Tiêu điểm
Vướng mắc pháp lý khiến 12 đại dự án thua lỗ ngành công thương chưa có lối ra
Ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, hầu hết dự án trong nhóm 12 dự án thua lỗ ngành công thương đều đang gặp phải những vấn đề pháp lý nên rất khó thu hút các nhà đầu tư lớn bỏ tiền vực dậy.
Trong số 12 dự án yếu kém ngành công thương, hiện mới chỉ có 2 dự án bắt đầu có lãi, số còn lại vẫn đang chật vật để khắc phục. Tổng lỗ lũy kế các dự án này đến hết năm 2017 đã lên đến gần 18.700 tỷ đồng.
Đó là thông tin đã được ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) tiết lộ tại toạ đàm "Nâng hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước: Minh bạch thông tin, đổi mới quản trị" do Cổng thông tin Chính phủ vừa tổ chức.
Theo ông Tiến, sau khi tiến hành rà soát, trong 6/12 dự án nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ của Bộ Công thương đến nay đã có 2 nhà máy hoạt động có lãi là DAP 1 và Nhà máy gang thép Lào Cai.
4 dự án đã bắt đầu giảm lỗ nhưng vẫn còn lỗ gồm Nhà máy phân đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình, DAP số 2 Lào Cai và Nhà máy đóng tàu Dung Quất.
3 dự án trước đây dừng sản xuất hiện đã bắt đầu sản xuất trở lại, trong đó có nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ.
Cuối cùng là 3 dự án xây dựng dở dang, Chính phủ, các bộ ngành đã tính toán lại và kiên quyết sẽ bán nhà máy giấy Phương Nam, không đưa ra các giải pháp khắc phục. Dự án Ethanol ở Phú Thọ hay dự án Gang thép Thái Nguyên cũng sẽ rà soát lại, tìm các nhà đầu tư, ông Tiến cho hay.
Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết, việc tái cơ cấu 12 doanh nghiệp nêu trên vẫn đang tiếp tục triển khai. Tuy nhiên, để xử lý các tồn tại là vô cùng khó khăn, Chính phủ và các bộ, ngành đều kiên quyết xử lý theo thị trường nên có những vấn đề phải chấp nhận.
Những dự án không bán được sẽ phá sản, những dự án không khởi động được, không bán được sẽ phải chuyển sang hình thức khác.
"Ngay cả phá sản, giải thể cũng là một giải pháp tích cực nếu duy trì dự án không mang lại hiệu quả", Chính phủ đang kiên quyết thực hiện việc này, trong lộ trình thực hiện, các doanh nghiệp phải nói thẳng nói thật, công khai tình hình doanh nghiệp hằng năm, báo cáo tiến độ để Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành đưa ra giải pháp, ông Tiến nhấn mạnh.
Đối với việc nhiều tập đoàn lớn kiến nghị được dùng vốn của tập đoàn để cứu các dự án thua lỗ, ông Tiến cho rằng, việc bỏ vốn ra phải đánh giá được rủi ro. Nếu không tính toán cẩn thận, doanh nghiệp sản suất ra sản phẩm không bán được khiến "lỗ mẹ đẻ lỗ con" thì rất nguy hiểm.
Ngược lại nếu có phương án hoạt động hiệu quả thì không có lý do gì không đầu tư tiếp để giúp doanh nghiệp có cơ hội phát triển và thu hồi vốn về.
Ở góc nhìn khác, ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lại cho rằng, đối với 12 dự án hoạt động yếu kém của ngành công thương, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt xử lý làm sao để đạt hiệu quả cao nhất.
Trong khi đó, có thể thấy các nhà máy này đều nằm trong lĩnh vực nhà nước không cần thiết nắm giữ do đó, làm thế nào để cổ phần hoá, thoái vốn càng sớm càng tốt nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất trong thu hồi vốn.
Tuy nhiên, cũng theo ông Hùng, hầu hết các dự án này đang gặp những vấn đề pháp lý như xác định giá doanh nghiệp, xử lý quyền sử dụng đất, xác định giá đất. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nên giải quyết dứt điểm những vướng mắc này trước khi tiến hành cổ phần hoá hay thoái vốn. Còn nếu như bối cảnh hiện tại, sẽ rất khó thu hút các nhà đầu tư để vực dậy doanh nghiệp.
Thủ tướng quyết định phương án xử lý 12 dự án thua lỗ ngành công thương
Thanh tra Bộ Công thương trong 70 ngày
Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (sắp xếp lại, cổ phần hóa, thoái vốn) thuộc Bộ Công thương.
Thứ trưởng Bộ Công thương nêu 3 nguyên nhân gây chậm trễ thoái vốn nhà nước
Theo ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương, các thương vụ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang có dấu hiệu chậm lại.
Bộ Công thương tiếp tục cắt giảm 54 giấy phép con
Đây là lần cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh đầu tiên trong năm 2018 và được xem là “cuộc cách mạng lần thứ 3” trong lịch sử ngành công thương.
Thực trạng 12 dự án thua lỗ ngành công thương hiện ra sao?
Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng vừa có báo cáo về việc triển khai xử lý 12 dự án yếu kém, chậm tiến độ ngành công thương, một số dự án đã có chuyển biến theo hướng tích cực.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.