Tiêu điểm
Vốn đổ vào doanh nghiệp thành lập mới vẫn tăng vọt bất chấp Covid-19
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, số vốn đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là gần 1.000 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh hơn 34% trong nửa đầu năm nay.

Từ đầu năm đến nay, cả nước vẫn có gần 67,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 942,6 nghìn tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số vốn đã tăng 34,3% và số doanh nghiệp tăng 8%, theo số liệu của Tổng cục Thống kê.
Tổng số lao động đăng ký trong các doanh nghiệp này là 484,3 nghìn lao động, giảm 4,5%.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đạt 14,1 tỷ đồng, tăng 24,2%.
Nếu tính cả 1.152,5 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 23,7 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế Việt Nam trong 6 tháng qua là 2.095,1 nghìn tỷ đồng.
Cộng dồn với 26,1 nghìn doanh nghiệp trở lại hoạt động (tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước), tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong nửa đầu năm nay nâng lên 93,2 nghìn doanh nghiệp, trung bình mỗi tháng có 15,5 nghìn doanh nghiệp.
Theo khu vực kinh tế, kể từ đầu năm đến nay có 1.090 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước; gần 18,2 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 1,6%; 47,8 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, tăng 11%.
Theo lĩnh vực hoạt động, kinh doanh bất động sản đang gia tăng nhanh nhất số doanh nghiệp thành lập mới với 44,8%. Giáo dục và đào tạo theo sau với 22%; vận tải kho bãi tăng 21%; thông tin và truyền thông tăng 16,3%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 11,5%; khai khoáng tăng 10,6%. Các lĩnh vực khác tăng dưới 10%.
Trong khi đó, ba lĩnh vực có số doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm trước, bao gồm sản xuất phân phối điện, nước, gas giảm 49%; dịch vụ lưu trú ăn uống giảm 2,8%; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác giảm 2,4%.
6 tháng đầu năm nay có 35,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước; 24,7 nghìn doanh nghiệp chờ giải thể, tăng 25,7%.
Bên cạnh đó, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 9,9 nghìn, tăng 33,8%, trong đó có gần 9 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, tăng 34,2%; còn 105 doanh nghiệp có quy mô trên 100 tỷ đồng, giảm 2,8%.
“Đây phần lớn là doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ, dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ bên ngoài”, Tổng cục Thống kê nhận định.
Doanh nghiệp giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 3.715 doanh nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.138 doanh nghiệp; xây dựng có 881 doanh nghiệp; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác có 619 doanh nghiệp; dịch vụ lưu trú và ăn uống có 563 doanh nghiệp; các lĩnh vực còn lại đều có dưới 500 doanh nghiệp.
Theo đó, kể từ đầu năm, trung bình mỗi tháng có 11,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Vốn FDI vào Việt Nam có dấu hiệu chậm lại
Tín dụng chảy vào doanh nghiệp nhỏ vẫn yếu
Dữ liệu từ NHNN cho thấy dư nợ cho vay đối với nhóm này doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ tăng 3,9% từ đầu năm đến nay.
Doanh nghiệp Việt đầu tư 547 triệu USD ra nước ngoài, Vingroup chiếm 82%
Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài chủ yếu ở lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; bán buôn, bán lẻ; nông, lâm nghiệp, thủy sản...
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng chậm lại
Tốc độ tăng 3,3% của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã bù đắp suy giảm trái phiếu Chính phủ, giúp thị trường trái phiếu bằng VND ghi nhận mức tăng trưởng dương trong quý đầu năm 2021.
FDI vào bất động sản vẫn xu hướng tăng mạnh trong đại dịch
Dù gặp phải những khó khăn nhất định do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và một số thủ tục pháp lý chưa sẵn sàng, tuy nhiên, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản vẫn có những chuyển biến tích cực.
Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Thế Giới Di Động nhận tín dụng thương mại liên kết bền vững
Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.
Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.
Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.