Leader talk
Vì sao marketing ngày nay lấy con người làm trung tâm?
Khi doanh nghiệp hay một thương hiệu lấy con người làm trung tâm sẽ nhận được sự ủng hộ của nhân viên, đối tác và cả cộng đồng.

Lẽ đương nhiên, trong kinh doanh, khách hàng là rất quan trọng. Từng có những câu khẩu hiệu khác được truyền bá rộng rãi như “khách hàng là thượng đế”, “khách hàng là ân nhân”, “khách hàng là người trả lương cho chúng ta”…
Doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến khách hàng, coi trọng khách hàng.
Marketing 1.0 lấy sản phẩm làm trọng tâm (product - driven marketing), xem sản phẩm là tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ có việc sản xuất ra sản phẩm rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Nhu cầu người dân cao mà nguồn cung hiếm, do vậy, nhà máy sản xuất đến đâu, hàng hóa tiêu thụ hết đến đó. Doanh nghiệp thậm chí không cần quan tâm đến khách hàng cũng vẫn sống khỏe.
Marketing 2.0 lấy khách hàng làm trung tâm (customer – centric marketing). Khi các nhà sản xuất xuất hiện ngày càng nhiều hơn, nguồn cung cấp dồi dào hơn, đa dạng hơn, khách hàng bắt đầu có nhiều lựa chọn và không còn dễ tính như trước đây khi mua hàng.
Môi trường cạnh tranh khốc liệt buộc các doanh nghiệp phải nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ nhu cầu khách hàng để tạo ra những sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ, chứ không tùy tiện tự sản xuất ra và bán dễ dàng như giai đoạn marketing 1.0.
Các công ty còn phải đưa ra những chương trình marketing nhắm vào khách hàng, thu hút họ quan tâm và mua dùng sản phẩm của mình. Khi đó, doanh nghiệp xem khách hàng là trung tâm để thu hút và phục vụ cho tốt.
Marketing 3.0 lấy con người làm trung tâm (human – centric marketing).
Marketing 4.0 làm sâu sắc hơn và bao quát hơn khái niệm marketing lấy con người làm trung tâm (human-centric marketing).
Với xu hướng lấy con người làm trung tâm, các thương hiệu ngày nay đã được “người hóa” (humanizing brands) bằng những tính cách của con người (human attributes) để tương tác với con người, và xem các đối tượng mà nó tương tác như những con người với những giá trị nhân bản để có cách đối xử nhân văn.
Những điều này cũng được thể hiện trong cuốn sách “Marketing 4.0 - Moving from traditional to digital”, bản quyền xuất bản năm 2017, của ba tác giả Philip Kotler và Hermawan Kartajaya và Iwan Setiawan.
Thương hiệu (và cả doanh nghiệp) ngày nay không xem khách hàng là trung tâm, không nhìn khách hàng chỉ như khách hàng, tức đối tượng mang lại doanh thu, lợi nhuận cho mình, và không hành xử với khách hàng theo cách chỉ biết tập trung vào đó mà khai thác doanh thu và lợi nhuận cho mình.
Doanh nghiệp không coi khách hàng như “cái mỏ vàng trung tâm” để mà khai thác, và hễ có khách hàng nào không cho “đào mỏ” hay gây khó cho việc “đào mỏ” thì doanh nghiệp lập tức quay ngoắt 180 độ, xem họ không ra gì.
Thương hiệu và doanh nghiệp phải xem khách hàng là con người và hành xử như con người với khách hàng dựa trên những giá trị nhân bản, lối sống nhân văn, có nhân tính và nhân cách.
Khi đó, thương hiệu không chỉ chằm chằm vào việc khai thác doanh thu, lợi nhuận từ khách hàng, mà sẽ xây dựng quan hệ với khách hàng như những con người với sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ, đồng cảm, yêu thương, trân quý…
Khi xem khách hàng là con người và tập trung vào con người, thương hiệu sẽ giữ được nhân cách, nhân tính, giữ được các giá trị nhân bản, nhân văn khi quan hệ với khách hàng.
Khi xem con người là trung tâm, doanh nghiệp sẽ không chỉ coi trọng khách hàng mà coi thường những con người khác, như người lao động, cổ đông, nhà cung cấp, đối tác, nhà đầu tư…, đặc biệt là những con người trong cộng đồng.
Thương hiệu và các doanh nghiệp hãy xem con người là trung tâm, thay vì chỉ xem khách hàng là trung tâm để hành xử như những con người đích thực, những con người coi trọng nhân nghĩa, sống với lòng nhân ái, hành xử đạo đức và nhân văn, chứ không chỉ chằm chằm tập trung vào việc khai thác khách hàng để kiếm tiền!
Cần lưu ý rằng, không chỉ có khách hàng mới là con người, mà người lao động, nhà cung cấp, đối tác, cổ đông, nhà đầu tư, cộng đồng ngoài kia..., cũng đều là những con người.
Nếu chỉ lấy khách hàng làm trung tâm, doanh nghiệp có thể bóc lột người lao động, o ép nhà cung cấp, lừa dối nhà đầu tư, hủy hoại môi trường sống, và gây hại cho cộng đồng...
Từng có doanh nghiệp kinh doanh khăn lụa ở Việt Nam, vì chỉ xem khách hàng như mỏ vàng để khai thác triệt để, nên lừa dối họ bằng cách khai gian nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm hay nguyên liệu làm nên sản phẩm.
Đến lúc khách hàng phát hiện ra và đưa lên công luận thì doanh nghiệp và thương hiệu đó gần như biến mất khỏi thị trường.
Nhiều năm trước, ở Việt Nam cũng có doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bột ngọt, do chỉ xem khách hàng là trung tâm nên chỉ lo phục vụ khách hàng và xả chất thải độc hại ra môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Thương hiệu bột ngọt đó bị luật pháp trừng trị và bị khách hàng tẩy chay, chịu thiệt hạ rất lớn!
Gần đây, có chuỗi nhà hàng phát triển rất nhanh, nhưng không quan tâm đến các nhà đầu tư, liên tục báo cáo thua lỗ, làm các nhà đầu tư bức xúc, kiện tụng, tố cáo ầm ĩ. Chuỗi nhà hàng đó cũng đã gần như biến mất.
Không ít doanh nghiệp khác mải mê kiếm lời mà bóc lột người lao động, đối xử tệ hại với cả quản lý cấp cao và cấp trung, nhân sự chủ chốt lần lượt ra đi, người giỏi được tuyển về, chỉ “trụ” được vài tháng, nửa năm là phải ra đi. Những doanh nghiệp đó không thể thành công bền vững.
Có một chuỗi cửa hàng điện thoại di động thành công vượt bậc, nhiều người nghĩ là nhờ họ lấy khách hàng làm trung tâm. Thực ra, họ không chỉ lấy khách hàng làm trung tâm và chỉ biết khai thác khách hàng. Họ thành công là nhờ lấy con người làm trung tâm. Họ quan tâm không chỉ khách hàng, mà cả nhân viên, đối tác, nhà cung cấp, cổ đông… và cả cộng đồng.
Chính nhờ sự quan tâm này mà nhân viên của họ lúc nào cũng hạnh phúc, phục vụ khách hàng trong tâm trạng vui vẻ và với tình cảm quý mến thật lòng (chứ không phải miễn cưỡng phục vụ vì bị bắt buộc phải phục vụ và bị giám sát chặt chẽ thái độ phục vụ).
Họ quan tâm và coi trọng mối quan hệ với các nhà cung cấp nên các nhà cung cấp mới cho họ giá tốt, ưu tiên phục vụ hàng cho họ đầy đủ, và dành cho họ sự ưu ái đặc biệt.
Ngay cả đối với khách hàng, họ cũng hành xử như với con người, theo cách thức hết sức nhân bản, nhân văn, chứ không chỉ chằm chằm vào túi tiền của họ.
Những ví dụ ở trên cho thấy, khi doanh nghiệp lấy con người làm trung tâm, khách hàng còn yêu quý hơn, nhân viên trung thành và tận tụy hơn, nhà cung cấp coi trọng hơn, đối tác có thiện cảm hơn và cộng đồng ủng hộ hơn!
(*) Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Nguyễn Hữu Long - Sáng lập Group Phát triển doanh nghiệp Việt
Thời điểm doanh nghiệp phải đổi chiến lược marketing
Dịch chuyển chiến thuật marketing vượt bão Covid-19
Chuyển từ “dội bom” sang “bắn tỉa”, tận dụng kênh trực tuyến để tạo tính cá nhân hoá trong sản phẩm cũng như thông điệp truyền thông là những cách làm marketing giúp PNJ tạo lợi thế so với các doanh nghiệp bán lẻ khác trong ngành vào thời điểm trước, trong và sau dịch Covid-19.
Thời điểm doanh nghiệp phải đổi chiến lược marketing
Sự bùng nổ của công nghệ đang tạo ra những xu hướng mới trong hành vi người tiêu dùng, buộc các nhãn hàng phải nhanh chóng thay đổi chiến lược marketing.
Đổi cũ lấy mới trong ngành ô tô: Chiêu marketing 'độc lạ' của VinFast
Lần đầu tiên trên thị trường, người ta được chứng kiến một chương trình đổi cũ lấy mới với sản phẩm mang về là... ô tô. Chiêu marketing “độc lạ” của VinFast đang mang lại những trải nghiệm và cơ hội chưa từng có cho khách hàng.
Cắt chi phí marketing thời dịch bệnh: Tự sát về thương hiệu
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp dùng "máy chém" để chém sạch chi phí, từ lương nhân viên đến chi phí marketing… nhằm bảo tồn dòng tiền mà quên mất nhiệm vụ kinh doanh sau đại dịch, và cũng quên mất tính toán cho việc xoay sở nếu đại dịch kéo dài.
CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.
Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng
Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.
Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới
Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.
Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn
Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.