Quốc tế
Vì đâu FDI Trung Quốc vào Mỹ chạm đáy 7 năm?
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào Mỹ tiếp tục sụt giảm năm thứ hai liên tiếp sau khi đạt đỉnh.

Theo số liệu được công bố bởi đơn vị nghiên cứu độc lập Rhodium Group, sau khi giảm từ mức cao kỷ lục 46 tỷ USD của năm 2016 xuống còn 29 tỷ USD năm 2017, FDI Trung Quốc rót vào Mỹ tiếp tục suy yếu mạnh về mức 4,8 tỷ USD. Đây là mức FDI thấp nhất từ Trung Quốc vào Mỹ kể từ năm 2011.
Số lượng giao dịch cũng sụt giảm từ mức 166 của năm 2017 xuống còn 120 năm 2018.
Chính sách được Rhodium Group nhận định là nguyên nhân chính của sự sụt giảm này. Trung Quốc đã không nới lỏng thật sự các biện pháp kiểm soát vốn ra nước ngoài do tình hình cán cân thanh toán.
Năm ngoái, chiến dịch xóa nợ của Bắc Kinh nổi lên, kiềm chế thanh khoản trên thị trường và buộc các doanh nghiệp tư nhân phải ưu tiên hợp nhất nợ trong nước thay vì mở rộng toàn cầu.
Tại Mỹ, chính quyền ông Donald Trump đã tích cực sử dụng Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) trong việc xem xét kỹ lưỡng các thương vụ mua lại của Trung Quốc, đẩy số lượng thương vụ bị cấm vì lo ngại an ninh quốc gia lên ngưỡng cao nhất lịch sử.
Bên cạnh đó, những rào cản thương mại cùng lập trường cứng rắn của Washington với Bắc Kinh đã tạo ra không chắc chắn lớn với các doanh nghiệp Trung Quốc tại đây, làm giảm sự hứng thú của các nhà đầu tư.
Không chỉ đầu tư ít hơn, các doanh nghiệp Trung Quốc năm ngoái còn thoái vốn với tốc độ chưa từng thấy. Xu hướng này diễn ra mạnh mẽ bởi một số nhà đầu tư nổi bật khi họ buộc phải nới lỏng mức nắm giữ quốc tế nhằm giảm nợ. 13 tỷ USD đã được rút ra thành công và 20 tỷ USD khác đang chờ xử lý, theo Rhodium Group.
Đơn vị này dự báo những chính sách gây suy giảm đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ trong năm 2018 sẽ tiếp tục duy trì trong năm nay. Bắc Kinh được cho sẽ khó từ bỏ lập trường can thiệp vào đầu tư nước ngoài do việc gia tăng lãi suất tại Mỹ sẽ tạo ra động lực khuyến khích dòng vốn chảy ra nước ngoài, gia tăng áp lực nên cán cân thanh toán của Trung Quốc.
Việc thực thi Đạo luật hiện đại hóa đánh giá rủi ro đầu tư nước ngoài (FIRRMA) sẽ làm phức tạp thêm bức tranh chung. Đạo luật này sẽ củng cố việc áp dụng chặt chẽ hơn trong sàng lọc an ninh quốc gia đối với FDI từ Trung Quốc cũng như những giao dịch phi đầu tư, ví dụ như đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ mới nổi và cơ sở hạ tầng quan trọng.
Cuối cùng, triển vọng không chắc chắn trong quan hệ kinh tế Mỹ - Trung sẽ đè nặng lên tâm lý của các nhà đầu tư. Sau nhiều vòng áp thuế trừng phạt và trả đũa, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đạt được thỏa thuận về việc tạm dừng 90 ngày và cùng với đó, việc đàm phán vẫn đang tiếp diễn.
Kết quả của các cuộc đàm phán này sẽ là yếu tố quan trọng cho triển vọng năm 2019. Nếu hai bên đạt được giải pháp bền vững, dự kiến sẽ có sự gia tăng trong giao dịch thuộc các lĩnh vực không được coi là nhạy cảm theo quan điểm an ninh quốc gia như hàng tiêu dùng hay chăm sóc sức khỏe.
Căng thẳng thương mại là yếu tố bất ngờ gây sụt giảm mạnh nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc sang Mỹ.
Thilo Hanemann, giám đốc của Rhodium Group cho biết: "Việc tiếp cận bằng cách đối đầu của chính quyền Donald Trump đã khiến những doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Mỹ trở nên nghi ngờ về vị trí của họ tại thị trường này", CNN Money dẫn lời.
92% vốn đầu tư Trung Quốc vào Mỹ 'bốc hơi' sau 1 năm
Trung Quốc có thể phải nhận thêm thuế nếu cuộc gặp với Mỹ ‘kém vui’
257 tỷ USD giá trị hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ đang đứng trước nguy cơ bị gia tăng thuế, đẩy cao chiến tranh thương mại.
Đầu tư Trung Quốc vào Mỹ ‘khó thở’ vì quy định mới
Việc Mỹ gia tăng kiểm soát đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc sẽ khiến doanh nghiệp cả hai nước phải vật lộn.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.