.
Những nền tảng, giải pháp ứng dụng công nghệ mới như AI, Blockchain, tự động hoá được các doanh nghiệp kì vọng sẽ tác động toàn diện, sâu sắc đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong thời gian tới.
Các dự án đầu tư quy mô lớn là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của nhiều địa phương. Tuy nhiên, vào năm 2018, tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản kiến nghị gửi lên Thủ tướng Chính phủ nhằm từ chối một dự án trị giá đến 400 triệu USD, là dự án xây dựng nhà máy dệt – nhuộm của TAL.
Tôm là một trong những loại thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với sản lượng không ngừng tăng qua các năm. Cùng với sự tăng của sản lượng tôm, lượng phụ phẩm bao gồm đầu và vỏ tôm cũng ngày một nhiều, đến nay đã đạt tới con số gần 1 nghìn tấn mỗi ngày.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.