Sở hữu trí tuệ

Trồng sầu riêng tự phát – Một cách “giết chết” chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột

Hương Giang Thứ hai, 19/12/2022 - 12:07

Mới đây, với sự phối hợp giữa tỉnh Đắk Lắk với Bộ NN&NT, tỉnh đã thành công xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc chính ngạch lần đầu tiên với giá cao. Nhìn thấy mối lợi này, nhiều nông dân trong tỉnh đã ồ ạt chuyển sang trồng sầu riêng, đồng thời đe dọa sự phát triển của một loại cây đặc sản khác trong tỉnh – cà phê.

Tỉnh Đắk Lắk vừa thành công xuất khẩu chính ngạch sầu riêng lần đầu tiên sang Trung Quốc (Ảnh: Hải Quan Online)

Trên thế giới, bảo hộ chỉ dẫn địa lý là một xu thế phát triển bền vững và tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành nông nghiệp. Không đi ngoài xu hướng đó, Việt Nam cũng đã quan tâm, đẩy mạnh xây dựng và phát triển bảo hộ địa lý trong những năm gần đây. Với thế mạnh về điều kiện về tự nhiên, thổ nhưỡng, và độ nổi tiếng của cà phê, tỉnh Đắk Lắk cũng đã đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý “cà phê Buôn Ma Thuột” cho sản phẩm cà phê ở thị trường Việt Nam và tiến tới đăng ký bảo hộ quốc tế.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý “cà phê Buôn Ma Thuột” đã chính thức được đăng bạ vào ngày 14/10/2005. Với chặng đường gần 20 năm, chỉ dẫn địa lý “cà phê Buôn Ma Thuật” đã mang lại giá trị to lớn cho nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành cà phê Đắk Lắk nói riêng.

Vùng địa danh cà phê Buôn Ma Thuột được xác định nằm trong các huyện: Cư M’gar, Ea H’leo, Krông Ana, Cư Kuin, Krông Buk, Thị xã Buôn Hồ, Krông Năng, Krông Pắk và TP Buôn Ma Thuột.

Với điều kiện lý tưởng về tự nhiên như thổ nhưỡng, khí hậu cũng như cách chăm bón hợp lý, cà phê Buôn Ma Thuột không chỉ cho sản lượng cao vào bậc nhất thế giới mà còn có chất lượng thơm ngon đặc biệt. Đây là lợi thế cạnh tranh lớn của sản phẩm cà phê địa phương.

Đặc biệt, trên thị trường cà phê Việt Nam, số lượng những loại cà phê mang chỉ dẫn địa lý như cà phê Buôn Ma Thuột còn đang rất hạn chế. Vì vậy, cà phê trong vùng thường bán được giá cao.

Thế nhưng, với thương vụ xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang thị trường Trung Quốc, người nông dân Đắk Lắk đang ồ ạt đua nhau phá vùng trồng cà phê để thay bằng sầu riêng. Điều này có khả năng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột.

Ông Bùi Văn Hạnh, xã Đắk Ha (Đắk Glong, Đắk Nông) cho biết, gia đình ông có khoảng 10 sào cà phê xen hồ tiêu. Mấy năm qua, hồ tiêu năng suất kém, bị bệnh chết nhiều, chưa kể giá rớt sâu nên gia đình ông vừa đầu tư tiền tỷ trồng hơn 300 cây sầu riêng Ri6 để thay thế cà phê, hồ tiêu.

Theo ông Hạnh, so với trồng cà phê và tiêu, sầu riêng khó chăm sóc hơn, song thu nhập từ loại cây này cao hơn nhiều lần; không ít hộ dân trong xã cũng ăn nên làm ra từ trồng sầu riêng nên gia đình mạnh dạn dốc vốn đầu tư. “Chúng tôi biết việc thay đổi cây trồng rất khó. Tuy nhiên, mỗi cây mỗi thời, nếu không thay đổi phù hợp với thời thế, người dân lấy gì thu hoạch. Tây Nguyên đang trúng đậm sầu riêng, biết đâu sau này ở đây hình thành vùng đặc sản sầu riêng tại đây”, ông Hạnh nói.

Trào lưu trồng sầu riêng tại các tỉnh Tây Nguyên đang nở rộ trong thời gian gần đây. Thậm chí, nhiều người dân còn phá bỏ cả vườn cà phê, hồ tiêu...đã trồng cả chục năm nay để chuyển sang sầu riêng khiến diện tích cây trồng này đang tăng rất mạnh.

Theo ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, sở khuyến cáo nông dân không chạy theo giá cả mà mở rộng diện tích sầu riêng trong thời điểm này. Khi nông dân tự tăng diện tích sầu riêng mà không gắn kết với hoạt động chế biến, tiêu thụ, có thể dễ dẫn đến cung vượt cầu, gây ra tình trạng được mùa mất giá rất phổ biến của nông sản Việt.

Mặt khác, trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy chế biến các sản phẩm từ trái cây trên quy mô lớn, trong đó có sầu riêng. Do đó, việc người dân tự phát mở rộng diện tích sầu riêng sẽ có nguy cơ gặp rủi ro về thị trường tiêu thụ.

Theo Tổng cục Thống kê, từ năm 2010 đến nay, diện tích sầu riêng trên cả nước đã tăng gấp hơn 5 lần. Cụ thể, năm 2010 chỉ có 17.600ha, nhưng đến năm 2022 con số này đã tăng lên 90.000ha với sản lượng hằng năm khoảng 1,3 triệu tấn quả. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm gần đây, diện tích sầu riêng đã tăng khoảng hơn 20.000 ha.

Về tỉnh Đắk Lắk nói riêng, diện tích sầu riêng toàn tỉnh có khoảng 15.100 ha (chiếm 17,6% diện tích cả nước) và con số này đang tăng lên nhanh chóng. Ước tính sản lượng thu hoạch năm 2022 khoảng 170.000 tấn và đến năm 2025 là hơn 300.000 tấn.

Cũng theo ông Dương: "Tỉnh đang tập trung xây dựng đề án phát triển ngành hàng sầu riêng và bơ là những cây trồng có tiềm năng thế mạnh. Nội dung đề án xác định rõ các khu vực, các vùng các điều kiện phù hợp để phát triển sầu riêng trong thời gian đến. Kèm theo đó là các nhiệm vụ giải pháp các sở ngành, doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân, người trồng cân tuân thủ thì mới đảm bảo được các điều kiện để có thể cạnh tranh, có thể đưa ra thị trường".

Ngoài ra, trong thời gian tới, ngành nông nghiệp cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương và nông dân trong việc xây dựng và áp dụng những giải pháp hữu cơ, sinh học, từ đó đem đến hiệu quả cao về số lượng và chất lượng cho hoạt động trồng cà phê. Thêm vào đó, tỉnh cũng sẽ tạo dựng vùng trồng sầu riêng tập trung, tạo mối liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, khiến cho hoạt động sản xuất sầu riêng trở nên bền vững, lâu dài hơn hơn.

Việc mở rộng vùng trồng sầu riêng có thể là một bước đi đúng đắn của tỉnh Đắk Lắk, tuy nhiên, hoạt động này phải có quy hoạch, có sự kết hợp giữa người dân, nhà nước và doanh nghiệp chế biến. Nếu không, hoạt động mở rộng ồ ạt vùng trồng sầu riêng không chỉ khiến loại cây này rơi vào tỉnh cảnh được mùa, mất giá; mà còn khiến cho những loại cây trồng lâu năm như cà phê bị phá bỏ, từ đó gây ra tình trạng mất chỉ dẫn địa lý cho loại nông sản nổi tiếng này.

Thực tế, trước đây, người nông dân cũng đã có nhiều hoạt động trồng cây tự phát, từ đó khiến giá nông sản giảm xuống, đồng thời, khiến cho những loại cây khác phát triển không bền vững. Điển hình, năm 2017, khi giá tiêu “sốt” tới 200.000 đồng/kg, nhà nhà đổ xô đi trồng tiêu dẫn tới chỉ trong một thời gian ngắn, diện tích cây tiêu tăng gấp 3 lần. Song cũng chính vào thời gian đó, giá tiêu rớt thảm xuống còn chỉ còn 15.000-20.000 đồng/kg khiến những hộ dân đầu tư vào cây “vàng đen” thiệt hại nặng.

Bộ NN&PTNT đã nhận diện được nguy cơ của xu hướng này. Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT, cho biết: “Chúng tôi khuyến cáo người dân không nên nôn nóng chuyển sang trồng sầu riêng, mà nên kết hợp trồng xen canh giữa cà phê, sầu riêng vì thực tiễn đã chứng minh hiệu quả kinh tế của mô hình xen canh rất tốt và bền vững. Đặc biệt, các địa phương cần vào cuộc quyết liệt, truyền thông rộng rãi cho người dân biết, tránh tình trạng đổ xô đi trồng sầu riêng”.

Chống hàng giả, hàng nhái nhờ sở hữu trí tuệ

Chống hàng giả, hàng nhái nhờ sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Bao năm qua, hàng giả, hàng nhái vẫn là một vấn nạn gây bức xúc trong dư luận và làm đau đầu các nhà quản lý. Bên cạnh công tác quản lý, xử lý của các nhà chức trách, các doanh nghiệp, nhà phân phối cần bảo vệ quyền lợi của chính mình thông qua hoạt động sở hữu trí tuệ.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Đòn bẩy của ngành công nghiệp Hàn Quốc

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Đòn bẩy của ngành công nghiệp Hàn Quốc

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Năm 1950, Hàn Quốc là một trong nhưng nước nghèo nhất thế giới. Và sau 72 năm, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia có GDP cao thứ 4 châu Á và cao thứ 10 trên thế giới. Nhiều yếu tố đã đóng góp vào sự thành công của Hàn Quốc, và sở hữu trí tuệ là một yếu tố quan trọng trong số đó.

Quản lý sở hữu trí tuệ thúc đẩy xuất khẩu sang châu Phi

Quản lý sở hữu trí tuệ thúc đẩy xuất khẩu sang châu Phi

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Có nhu cầu lớn và đa dạng đối với những sản phẩm lợi thế của Việt Nam, châu Phi được đánh giá là thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp Việt. Một trong những vấn đề các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng để có thể thâm nhập hiệu quả vào thị trường châu Phi là quản lý tài sản trí tuệ.

World Cup 2022: Một giải đấu về sở hữu trí tuệ

World Cup 2022: Một giải đấu về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Chỉ còn vài ngày nữa, FIFA World Cup 2022, một trong những sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh, sẽ diễn ra. Bên thềm sự kiện, chủ đề sở hữu trí tuệ trong World Cup cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  20 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  18 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.