Tiêu điểm
Vì sao ngành điều dưỡng Việt Nam chậm phát triển?
Việt Nam có thể bị chậm hơn các quốc gia khác trong giải quyết các vấn đề về điều dưỡng. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống điều dưỡng tại Việt Nam đang có những bước đi ổn định.

Tại Nhật Bản, dường như có nhiều người mong muốn khi về già sẽ được điều dưỡng viên Việt Nam chăm sóc nên tôi hay được hỏi về hệ thống điều dưỡng Việt Nam.
Khi tôi trả lời rằng Việt Nam chưa có kỳ thi chứng chỉ quốc gia cho điều dưỡng viên, thì thường được phản hồi lại là “ngành điều dưỡng Việt Nam lại chậm phát triển như vậy sao!”
Nhìn vào thực tế này cũng có thể nhận định rằng ngành điều dưỡng Việt Nam “chậm phát triển”. Tuy nhiên, một số quốc gia phát triển như Anh và Pháp cũng không có kỳ thi chứng chỉ quốc gia cho điều dưỡng. Thế nên cũng có thể nói, đây là sự khác biệt về hệ thống.
Với trường hợp của Việt Nam, có một số vấn đề phát sinh do không có kỳ thi chứng chỉ hành nghề quốc gia. Đầu tiên là vấn đề chất lượng điều dưỡng, liên quan trực tiếp đến hệ thống chứng chỉ hành nghề.
Tại Việt Nam, hiện tại không có chuẩn đầu ra chung cho tất cả các trường đào tạo điều dưỡng và không có kỳ thi quốc gia để lấy chứng chỉ hành nghề. Sinh viên sau khi tốt nghiệp các trường đào tạo điều dưỡng có thể làm việc với tư cách là một điều dưỡng viên nên năng lực của mỗi điều dưỡng mới tốt nghiệp rất khác nhau tùy theo từng người.
Tiếp theo là vấn đề số lượng điều dưỡng. Theo số liệu của Bộ Y tế Việt Nam năm 2015, tỷ lệ điều dưỡng viên tại Việt Nam là 11,1 điều dưỡng viên trên mỗi một vạn dân, thấp hơn so với bình quân Châu Á - Thái Bình Dương là 30 và thấp hơn rất nhiều so với Nhật Bản là 855,2 điều dưỡng viên trên một vạn dân.
Mặt khác, hàng năm, các trường cao đẳng và trường đại học điều dưỡng đào tạo ra một số lượng đáng kể sinh viên. Do không có kỳ thi chứng chỉ hành nghề quốc gia và không nắm được số điều dưỡng viên được cấp chứng chỉ hành nghề nên rất khó xem xét để cân bằng giữa cung và cầu về điều dưỡng.
Để giải quyết tình trạng này, Bộ Y tế hiện đang xem xét áp dụng kỳ thi chứng chỉ hành nghề quốc gia cho điều dưỡng, bắt đầu từ năm 2021.
Bên cạnh đó, hiện nay, xu hướng quốc tế thúc đẩy sự di chuyển của điều dưỡng viên như Chế độ thừa nhận chứng chỉ hành nghề lẫn nhau trong khu vực Đông Nam Á hay Sáng kiến sức khỏe Châu Á của Nhật Bản khiến cho việc thiết kế cơ chế trong nước càng trở nên phức tạp hơn.
Nỗ lực hỗ trợ nâng cao chất lượng điều dưỡng
Tại Việt Nam, điều kiện để có được chứng chỉ hành nghề điều dưỡng không phải là thi đỗ kỳ thi quốc gia mà phải tham gia khóa đào tạo lâm sàng chín tháng, được tổ chức tại các bệnh viện.

Dự án của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hiện đang hỗ trợ phát triển hệ thống đào tạo lâm sàng này. Dự án đang cùng Bộ Y tế, Hội Điều dưỡng Việt Nam, một số trường đại học điều dưỡng và cán bộ quản lý điều dưỡng tại các tỉnh mục tiêu xây dựng chương trình đào tạo, cách thức vận hành chương trình trên toàn quốc và đang triển khai thí điểm tại địa bàn thực hiện của dự án (1 thành phố và 4 tỉnh).
Đã có những báo cáo ban đầu về hiệu quả triển khai thí điểm để chuẩn hóa năng lực điều dưỡng từ các trường khác nhau và trong tương lai, hiệu quả đào tạo sẽ được đo lường bằng phương pháp nghiên cứu và xem như cơ sở để nhân rộng hệ thống.
Chắc chắn rằng nhiều vấn đề mà điều dưỡng Việt Nam đang phải đối mặt không thể được giải quyết chỉ bằng hoạt động của dự án này. Ví dụ, để có thể thúc đẩy phát triển đào tạo điều dưỡng thì việc đào tạo giảng viên và các nhà nghiên cứu chuyên sâu về điều dưỡng là việc làm không thể thiếu. Năng lực nghiên cứu của dựảng viên được tăng cường bằng cách thực hiện nghiên cứu chứng minh thành quả của dự án với sự tham gia của một số giảng viên các trường đào tạo điều dưỡng.
Ngoài ra, với việc trình bày kết quả nghiên cứu tại hội nghị nghiên cứu khoa học thường niên được tổ chức tại các bệnh viện, nỗ lực làm cầu nối giữa nghiên cứu và thực hành, tham gia tích cực vào hội nghị quốc tế, chúng tôi đang cố gắng xây dựng động cơ nghiên cứu cho những ntười làm công tác điều dưỡng của Việt Nam. Tại Việt Nam năm nay, khóa đào tạo bằng tiến sĩ điều dưỡng đầu tiên được ra đời tại Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Việt Nam có thể bị chậm hơn các quốc gia khác trong giải quyết các vấn đề về điều dưỡng. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống điều dưỡng tại Việt Nam đang có những bước đi ổn định. Cùng với những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực điều dưỡng Việt Nam, tôi đã nhận được rất nhiều “sức mạnh” khi tham gia xây dựng và phát triển ngành điều dưỡng trong tương lai.
(*) Horii Satoko - Cố vấn trưởng Dự án tăng cường hệ thống đào tạo lâm sàng cho điều dưỡng mới tốt nghiệp tại Việt Nam
Đóng góp cho giáo dục, y tế của doanh nghiệp: Trách nhiệm xã hội hay từ thiện?
Tập đoàn TH động thổ tổ hợp y tế công nghệ cao đầu tiên tại Việt Nam
Ngày 14/10/2019, tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, Tập đoàn TH tổ chức lễ động thổ và công bố dự án Tổ hợp Y tế và chăm sóc sức khoẻ công nghệ cao TH Medical.
Hỏi đáp về bụi mịn từ cơ quan y tế Mỹ
Những ngày gần đây, không khí tại khu vực thủ đô Hà Nội được cho là bị ô nhiễm bụi mịn (PM2.5) cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Vậy bụi mịn là gì, đến từ đâu, ảnh hưởng đến sức khỏe con người ra sao, nồng độ bao nhiêu thì có hại…?
Hai bệnh viện đầu tiên tại Khu Y tế kỹ thuật cao Hoa Lâm - Shangri La hoạt động ra sao?
Bệnh viện Quốc tế City và Bệnh viện Gia An 115 là 2 trong 6 bệnh viện theo quy hoạch của Khu y tế kỹ thuật cao Hoa Lâm –Shangri La đã đi vào hoạt động.
Bài toán niềm tin trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào y tế
Trí tuệ nhân tạo (AI) được nhận định sẽ tạo ra những bước đột phá trong ngành y tế nhưng để thành công, niềm tin từ bệnh nhân cùng bác sĩ là yếu tố then chốt.
Thủ tướng 'lệnh' gỡ vướng dứt điểm 1.533 dự án
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xử lý dứt điểm 1.533 dự án tồn đọng, nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng.
Xuất khẩu tôm lạc quan với mục tiêu 4,5 tỷ USD
Xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh hai tháng đầu năm nhưng ngành tôm tiếp tục đối diện không ít khó khăn.
Chống lãng phí: Nhìn lại 'mùa đông kéo dài' ở Thủy điện Hồi Xuân
Thủy điện Hồi Xuân chính thức bị ghi tên vào danh sách dự án có dấu hiệu lãng phí sau 15 năm triển khai với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Nhãn hàng Number One cùng các tài năng trẻ đạt giải 'Bền đam mê' nỗ lực phát triển dự án vì cộng đồng
Lễ trao giải “Bền đam mê” diễn ra ngày 25/3, vinh danh những tài năng trẻ xuất sắc nhất. Ngoài những phần thưởng giá trị, nhãn hàng Number One cho biết sẽ tiếp tục đồng hành phát triển dự án, hỗ trợ các cá nhân lâu dài nhằm nhân rộng giá trị đóng góp cho cộng đồng.
Việt Nam thành mắt xích mới trong chuỗi cung ứng Skoda
Skoda hợp tác với TC Group khánh thành nhà máy sản xuất ô tô tại Quảng Ninh, hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng khu vực và tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Từng là 'mỏ vàng', vì sao shophouse đang dần mất giá?
Nở rộ nhưng theo bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao bộ phận cho thuê thương mại Savills Hà Nội, không dễ để các shophouse có thể kinh doanh thành công và mang lại lợi nhuận như kỳ vọng.
Bùng nổ ngân hàng số nhưng lợi nhuận vẫn là dấu hỏi
Các ngân hàng số không chỉ cần tăng trưởng về số lượng người dùng mà còn phải xây dựng một chiến lược kinh doanh bền vững, đảm bảo khả năng sinh lời lâu dài.
Thủ tướng 'lệnh' gỡ vướng dứt điểm 1.533 dự án
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xử lý dứt điểm 1.533 dự án tồn đọng, nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng.
Xuất khẩu tôm lạc quan với mục tiêu 4,5 tỷ USD
Xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh hai tháng đầu năm nhưng ngành tôm tiếp tục đối diện không ít khó khăn.
Chưa có lý do khiến giá bất động sản giảm
Cả nguồn cung và nguồn cầu hiện đang thúc đẩy giá bất động sản tiếp tục tăng.
Trước ngưỡng cửa nâng hạng: Chứng khoán Việt đã cải thiện, song tiêu chuẩn lại cao hơn
Việt Nam đang tiến gần đến cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán từ FTSE Russell. Cải cách mạnh mẽ đã mở đường, nhưng liệu thị trường có đáp ứng được kỳ vọng quốc tế?
Chống lãng phí: Nhìn lại 'mùa đông kéo dài' ở Thủy điện Hồi Xuân
Thủy điện Hồi Xuân chính thức bị ghi tên vào danh sách dự án có dấu hiệu lãng phí sau 15 năm triển khai với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.