Việt Nam có thể thay thế Trung Quốc thành kinh đô sản xuất mới?

Minh Khôi Thứ ba, 28/06/2022 - 14:10

Xuất khẩu của Việt Nam đã và đang tăng tốc trong khi Trung Quốc dần mất thị phần.

Những kết quả xuất khẩu ấn tượng thời gian gần đây của Việt Nam đang dấy lên một số lo ngại tại Trung Quốc rằng quốc gia này sẽ mất danh hiệu “công xưởng thế giới” giữa bối cảnh áp lực bên ngoài gia tăng, cộng với tình hình kiểm soát dịch nghiêm ngặt tại đây gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp.

SCMP dẫn lời giáo sư kinh tế Tang Jie, cựu phó thị trưởng Thâm Quyến, nhận định rằng, các ngành công nghiệp tại Trung Quốc sẽ dịch chuyển sang Đông Nam Á, khi khoảng cách phát triển kinh tế giữa nước này và các nước láng giềng gia tăng.

Theo đó, thu nhập trung bình tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, nên không tránh khỏi sự dịch chuyển, giống như sự xuất hiện của các ngành công nghiệp khổng lồ khi Trung Quốc cải cách.

“Trung Quốc phải thận trọng khi xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua Thâm Quyến. Vấn đề thực sự mà chúng ta phải giải quyết là nâng cấp tất yếu trong ngành sản xuất”, ông Tang Jie nhấn mạnh.

“Chúng ta không thể đơn giản nói với các công ty rằng 'đừng đi', mà thay vào đó, cần tạo ra một môi trường tốt hơn nhằm tạo điều kiện cho các công ty phát triển chuỗi giá trị”.

Dữ liệu cho thấy, trong quý đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 89 tỷ USD, cao hơn nhiều mức gần 61 tỷ USD của Thẩm Quyến - một trung tâm xuất khẩu chính của Trung Quốc.

Việt Nam có thể thay thế Trung Quốc thành kinh đô sản xuất mới?

Ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, trong nhận định gần đây, đánh giá, với những yếu tố cơ bản vững chắc và vị thế là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư quốc tế, Việt Nam hiện đang vươn lên trở thành một trung tâm sản xuất trên thế giới.

“Một vị thế tuyệt vời có được nhờ những chính sách ưu đãi của Chính phủ, đặc biệt trong việc ký kết các hiệp định thương mại. Thông qua những trao đổi của HSBC Việt Nam với các khách hàng doanh nghiệp đa quốc gia, chúng tôi tin rằng, xu hướng ngày càng nhiều doanh nghiệp toàn cầu chuyển hướng đầu tư đến Việt Nam không phải là tạm thời, mà mang tính chiến lược và lâu dài”, ông cho biết.

Mặt hàng nào xuất khẩu bứt phá trong 5 tháng qua?

Trong vòng hai thập kỷ, Việt Nam đã thực sự lột xác thành công, trở thành công xưởng sản xuất đang lên của thế giới, HSBC đánh giá trong phân tích hồi giữa tháng trước.

Với xuất phát điểm chỉ là một nước xuất khẩu hàng may mặc và da giày có giá trị gia tăng thấp, qua thời gian, Việt Nam đã chứng tỏ khả năng vươn lên trong chuỗi cung ứng, trở thành một trung tâm sản xuất quan trọng trong ngành hàng công nghệ, dù giá trị cộng thêm vẫn chưa cao trong lĩnh vực điện tử.

Xuất khẩu điện tử đạt mức kỷ lục 108 tỷ USD trong năm 2021, tương đương 32% kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, chỉ số này năm 2000 đạt chưa tới 1 tỷ USD, tương đương 5,5% tổng giá trị xuất khẩu.

Ngoài điện thoại thông minh, Việt Nam cũng đang dần gia tăng thị phần máy tính xách tay trên thế giới, đã vượt qua Malaysia để trở thành nước sản xuất chính trong khu vực ASEAN.

Trong khi đó, Việt Nam cũng vươn lên thành nước cung cấp bộ vi xử lý/điều khiển, dù sản phẩm lắp ráp tại Việt Nam thường là bộ vi xử lý giá trị thấp hơn dùng trong nhiều mặt hàng điện tử.

Vị thế lớn của Trung Quốc

Tuy vậy, nhiều phân tích khác cho rằng, Trung Quốc có nhiều yếu tố nội tại để không lo lắng về khả năng bị thay thế, bất chấp các biện pháp hạn chế phòng dịch nghiêm ngặt và phong tỏa ở Trung Quốc, cũng như việc nhiều đơn hàng đang dịch chuyển sang Đông Nam Á.

Chuyên gia kinh tế Yao Yang, giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, nhận định: “Không cần lo lắng về việc các ngành sản xuất tại Trung Quốc đang chuyển hướng sang Đông Nam Á, bởi những ngành rời đi ở vị trí thấp trong chuỗi giá trị”, SCMP dẫn lời.

Vị này cho rằng, dù có những quan ngại khi năng lực sản xuất của Việt Nam tăng lên, Trung Quốc sẽ vẫn duy trì danh hiệu “nhà máy của thế giới” trong ít nhất 30 năm nữa.

Băn khoăn đằng sau câu chuyện xuất khẩu ấn tượng của Việt Nam

Theo phân tích, việc dịch chuyển các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp sang Đông Nam Á sẽ giúp người tiêu dùng tại Trung Quốc hưởng lợi từ hàng hóa giá rẻ, trong khi các ngành công nghiệp trong nước có thêm năng lực để nâng cấp.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam gia tăng không phải là điều bất ngờ, hay điều gây lo lắng đối với các nhà sản xuất ở Quảng Đông, bởi quá trình dịch chuyển sản xuất ra nước ngoài đã diễn ra vài năm.

Trên thực tế, tính trong tháng 3, mặc dù giá trị xuất khẩu của Việt Nam vượt qua Thâm Quyến, con số hơn 34 tỷ USD chỉ bằng 60% so với kim ngạch xuất khẩu của Quảng Đông – một tỉnh có dân số tương đương Việt Nam.

Bên cạnh đó, SCMP dẫn lời chuyên gia cho rằng, xuất khẩu của Việt Nam được đóng góp bởi các ngành công nghiệp của Trung Quốc, nên nước này cũng được hưởng lợi, cũng như tránh được các tranh chấp thương mại.

Báo cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc đầu tháng này nhận định, các lợi thế của Trung Quốc, bao gồm tiềm năng thị trường rộng lớn, đổi mới gia tăng, hiệu quả tổng thể cao, đang giúp nước này tiếp tục thu hút các công ty đa quốc gia.

Cùng với đó, vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng khu vực ngày càng trở nên quan trọng, vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của hầu hết các nước châu Á.

Việc đầu tư tại Trung Quốc đồng nghĩa với việc thiết lập mối liên hệ sâu sắc với toàn bộ châu Á, và tạo dư địa rộng lớn hơn để phát triển, báo cáo nhấn mạnh. 

Việt Nam vươn lên thành trung tâm sản xuất của thế giới

Việt Nam vươn lên thành trung tâm sản xuất của thế giới

Tiêu điểm -  2 năm
Xu hướng ngày càng nhiều doanh nghiệp toàn cầu chuyển hướng đầu tư đến Việt Nam không phải là tạm thời, mà mang tính chiến lược và lâu dài, theo HSBC.
Việt Nam vươn lên thành trung tâm sản xuất của thế giới

Việt Nam vươn lên thành trung tâm sản xuất của thế giới

Tiêu điểm -  2 năm
Xu hướng ngày càng nhiều doanh nghiệp toàn cầu chuyển hướng đầu tư đến Việt Nam không phải là tạm thời, mà mang tính chiến lược và lâu dài, theo HSBC.
Tăng trưởng sản lượng sản xuất đạt đỉnh 13 tháng

Tăng trưởng sản lượng sản xuất đạt đỉnh 13 tháng

Tiêu điểm -  2 năm

Ngành sản xuất có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trong tháng 5 khi tiếp tục phục hồi sau làn sóng Covid-19 vừa qua, khi cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng đều tăng mạnh.

Bắc Giang đang dẫn đầu về tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp

Bắc Giang đang dẫn đầu về tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp

Tiêu điểm -  2 năm

Xác định lấy công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng của tỉnh, Bắc Giang đang có hàng chục nghìn cơ sở sản xuất công nghiệp, thu hút được một số tập đoàn công nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn. Những nỗ lực này đã giúp Bắc Giang đang đứng đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP).

9 mặt hàng xuất khẩu cán mốc 1 tỷ USD sau hai tháng đầu năm

9 mặt hàng xuất khẩu cán mốc 1 tỷ USD sau hai tháng đầu năm

Tiêu điểm -  2 năm

Trong hai tháng đầu năm đã có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 71,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, 4 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD gồm điện thoại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; dệt may.

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để nâng tính cạnh tranh trong xuất khẩu online?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để nâng tính cạnh tranh trong xuất khẩu online?

Tiêu điểm -  2 năm

Các thương hiệu thành công cùng Amazon trong 2021 là các nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp làm tốt khâu tiếp thị, xây dựng hình ảnh sản phẩm và câu chuyện thương hiệu của mình như: gốm sứ Minh Long, nón bảo hiểm Royal Helmet, rong nho Trường Thọ, bào tử lợi khuẩn LiveSpo...

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  13 phút

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  1 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  2 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  6 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  6 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  21 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.