Quốc tế
Trung Quốc có lợi hay hại từ vụ bắt lãnh đạo Huawei?
Việc bắt giữ Giám đốc tài chính kiêm Phó chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Châu không chỉ là cú sốc mà còn gây ra cuộc tranh luận tại Trung Quốc liên quan đến khả năng tiếp tục đàm phán thương mại hoặc kết hợp 2 vấn đề để trả đũa.

Cuộc bàn luận gần đây từ các cơ quan chính phủ Trung Quốc đang cho thấy sự phân chia giữa một bên là nhóm người ưu tiên kinh tế và một bên là nhóm người muốn đối phó với an ninh quốc gia, Bloomberg đưa tin.
Trong khi nhóm đầu tiên cho rằng hai vấn đề cần được tách biệt, nhóm thứ hai lại muốn chống lại Mỹ.
Bà Châu không chỉ là một trong những lãnh đạo cấp cao nhất của Huawei mà còn là con gái của người sáng lập ra tập đoàn này. Theo Wall Street Journal, vụ bắt giữ lần này là cú sốc đối với người cha là Nhậm Chính Phi – người đã xây dựng và biến Huawei trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới.
Huawei đang ngày càng trở nên quan trọng khi là một trong những cái tên mang tính biểu tượng nhất của Trung Quốc và là yếu tố then chốt trong kế hoạch thống trị các công nghệ mới như 5G của quốc gia này.
Những người lo lắng cho nền kinh tế cảnh báo về khả năng sụp đổ trong đàm phán thương mại với Mỹ, điều sẽ khiến Trung Quốc thiệt hại hơn nhiều vụ bắt giữ.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đe dọa sẽ tăng thuế lên mức 25% đối với 200 tỷ USD giá trị hàng nhập từ Trung Quốc nếu hai quốc gia không đạt được thỏa thuận trong vòng 90 ngày.
Theo dự báo từ Bloomberg Economics, trong trường hợp xấu nhất khi toàn bộ hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ bị nâng thuế lên mức 25%, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm khoảng 1,5 điểm % xuống mức khoảng 5% trong năm tới.
"Sự bắt giữ CFO của Huawei không phải là một sự cố tình cờ và sẽ phủ bóng lên các cuộc đàm phán thương mại. Tuy nhiên cả hai bên sẽ cùng làm việc để ngăn chặn những ảnh hưởng đó", Bloomberg dẫn lời nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại Wei Jianguo.
Những người liên quan nhiều đến an ninh quốc gia lại nhìn mọi thứ không giống vậy. Trong mắt họ, ông Tập Cận Bình nhún nhường quá nhiều và trở nên yếu đuối đối với công chúng. Việc bắt giữ lãnh đạo cấp cao của Huawei được xem là một chiến thuật khác của Mỹ để có nhiều đòn bẩy hơn.
Theo New York Times, vụ bắt giữ lần này nhằm vào mục tiêu đối ngoại của Nhà Trắng, bao gồm cuộc đấu gay gắt trong lĩnh vực công nghệ cũng như lệnh trừng phạt hướng vào Iran.
Những người này cho rằng Trung Quốc nên chống lại bằng các biện pháp làm tổn thương doanh nghiệp Mỹ. Huawei được xem là niềm tự hào dân tộc đối với người Trung Quốc và việc giữ vấn đề này tách biệt khỏi các cuộc đàm phán sẽ hết sức khó khăn.
Theo ông Michael Hirson, Giám đốc châu Á của Eurasia Group và cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho rằng, việc bắt giữ bà Meng khiến cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc trông bất lực trong việc đảm bảo cho một người không chỉ là công dân mà còn là giám đốc cấp cao và con gái của một trong những biểu tượng kinh doanh tại Trung Quốc, Bloomberg đưa tin.
Tình cảm dân tộc sẽ khiến Bắc Kinh khó khăn hơn trong việc đưa ra đàm phán lớn với ông Trump.
Hiện vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc có đưa ra lập trường vững vàng hơn hay không khi ông Tập đã quay trở lại Bắc Kinh. Vài ngày sau cuộc gặp với người đứng đầu Nhà Trắng, mọi thứ dường như sẽ không còn chắc chắn như những gì được quyết định tại Argentina.
Rất nhiều quan chức của Trung Quốc đã không biết về vụ bắt giữ trước khi thông tin được đưa ra một cách công khai. Một quan chức thương mại đã rất bất ngờ gọi cho đại sứ quán Canada nhằm xác minh sự việc.
Tuy vậy, những hành động gần đây của Trung Quốc cho thấy sự chân thành giải quyết chiến tranh thương mại. Chủ tịch Tập Cận Bình hoàn toàn có thể nói rằng trong khi ông đang cố gắng giải quyết vấn đề, phía Mỹ lại tạo ra một chiến lược nhằm giảm sự nổi lên của Trung Quốc.
Barry Naughton, vị giáo sư tại Đại học California ở San Diego, người đang nghiên cứu Trung Quốc, cho rằng: “Vụ bắt giữ Huawei đã tặng các nhà lãnh đạo Trung Quốc một món quà lớn. Điều này giúp cho câu chuyện Bắc Kinh đang hướng đến trở nên hợp lý: "Mỹ không chịu được sự nổi lên, Mỹ không chịu mất sự thống trị và không thể đối xử với tất cả mọi người bình đẳng".
Huawei nhận tin xấu từ Nhật Bản sau khi lãnh đạo cấp cao bị bắt
Giấc mơ Mỹ khó thành của ZTE và Huawei
Bất chấp thỏa thuận từ chính quyền Mỹ, cánh cửa tại thị trường này của những ông lớn Trung Quốc như ZTE hay Huawei vẫn còn khép kín.
Huawei tung sản phẩm mới, thách thức Iphone X và Galaxy S9
Hãng sản xuất điện thoại của Trung Quốc Huawei mới đây đã cho ra mắt sản phẩm mới và đây được xem như đối thủ của Iphone X và Galaxy S9.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.