Phát triển bền vững
Unilever đứng đầu về phát triển bền vững 12 năm liên tiếp
Việc duy trì vị trí hàng đầu trong phát triển bền vững đã thôi thúc Unilever tiếp tục hành động nhằm thúc đẩy cam kết, điển hình ở ba chủ đề chính.
Trong cuộc khảo sát GlobesScan and SustainAbility Leaders mới nhất, Unilever tiếp tục giữ vị trí đứng đầu trong danh sách các doanh nghiệp phát triển bền vững, đánh dấu năm thứ 12 liên tiếp.
Danh sách này cũng có sự góp mặt của những doanh nghiệp hàng đầu khác, như Patagonia, IKEA, Natura & Co, Microsoft, Interface, Ørsted, Tesla, Danone và Google.
Việc duy trì vị trí hàng đầu trong hơn một thập kỷ ở một lĩnh vực ngày càng cạnh tranh như phát triển bền vững chính là động lực thôi thúc Unilever tiếp tục hành động nhằm thúc đẩy cam kết phát triển bền vững, điển hình ở ba chủ đề chính trong La bàn Unilever.
Ba chủ đề này bao gồm cải thiện sức khỏe hành tinh; cải thiện sức khỏe, sự tự tin và hạnh phúc của mọi người; và góp phần vào một xã hội bình đẳng và hòa nhập hơn.
Ông Alan Jope, CEO của Unilever toàn cầu, chia sẻ: “Chúng tôi cảm thấy thật vinh dự khi được hội đồng chuyên gia công nhận là công ty dẫn đầu toàn cầu về kinh doanh bền vững, luôn đặt bền vững là cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của chúng tôi”.
“Việc đứng đầu danh sách GlobeScan mang đến cho đội ngũ tại Unilever sự tự hào lớn và khuyến khích chúng tôi tiếp tục xây dựng một doanh nghiệp có trách nhiệm, dẫn đầu trong phát triển bền vững thúc đẩy hiệu quả tài chính vượt trội”.
Tại Việt Nam, Unilever Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình phát triển bền vững, cho thấy cam kết xã hội cũng như góp phần hiện thực hóa mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững.
Đơn cử, với mục tiêu số 3 – cuộc sống khỏe mạnh, Unilever Việt Nam đã tiên phong đồng hành cùng các cơ quan Chính phủ, thực hiện chiến dịch “Vững vàng Việt Nam” từ năm 2020, hướng đến sứ mệnh đồng hành cùng cộng đồng phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh.
Bên cạnh đó, chiến dịch “Vững vàng Việt Nam” 2020 – 2021 còn mang đến những hỗ trợ tức thì cho cộng đồng thông qua 2,5 triệu sản phẩm từ các nhãn hàng (Lifebuoy, Omo, Vim, Cif, Sunlight, Clear, Knorr, PS, Pond’s), hỗ trợ trực tiếp 2,6 triệu người.
Với mục tiêu số 5 – bình đẳng giới, Unilever Việt Nam đã không ngừng thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ thông qua các hoạt động vì cộng đồng và quan hệ đối tác, giúp phụ nữ Việt Nam cải thiện chất lượng cuộc sống và vị thế trong xã hội, với sự đồng hành của Sunlight và Knorr.
Với mục tiêu số 7 – năng lượng sạch và bền vững, Unilever Việt Nam đặt ra mục tiêu giảm một nửa tác động đến môi trường trong giai đoạn 2021 - 2025 và sử dụng nguồn cung ứng bền vững.
Công ty hướng đến tái chế và tái sử dụng các loại rác thải từ nhà máy, đảm bảo 100% rác thải nhựa, giấy, gỗ phát sinh từ hoạt động sản xuất được thu gom và tái chế, từ đó tạo ra các sản phẩm tuần hoàn phục vụ cho các hoạt động của Unilever Việt Nam và các ngành công nghiệp khác.
Gần đây, Unilever Việt Nam tiếp tục tái khẳng định cam kết thực hiện các mục tiêu giảm phát thải được công bố vào tháng 12/2020.
Theo đó, trong ngắn hạn, doanh nghiệp này đặt mục tiêu giảm 70% lượng phát thải tuyệt đối phát sinh từ hoạt động vận hành nội bộ so với năm 2015, và trung hòa 100% vào năm 2030. Trong dài hạn, Unilever Việt Nam hướng tới mục tiêu toàn bộ chuỗi giá trị đạt lượng phát thải bằng 0.
Doanh nghiệp này cho biết để hoàn thành cam kết trên, phương pháp tiếp cận sẽ bao gồm kiểm soát các hoạt động trong chuỗi vận hành, trong toàn bộ chuỗi giá trị và hoạt động của các nhãn hàng từ Unilever, cũng như các hoạt động giúp tác động rộng lớn đến toàn xã hội.
Hành động để phát triển bền vững tại Unilever Việt Nam
Ba hướng tiếp cận giảm phát thải của Unilever Việt Nam
Unilever Việt Nam cho biết sẽ kiểm soát hoạt động trong chuỗi vận hành, chuỗi giá trị và hoạt động của các nhãn hàng, cũng như các hoạt động giúp tác động rộng lớn đến toàn xã hội để hướng tới mục tiêu đạt phát thải bằng 0.
Unilever kêu gọi một hiệp ước mới nhằm ứng phó với ô nhiễm nhựa
Ô nhiễm nhựa là vấn đề có thể khắc phục khi có một kế hoạch hành động hiệu quả. Do đó, Unilever đang cùng các doanh nghiệp khác kêu gọi việc thực hiện một hiệp ước của Liên Hiệp Quốc để giải quyết vấn đề này trên quy mô toàn cầu.
Ba hành động vì mục tiêu không phát thải của Unilever Việt Nam
Thúc đẩy tái chế và tái tạo trong các sản phẩm là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp như Unilever có thể đưa lượng phát thải carbon về 0, góp phần giải quyết các vấn đề về khí hậu tại Việt Nam.
Unilever, Vinamilk được chọn mua nhiều nhất Việt Nam: Đâu là bí quyết?
Điểm tương đồng làm nên sự thành công của Unilever và Vinamilk tại thị trường Việt Nam là việc tập trung đầu tư phát triển sản phẩm cả về hình ảnh lẫn chủng loại nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.