10 thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam
Các công ty nhà nước nắm giữ cổ phần sở hữu 8 trong 10 thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam do Brand Finace công bố.
Trong khi Samsung đánh bật PetroVietnam để giành vị trí doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam thì Vingroup đã soán ngôi Ô tô Trường Hải trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất năm nay.
Theo bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do Vietnam Report công bố hôm nay, Tập đoàn Vingroup đã có bước nhảy vọt ngoạn mục từ vị trí thứ 5 vào năm ngoái và đánh bật Ô tô Trường Hải để soán ngôi doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2017.
Từ chỗ giữ ‘ngôi vương’ năm ngoái, Công ty CP Ô tô Trường Hải năm nay đã lui xuống vị trí thứ 2, tiếp theo là Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji. Cũng như Ô tô Trường Hải, cả Vinamilk và Doji đều tụt một bậc so với năm ngoái do bước thăng tiến của Vingroup.
Trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất năm nay vẫn duy trì một số tên quen thuộc từ năm ngoái như Công ty CP Tập đoàn Masan, Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động, Công ty CP FPT, Công ty CP Tập đoàn Hoà Phát còn có thêm gương mặt mới là Công ty CP Tập đoàn Intimex.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng tiếp tục duy trì vị trí thứ 10 trong khi Công ty CP Hàng không Vietjet đã nhảy từ vị trí 26 vào năm ngoái lên vị trí thứ 11 năm nay.
Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cũng có sự xáo trộn khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bị đẩy lui xuống vị trí thứ 3 để nhường ngôi doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm nay cho Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam.
Xếp thứ 2 năm nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong khi Tập đoàn Viễn thông Quân đội và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chiếm vị trí thứ 4 và thứ 5.
Sự trỗi dậy của doanh nghiệp tư nhân
Khối doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 20% trong toàn bảng vào năm đầu tiên công bố bảng xếp hạng thì sau 10 năm đã tăng lên gần gấp 2,5 lần.
Khu vực kinh tế nhà nước vẫn là khu vực đem đến tổng doanh thu lớn nhất trong 3 khu vực kinh tế của toàn bảng xếp hạng VNR500 nhưng tỷ trọng năm nay đã giảm còn 52% so với 59% trong năm ngoái.
Ngược lại, đóng góp của khu vực tư nhân nâng lên từ 27% lên 32,3% trong năm 2017. Theo Vietnam Report, điều này đã phản ánh phần nào nỗ lực tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế, và việc đẩy mạnh cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ thời gian qua.
Môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện
Theo phản hồi của các doanh nghiệp lớn, 75% doanh nghiệp đã tăng doanh thu trong năm nay, tăng khá nhiều so với năm 2016. Đồng thời, 62,5% doanh nghiệp phản hồi tổng thể tình hình sản xuất kinh doanh tốt lên, chỉ có 4,7% doanh nghiệp đánh giá giảm đi.
Gần 70% doanh nghiệp báo cáo năng suất lao động tăng lên; các yếu tố như trang thiết bị (máy móc, nhà xưởng), tài sản cố định, khách hàng cũng được trên 60% doanh nghiệp nhận định tăng lên.
Các doanh nghiệp lớn cũng đã có những đánh giá rất tích cực về những cải thiện trong môi trường đầu tư kinh doanh năm 2017 với trên 50% doanh nghiệp lựa chọn từ tốt cho đến rất tốt đối với các vấn đề thủ tục pháp lý, khả năng tiếp cận vốn, tiếp cận đất đai và cơ sở hạ tầng.
Điểm nổi bật trong năm nay nằm ở các chính sách tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, dẫn đến làn sóng đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, như đã được thể hiện qua việc cải thiện mạnh trong xếp hạng chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam.
Tuy nhiên, thủ tục hành chính và các vấn đề về thuế vẫn là mối bận tâm của nhiều doanh nghiệp trong giai đoạn này. Hơn 50% doanh nghiệp đánh giá thủ tục hành chính tại Việt Nam ở mức trung bình và gần 5% doanh nghiệp đánh giá mảng này ở mức kém.
Dự báo năm 2018, hầu hết các doanh nghiệp lớn cho rằng doanh thu, lợi nhuận sau thuế, tình hình sản xuất kinh doanh tổng thể sẽ tăng lên hoặc ổn định so với năm 2017; 6,6% doanh nghiệp dự định sẽ cắt giảm chi phí đối với hoạt động kinh doanh tương lai.
Các công ty nhà nước nắm giữ cổ phần sở hữu 8 trong 10 thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam do Brand Finace công bố.
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
Công ty CP Sữa Quốc tế Lof lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi, giảm quảng cáo rầm rộ, hướng đến chất lượng và giá cả cạnh tranh.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.