Hiểm họa khí hậu nghiêm trọng nhất của châu Á
Căng thẳng nguồn nước tại châu Á dưới tác động của biến đổi khí hậu cho thấy một viễn cảnh đáng lo ngại với thế hệ tương lai.
Theo báo cáo của PwC được công bố bên thềm COP27, Việt Nam và New Zealand là 2 quốc gia tính đến nay đã hoàn thành vượt mục tiêu giảm phát thải carbon dựa trên NDC (mục tiêu đóng góp do quốc gia tự quyết định).
Báo cáo về chỉ số phát thải ròng bằng không của các nền kinh tế năm 2022 do công ty tư vấn PwC phát hành, chỉ ra, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt được tỷ lệ giảm phát thải carbon trung bình khoảng 1,2% trong năm 2021, cao hơn nhiều so với mức trung bình 0,5% của toàn thế giới.
Mức giảm thể hiện sự dẫn đầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong nỗ lực hạn chế khí thải nhà kính, thông qua nhiều chính sách tích cực. Tuy nhiên vẫn còn cách khá xa con số cắt giảm 15,2% lượng khí thải carbon mỗi năm để đạt được mục tiêu duy trì nền nhiệt không nóng lên quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, được đưa ra tại Thỏa thuận Paris.
Trong đó, 9/13 nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương thể hiện mức phát thải carbon ròng giảm trong năm 2021, tuy nhiên, chỉ có New Zealand và Việt Nam vượt qua mục tiêu được cam kết trong NDC. Cụ thể, Việt Nam giảm cường độ phát thải carbon 3,4%, New Zealand là 6,7%. Những con số này cho thấy nỗ lực đáng ghi nhận của Việt Nam và New Zealand trong công cuộc chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tuy nhiên, báo cáo của PwC cũng chỉ ra, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia còn đang ở khá xa so với mục tiêu cam kết, cùng với Bangladesh, Philippines và Pakistan. Nguyên nhân chính được nhấn mạnh là Việt Nam đã và đang quá phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là nhiệt điện than.
Đây là thách thức nhưng cũng là dư địa lớn cho các chính sách và hoạt động đầu tư vào những lĩnh vực đổi mới sáng tạo hướng đến “net zero”. Theo PwC, những bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm hơn, nhiều khả năng đánh dấu một bước ngoặt để “suy nghĩ lại về năng lượng”.
NDC của Việt Nam được xây dựng lần đầu vào năm 2015 và được cập nhật năm 2020. Trong bản cập nhật 2020, NDC của Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm 9% lượng khí thải nhà kính cho đến năm 2030, so với năm 2014. Con số này sẽ được nâng lên 27% nếu nhận được sự hợp tác, hỗ trợ tích cực từ quốc tế.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia nghiêm túc thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu, thông qua việc đệ trình, cập nhật sớm các NDC cũng như chủ động trao đổi, hợp tác với các bên liên quan để triển khai giải pháp cụ thể.
Căng thẳng nguồn nước tại châu Á dưới tác động của biến đổi khí hậu cho thấy một viễn cảnh đáng lo ngại với thế hệ tương lai.
Chương trình hợp tác mới đây giữa Bộ TN&MT và HSBC mở ra nhiều cơ hội cho Chính phủ Việt Nam tận dụng nguồn lực từ các tổ chức tài chính, hiệp hội, các chuyên gia, và đồng thời khuyến khích thêm sự tham gia của các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Những ngày đầu tiên làm việc, Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 27 (COP27) đã đạt được một số kết quả tích cực.
Tìm kiếm giải pháp “bồi thường” khí hậu cho các nước đang phát triển sẽ là một trong những trọng tâm được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 27 (COP27).
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Sau cú sụt mạnh, giá vàng bước vào vùng nhiễu loạn. Dự báo giá vàng tuần tới tràn ngập sự bất định và tâm lý e ngại lan rộng khắp thị trường.
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.