Tìm cách tăng tốc doanh nghiệp trong tăng trưởng xanh

Phương Anh Thứ năm, 27/04/2023 - 22:16

Theo chuyên gia, điều mà chính phủ và các bộ ngành, địa phương, cần làm là tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể triển khai thực hiện các hoạt động sản xuất đầu tư xanh, chứ không còn phải khuyến khích các doanh nghiệp nhiều nữa.

Vai trò quan trọng của FDI

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư, nhận định mục tiêu về tăng trưởng xanh đòi hỏi phải huy động toàn bộ sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cũng như cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp FDI.

Theo ông, doanh nghiệp FDI đóng vai trò rất quan trọng trong sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế, thực hiện phát triển bền vững bao trùm, trong đó có tăng trưởng xanh.

Các doanh nghiệp này giúp tạo ra sự thay đổi về nhận thức, tạo ra nguồn lực, kinh nghiệm để quản trị, công nghệ trang thiết bị hiện đại thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh trong sản xuất, đồng thời, hợp tác đồng hành cùng các doanh nghiệp trong nước.

Nhận định này được ông Tuấn đưa ra tại tọa đàm “Doanh nghiệp FDI trong tăng trưởng xanh của Việt Nam” tổ chức bởi Cổng thông tin điện tử Chính phủ mới đây.

a
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư. Ảnh: VGP/Quang Thương.

Đại diện Cục Đầu tư nước ngoài cho biết theo tính toán, khu vực doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, đã đầu tư khoảng 9 tỷ USD trong các lĩnh vực liên quan đến tăng trưởng xanh, phát triển xanh như năng lượng tái tạo, hay đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho kinh tế xanh.

Con số này chiếm khoảng 2% GDP, và bình quân tăng trưởng trong suốt hai năm vừa qua đạt mức khá cao, khoảng 10 – 13%. Đây là một trong những tín hiệu rất tốt.

Cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp FDI, đã giúp tạo nên sự thay đổi hành vi trong việc sản xuất, tiêu dùng, kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu về tăng trưởng xanh.

Khó khăn trong mục tiêu tăng trưởng xanh

Ông Tuấn nhận định tăng trưởng xanh là mục tiêu khó, và trên thực tế, số lượng doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào Việt Nam chưa nhiều. Khó khăn với doanh nghiệp FDI xuất phát từ nhiều khía cạnh, và đây cũng là những khó khăn với cả các doanh nghiệp nội địa.

Những vấn đề này trước hết có phần liên quan tới trách nhiệm của chính phủ trong việc tạo cơ chế chính sách, tạo môi trường khuyến khích, phát triển, nuôi dưỡng đầu tư sản xuất, kinh doanh phục vụ cho mục tiêu phát triển xanh.

Hiện Việt Nam đã có chiến lược tăng trưởng xanh, có kế hoạch hành động, đồng thời, lồng ghép vào các quy hoạch chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

“Nhưng điều đó là chưa đủ”, lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài nhấn mạnh.

Doanh nghiệp FDI đồng hành cùng Việt Nam tăng trưởng xanh

Theo đó, Chính phủ sẽ cần tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, rà soát, đảm bảo rằng khung khổ pháp lý thực sự thuận lợi, có tính khuyến khích. Việt Nam sẽ cần tìm ra cơ chế chính sách ưu đãi thực sự thiết thực, đúng, và trúng để hỗ trợ doanh nghiệp, trong việc thay đổi nhận thức, và thực hiện một cách có hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh theo hướng xanh.

Đối với doanh nghiệp, cả doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, cái quan trọng đầu tiên là thay đổi nhận thức, tiếp sau đó là vấn đề về nguồn nhân lực.

“Nguồn nhân lực bao giờ cũng đóng vai trò là trung tâm, chủ thể, động lực của sự phát triển, không chỉ của các quốc gia, mà kể cả các doanh nghiệp. Chúng ta cần phải đào tạo ra nguồn nhân lực thực sự chất lượng cao, đặc biệt, có tư duy nhận thức trong việc thực hiện sản xuất kinh doanh theo hướng xanh”, ông Tuấn khuyến nghị.

Ngoài những thách thức trên, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cho rằng lý do những tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn công nghệ cao vào Việt Nam chưa nhiều, là sự hợp tác lỏng lẻo, thiếu hiệu quả giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI, khiến Việt Nam bất lợi trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng.

Điều này còn dẫn tới hệ quả Việt Nam không học được các công nghệ cao, công nghệ nguồn từ các quốc gia phát triển khác, nguồn nhân lực khó gia tăng kỹ năng.

Cần chính sách đồng bộ từ các bên

Theo vị chuyên gia này, “điều chúng ta cần phải làm là phải nâng tầm doanh nghiệp Việt để có thể bắt tay với doanh nghiệp FDI một cách bình đẳng, hai bên cùng có lợi”. “Chúng ta nên học bài học của Trung Quốc, Trung Quốc làm điều đó rất tốt nên khi FDI vào, họ tận dụng những cơ hội của FDI để phát triển nội địa rất tốt”.

Cùng với đó, muốn tăng trưởng xanh, phải giải quyết tăng trưởng xanh từ khâu sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, và cuối cùng là hậu tiêu dùng.

“Chúng ta phải làm đồng bộ tất cả thì xã hội mới tăng trưởng xanh được, nếu chỉ làm một khâu thì sẽ đứt gãy chuỗi. Cả chuỗi phải xuyên suốt thì mới có kinh tế tuần hoàn”, ông Toàn phân tích.

Theo đó, Việt Nam cần phải có kế hoạch vận hành từ tỉnh, huyện, xã, và kế hoạch vận hành từ doanh nghiệp.

Không chỉ vậy, ông Toàn nhấn mạnh cốt lõi của vấn đề là tất cả doanh nghiệp khi kinh doanh phải đưa tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, giá trị về quyền con người, bảo vệ quyền lợi của người lao động, cũng như bảo vệ quyền của cộng đồng, kể cả người tiêu dùng, là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, chứ không phải là giá trị gia tăng.

Chia sẻ quan điểm, ông Tuấn đánh giá hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã dần thay đổi nhận thức, nhận thấy việc chuyển đổi xanh là điều tất yếu phải làm.

Do đó, vị này nhận định trong tương lai, điều mà chính phủ và các bộ ngành, địa phương, cần làm là tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể triển khai thực hiện các hoạt động sản xuất đầu tư xanh, chứ không phải khuyến khích các doanh nghiệp nhiều nữa. Chính phủ cần tạo bệ đỡ duy trì để hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hoạt động một cách hiệu quả, và đóng góp tốt hơn vào sự phát triển kinh tế bền vững. 

Vì đâu tăng trưởng xanh 'đói' vốn?

Vì đâu tăng trưởng xanh 'đói' vốn?

Tài chính -  2 năm
Theo chuyên gia, rủi ro cắt giảm sản lượng theo hợp đồng mua bán điện đang gây khó khăn cho các tổ chức tài chính quốc tế trong hỗ trợ dự án xanh hiệu quả.
Vì đâu tăng trưởng xanh 'đói' vốn?

Vì đâu tăng trưởng xanh 'đói' vốn?

Tài chính -  2 năm
Theo chuyên gia, rủi ro cắt giảm sản lượng theo hợp đồng mua bán điện đang gây khó khăn cho các tổ chức tài chính quốc tế trong hỗ trợ dự án xanh hiệu quả.
Giải pháp trọng tâm cho tăng trưởng xanh

Giải pháp trọng tâm cho tăng trưởng xanh

Phát triển bền vững -  2 năm

Kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi sang năng lượng sạch là 2 giải pháp tạo ra tác động lan tỏa cho nền kinh tế, thúc đẩy cả nền kinh tế chuyển đổi vận hành theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

TP.HCM thúc đẩy năng lượng sạch để tăng trưởng xanh

TP.HCM thúc đẩy năng lượng sạch để tăng trưởng xanh

Phát triển bền vững -  2 năm

Thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả, chuyển đổi năng lượng tái tạo là trọng tâm của dự án mới được khởi động tại TP.HCM, thông qua sự phối hợp giữa UBND TP.HCM với Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ.

Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh

Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh

Phát triển bền vững -  2 năm

Đây là tổ chức phối hợp liên ngành có nhiệm vụ đôn đốc thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và thực hiện các nhiệm vụ khác về tăng trưởng xanh do Thủ tướng giao.

HSBC đã huy động được 1,3 tỷ USD hỗ trợ Việt Nam tăng trưởng xanh

HSBC đã huy động được 1,3 tỷ USD hỗ trợ Việt Nam tăng trưởng xanh

Tiêu điểm -  3 năm

Đây là một phần trong gói tín dụng trị giá 12 tỷ USD trong vòng 9 năm tới để hỗ trợ Việt Nam thực hiện cam kết tại Hội nghị lần 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Tiêu điểm -  6 giờ

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  16 giờ

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  17 giờ

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tiêu điểm -  17 giờ

Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Tiêu điểm -  6 giờ

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  12 giờ

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  12 giờ

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  12 giờ

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  15 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.