Trung Quốc mở cửa là điểm tựa cho tăng trưởng kinh tế châu Á

Phạm Sơn Thứ tư, 08/02/2023 - 11:25

Trong bối cảnh áp lực địa chính trị chưa có hồi kết, lạm phát diễn biến khó lường, động thái mở cửa trở lại của Trung Quốc được dự báo sẽ là điểm tựa cho tăng trưởng kinh tế châu Á.

Ngay từ đầu năm 2023, nhiều dự báo về một năm kinh tế tiếp tục ảm đạm được đưa ra. Tuy nhiên, các dự báo nhanh chóng đảo chiều kể từ sau chương trình nghị sự Davos. Lạm phát có chiều hướng chậm lại, du lịch phục hồi và đặc biệt là sự kiện Trung Quốc tái mở cửa là những cơ sở để tin tưởng vào “khe cửa sáng” của kinh tế thế giới.

Nhìn chung, các dự báo đều chỉ ra khu vực châu Á sẽ có mức tăng trưởng vượt trội hơn so với phần còn lại của thế giới. Trong khi đó, châu Âu và châu Mỹ tiếp tục đối diện với thách thức tăng trưởng.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, châu Á sẽ tăng trưởng khoảng 5,3%, một phần nhờ vào mức tăng trưởng dự báo ở mức 5,2% của Trung Quốc. Ông Pierre Olivier Gourinchas, Chuyên gia kinh tế trưởng IMF, cho biết, Trung Quốc sẽ phục hồi mạnh mẽ khi mở cửa trở lại. Điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các đối tác thương mại mật thiết của Trung Quốc, bao gồm nhiều quốc gia châu Á.

Trung Quốc và Ấn Độ cũng được dự báo sẽ là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, với kỳ vọng đóng góp 50% vào tổng mức tăng trưởng.

Ngay từ đầu năm, sự kiện Trung Quốc mở cửa trở lại đã tạo ra tác động tích cực cho châu Á, chủ yếu thông qua hoạt động du lịch. South China Morning Post nhận định, nhu cầu từ Trung Quốc sẽ “củng cố nền kinh tế khu vực” ngay cả trước những “cơn gió ngược”.

Tác động không đồng đều

Cùng chung quan điểm về một năm 2023 tươi sáng đối với châu Á, tuy nhiên, bà Alicia Garcia-Herrero, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Natixis, nhìn nhận, một số quốc gia ít phụ thuộc vào ngoại thương như Ấn Độ, Philippines sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn. Trong khi đó, Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế phải dè chừng với tác động trái chiều khi Trung Quốc mở cửa.

Trung Quốc mở cửa có ‘cứu’ kinh tế toàn cầu?

Đó là nguy cơ lạm phát gia tăng ở một số nhóm hàng hóa, đặc biệt là năng lượng, do sự cạnh tranh từ phía Trung Quốc, dẫn đến các nền kinh tế như Mỹ và các nước châu Âu tiếp tục thực hiện các biện pháp siết chặt cung tiền. Nhu cầu tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu suy giảm có thể khiến khó khăn tiếp diễn đối với nhóm doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam.

Các chuyên gia đến từ Economist Intelligence Unit cảnh báo điều tương tự đối với không chỉ Việt Nam mà còn các quốc gia trong nhóm ASEAN khác. “Sự suy giảm về xuất khẩu vẫn là điều đáng lo ngại đối với khu vực”, bà Syetarn Hansakul, chuyên gia tại Economist Intelligence Unit, nhìn nhận.

Ngay cả các thành viên trong nhóm ASEAN cũng đón nhận những tác động từ sự kiện Trung Quốc tái mở cửa theo nhiều cách khác nhau. Theo công ty tư vấn Dezan Shira & Associates, Malaysia, Philippines và Thái Lan sẽ được hưởng lợi ích lớn từ sự phục hồi của ngành du lịch. Indonesia và Philippines được dự báo sẽ đứng vững hơn các nước còn lại trước những biến động địa chính trị nhờ định hướng tăng trưởng dựa trên nhu cầu nội địa.

Một số quốc gia ASEAN sẽ tiếp tục hấp thu dòng vốn đầu tư từ xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, kể cả khi Trung Quốc trở lại đường đưa thu hút FDI. Bên cạnh những lợi thế chung như thị trường tiêu dùng, chi phí nhân công, chính sách đầu tư, Việt Nam được đánh giá là “tạo cho nhà đầu tư khả năng tiếp cận nhiều ngành công nghiệp có tính cạnh tranh quốc tế”. Singapore với thế mạnh về các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, hàng không vũ trụ… cũng là điểm đến hấp dẫn cho các dự án chất lượng cao.

Một rủi ro khác đặt ra cho khu vực châu Á là thế khó trong điều hành chính sách khi phải đảm bảo duy trì ổn định lạm phát nhưng không được làm thui chột động lực tăng trưởng kinh tế. Hàn Quốc là một ví dụ điển hình, dù đã sử dụng các biện pháp thặt chặt tiền tệ nhưng vẫn không kiềm chế nổi giá cả tăng vọt ở nhiều nhóm hàng hóa.

3 ‘gặt hái’ đáng chú ý từ việc Trung Quốc mở cửa

3 ‘gặt hái’ đáng chú ý từ việc Trung Quốc mở cửa

Tiêu điểm -  2 năm

Khi Trung Quốc mở cửa trở lại, bên cạnh du lịch được kỳ vọng hưởng lợi đáng kể, thương mại và FDI cũng sẽ chuyển dịch tích cực, theo đánh giá mới nhất từ HSBC.

Vị thế chuỗi cung ứng của Trung Quốc và Việt Nam nhìn từ nhà máy Lego

Vị thế chuỗi cung ứng của Trung Quốc và Việt Nam nhìn từ nhà máy Lego

Tiêu điểm -  2 năm

Việt Nam không thể thay thế vai trò “công xưởng của thế giới” của Trung Quốc, do đó cần tìm ra công thức riêng để thu hút đầu tư.

Thêm nhiều doanh nghiệp châu Âu chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam

Thêm nhiều doanh nghiệp châu Âu chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam

Tiêu điểm -  2 năm

Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư toàn cầu hàng đầu với các doanh nghiệp châu Âu, theo kết quả khảo sát Chỉ số Môi trường kinh doanh mới nhất của EuroCham.

Trung Quốc mở cửa có ‘cứu’ kinh tế toàn cầu?

Trung Quốc mở cửa có ‘cứu’ kinh tế toàn cầu?

Tiêu điểm -  2 năm

Kinh tế thế giới dự kiến sẽ tiếp tục u ám với áp lực lạm phát và động thái thắt chặt cung tiền. Trong bối cảnh đó, quyết định mở của trở lại của Trung Quốc – thị trường hơn 1 tỷ dân – được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng.

Quảng Ninh gọi tên doanh nghiệp trong hành trình nâng tầm du lịch

Quảng Ninh gọi tên doanh nghiệp trong hành trình nâng tầm du lịch

Tiêu điểm -  10 giờ

Không chỉ khai thác tài nguyên sẵn có ở Quảng Ninh, các doanh nghiệp đang kiến tạo nên những sản phẩm du lịch có chiều sâu và sức lan tỏa lâu dài.

Quốc hội thông qua luật sửa 8 luật về tài chính, đấu thầu, đầu tư

Quốc hội thông qua luật sửa 8 luật về tài chính, đấu thầu, đầu tư

Tiêu điểm -  11 giờ

Luật sửa đổi 8 luật quan trọng đã được Quốc hội thông qua, mở rộng phân quyền, đơn giản thủ tục và tăng tính linh hoạt trong cơ chế chia sẻ doanh thu dự án PPP.

3 tập đoàn Trung Quốc muốn xây đường sắt Việt Nam

3 tập đoàn Trung Quốc muốn xây đường sắt Việt Nam

Tiêu điểm -  12 giờ

Các tập đoàn CREC, CRCC, CCCC bày tỏ mong muốn tham gia vào các dự án đường sắt tại Việt Nam, Ngân hàng Trung Quốc sẵn sàng tài trợ vốn.

T&T Group đầu tư dự án cao tốc gần 12 nghìn tỷ đồng

T&T Group đầu tư dự án cao tốc gần 12 nghìn tỷ đồng

Tiêu điểm -  13 giờ

Liên danh T&T Group – Futa Group – Phương Thành được chọn làm nhà đầu tư dự án cao tốc đường bộ Bảo Lộc – Liên Khương tại Lâm Đồng.

Thủ tướng: Khó khăn chỉ là tạm thời, đầu tư lâu dài vào Việt Nam sẽ thu lợi bền vững

Thủ tướng: Khó khăn chỉ là tạm thời, đầu tư lâu dài vào Việt Nam sẽ thu lợi bền vững

Tiêu điểm -  13 giờ

Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, biến khó khăn thành cơ hội tái cấu trúc, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu và gặt hái lợi ích dài hạn.

Chứng khoán Việt Nam lại vắng mặt trong kết quả nâng hạng của MSCI

Chứng khoán Việt Nam lại vắng mặt trong kết quả nâng hạng của MSCI

Tài chính -  9 giờ

Giới hạn sở hữu nước ngoài tiếp tục là điểm nghẽn đáng kể, nhất là khi nhiều ngành nghề nhạy cảm vẫn áp dụng mức trần sở hữu từ 0-75%.

Quảng Ninh gọi tên doanh nghiệp trong hành trình nâng tầm du lịch

Quảng Ninh gọi tên doanh nghiệp trong hành trình nâng tầm du lịch

Tiêu điểm -  10 giờ

Không chỉ khai thác tài nguyên sẵn có ở Quảng Ninh, các doanh nghiệp đang kiến tạo nên những sản phẩm du lịch có chiều sâu và sức lan tỏa lâu dài.

Ngân hàng Nhà nước hút tiền trở lại khi tỷ giá lập đỉnh

Ngân hàng Nhà nước hút tiền trở lại khi tỷ giá lập đỉnh

Tài chính -  11 giờ

Ngân hàng Nhà nước bất ngờ hút ròng trở lại sau 4 tháng tạm dừng, giữa lúc tỷ giá USD/VND liên tục lập đỉnh và áp lực thanh khoản gia tăng.

Quốc hội thông qua luật sửa 8 luật về tài chính, đấu thầu, đầu tư

Quốc hội thông qua luật sửa 8 luật về tài chính, đấu thầu, đầu tư

Tiêu điểm -  11 giờ

Luật sửa đổi 8 luật quan trọng đã được Quốc hội thông qua, mở rộng phân quyền, đơn giản thủ tục và tăng tính linh hoạt trong cơ chế chia sẻ doanh thu dự án PPP.

Bách Hóa Xanh vượt kế hoạch mở cửa hàng mới cả năm, cứ mở là có lãi

Bách Hóa Xanh vượt kế hoạch mở cửa hàng mới cả năm, cứ mở là có lãi

Doanh nghiệp -  12 giờ

Bách Hóa Xanh dường như đã tìm ra được "công thức" mặt bằng, khi hầu hết các điểm mở mới đều ghi nhận lợi nhuận dương ở cấp độ cửa hàng.

Chủ tịch C-Holdings livestream bán nhà: Bước đi táo bạo định hình xu hướng mới?

Chủ tịch C-Holdings livestream bán nhà: Bước đi táo bạo định hình xu hướng mới?

Bất động sản -  12 giờ

Chủ tịch Công ty CP C‑Holdings Nguyễn Quốc Cường livestream bán nhà được dự báo sẽ mở ra xu hướng mới trong cách làm marketing trên thị trường bất động sản.

3 tập đoàn Trung Quốc muốn xây đường sắt Việt Nam

3 tập đoàn Trung Quốc muốn xây đường sắt Việt Nam

Tiêu điểm -  12 giờ

Các tập đoàn CREC, CRCC, CCCC bày tỏ mong muốn tham gia vào các dự án đường sắt tại Việt Nam, Ngân hàng Trung Quốc sẵn sàng tài trợ vốn.