Tiêu điểm
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang dừng lại trong cuộc đua các khu vực kinh tế
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã không thực hiện được việc liên kết vùng, tập trung nguồn lực để phát triển, từ đó làm giảm vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước.
Với 8 tỉnh thành, địa phương theo quy hoạch, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện đang đóng góp lớn nhất cả nước, với tỷ trọng cao về tăng trưởng GDP, đạt 45,4% GDP cả nước, tổng thu ngân sách chiếm 42,6% tổng số thu của cả nước, tính đến cuối năm 2018.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng là trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam với hơn 15 nghìn dự án FDI còn hiệu lực, có 140 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động.
Tuy nhiên, tại Diễn đàn "Vai trò doanh nghiệp trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam", TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã thẳng thắn nhận định, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang đối mặt thách thức về tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang “dừng lại” trong các cuộc đua với các khu vực kinh tế khác trong cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2018 chỉ ngang mức bình quân cả nước.
Theo ông Lộc, nguyên nhân của thực trạng này là do vùng chưa được phát huy đầy đủ những thế mạnh nhằm tạo ra những động lực mới cho tăng trưởng, kết cấu hạ tầng chưa tương xứng, kết nối chưa đồng bộ. Chất lượng phát triển đô thị còn thấp, bị ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Nhiều khu vực còn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chưa bảo đảm hết nhu cầu an sinh xã hội. Phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu đề ra.
Đặc biệt, cơ chế, chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn chưa hoàn thiện, thiếu đột phá cần thiết. Nhận thức về lợi ích của các chủ thể liên quan chưa đầy đủ, còn khác nhau, thiếu liên kết vùng chặt chẽ. Trên thực tế cơ chế liên kết vùng còn lỏng lẻo và thực sự chưa hiệu quả.
Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn mang tính tự phát, hình thức, chương trình phối hợp phát triển kinh tế còn mang tính cục bộ, chưa phát huy có hiệu quả lợi thế so sánh của vùng.
“Không cộng sinh, không tích hợp và không lan toả được, đây là những điểm cần khắc phục”, ông Lộc nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cũng cho rằng, chủ trương của Đảng, Chính phủ là phải liên kết vùng. Tập trung nguồn lực để thực hiện đúng mục tiêu nền kinh tế động lực của cả nước. Tuy nhiên, mấy năm qua vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã không thực hiện được việc liên kết, làm giảm vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước.
Theo đó, để phát huy tiềm năng thực sự của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cần phải có tư duy kinh tế tỉnh phải dựa trên kinh tế vùng. Giải pháp liên quan đến vùng phải dựa trên quy hoạch. Chính phủ phải định hướng các chính sách, tác động vào thị trường, đem lại lợi ích để thu hút doanh nghiệp thực hiện.
Ông Lịch đề xuất, thứ nhất, cần có sự đổi mới mang tính đột phá về tư duy “phát triển kinh tế vùng” thay cho tư duy “kinh tế tỉnh” thông qua cơ chế điều hành kinh tế và phân bố ngân sách của Chính phủ và chính quyền địa phương. Khi lập quy hoạch vùng theo Luật Quy hoạch cần lồng ghép chính sách phát triển vùng trong nội dung thực hiện quy hoạch.
Thứ hai, để nâng cao tính năng động của các địa phương có lợi thế phát triển, đề nghị cho thí điểm cơ chế tự chủ ngân sách 4 địa phương: TP. HCM; Bình Dương; Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu theo cơ chế giảm bớt phần lồng ghép ngân sách nhà nước giữa trung ương và địa phương; ổn định tỷ lệ phân chia ngân sách giữa trung ương và địa phương theo Luật Ngân sách trong 5 năm.
Địa phương được hoàn toàn tự chủ chi phần ngân sách địa phương. Phần ngân sách trung ương hỗ trợ như đầu tư do trung ương kiểm soát. Cơ chế này kèm theo cơ chế tăng trách nhiệm cũa HĐND và tính công khai minh bách về ngân sách.
Thứ ba, cần xem việc xây dựng hệ thống giao thông kết nối vùng là tiền đề của liên kết phát triển vùng và điều kiện để xây dựng các đô thị mới. Cần tập trung nguồn lực để phát triển hệ thống giao thông vùng đã được quy hoạch đến năm 2020 và 2030. Trong đó phần giao thông kết nối vùng đã được xác định trong quy hoạch giao thông TP. HCM do Thủ tướng quyết định năm 2013.
Thứ tư, trên cơ sở quy hoạch giao thông kết nối vùng và liên vùng đã được phê duyệt cần phân định cụ thể phần trung ương đầu tư do bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm, phần do chính quyền các địa phương cùng chịu trách nhiệm. Sự phân định này làm cơ sở cho việc bố trí nguồn đầu tư trung hạn trong từng kế hoạch 5 năm.
Thứ năm, lập quỹ đầu tư giao thông vùng từ các nguồn: Ngân sách trung ương cấp, ngân sách địa phương đóng góp; nguồn thu từ đất đô thị hóa do hệ thống giao thông tạo ra; nguồn tín dụng ưu đãi. Có hội đồng quản lý quỹ đầu tư hạ tầng giao thông vùng với sự tham gia của các chính quyề địa phương trong vùng.
"Trong tương lai, nếu giải quyết tốt, đây sẽ là nơi đến của doanh nghiệp", TS. Trần Du Lịch khẳng định.
Từ góc độ địa phương, ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cũng chỉ ra những tồn tại, điểm nghẽn trong thực hiện liên kết vùng, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo đó, kết nối hạ tầng giao thông, vận tải còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, phát huy tiềm năng của vùng. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Lao động trình độ từ cao đẳng, trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ thấp trên tổng số lao động được đào tạo. Xảy ra tình trạng thiếu lao động, mất cân đối cung cầu trong phân bổ nguồn lao động.
Bên cạnh đó là tỷ lệ nhập cư, tỷ lệ tăng dân số cơ học cao đã gây ra tình trạng quá tải của hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt ở các đô thị và khu công nghiệp. Đồng thời chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về các ngành, lĩnh vực ưu tiên liên kết vùng do đó chưa hỗ trợ được việc lựa chọn các dự án liên kết vùng cũng như đánh giá quá trình và hiệu quả của các hoạt động liên kết.
Để phát huy vai trò của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thời gian tới, theo ông Liêm, các tỉnh, thành phố trong vùng cần tiếp tục hỗ trợ về mặt cơ chế, chính sách để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, ông Liêm cũng kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành ưu tiên tập trung nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm, phát triển hệ thống logistics trong vùng, kết nối với hệ thống cấp quốc gia và liên vùng.
Đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao để mở rộng thị trường, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Đảm bảo nguồn cung lao động chất lượng và đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhấn mạnh.
Tháo 'vòng kim cô' kìm hãm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Nhà đầu tư miền Bắc - ‘khách quý’ của bất động sản phía Nam
Tiềm năng sinh lời lớn của các sản phẩm BĐS miền Trung và miền Nam so với thị trường miền Bắc là nguyên nhân lý giải cho xu hướng đầu tư “Nam tiến” của dòng vốn đầu tư BĐS.
Công nghiệp bùng nổ đẩy giá bất động sản các tỉnh phía Nam
Dòng vốn đầu tư đổ vào các khu công nghiệp đang thúc đẩy nhu cầu nhà ở và mặt bằng bán lẻ ở Đồng Nai, Bình Dương và Long An, theo nhận định của công ty tư vấn bất động sản JLL.
Tháo 'vòng kim cô' kìm hãm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại do những điểm nghẽn như cơ chế liên kết và sự kết nối về hạ tầng giao thông...
Văn Phú - Invest tài trợ quy hoạch chung xây dựng khu vực phía nam huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh
Công ty CP Đầu tư Văn Phú – Invest và huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) vừa tổ chức lễ ký kết Tài trợ Quy hoạch chung xây dựng khu vực phía Nam Hoành Bồ đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; một số quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.