'Chiến binh xanh' và hành trình Vì một Việt Nam văn minh với rác
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Triển lãm sáng tạo “Đồng nát ve chai và tương lai rác nhựa” được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai.
Cơ chế chia sẻ lợi ích cho các bên, giữa những người làm nghề đồng nát, ve chai và các công ty tái chế, đang mở rộng khi EPR được thực thi.
Từ năm 2024, những người đồng nát, ve chai trong hệ sinh thái tuần hoàn XanhNét (thuộc Công ty CP VietCycle) sẽ thu gom cả những rác thải nhựa có giá trị thấp như vỏ nylon đựng thực phẩm, vỏ hộp sữa.
"Chiến binh xanh" là tên gọi xứng đáng được dành cho các cô, các chị đồng nát, ve trai. Trong suốt hàng chục năm qua, họ vẫn không quản ngại nắng mưa để đi thu mua hoặc nhặt nhạnh phế liệu từ thùng rác, bãi rác dân sinh.
Sự phức tạp của hệ thống xử lý chất thải khiến người đồng nát, ve chai trở thành lực lượng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường.
Hơn 20 năm làm nghề tái chế, ông Hoàng Đức Vượng bỗng nhận ra, có những cuộc khủng hoảng đang, hoặc có lẽ là đã ập đến.
Không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác trên thế giới đang ghi nhận và tìm kiếm giải pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ khu vực thu gom rác thải phi chính thức.
Thay vì bị vứt bỏ ra môi trường, vỏ hộp giấy đựng đồ uống đang được thu gom, tái chế một cách hiệu quả, tạo thêm thu nhập cho lực lượng đồng nát, ve chai và thu gom rác thải dân lập, thông qua một dự án của Tetra Pak và PRO Việt Nam.
Được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được bảo vệ quyền lợi khi hành nghề, hay đơn giản chỉ là nhận được sự tôn trọng, sự công nhận từ phía xã hội, là ước mơ, khao khát của các cô, các chị đồng nát, ve chai, những người thầm lặng “nhặt rác cho đời”.
Những người thu gom đồng nát, ve chai, đa phần là phụ nữ, đang âm thầm đóng góp cho công tác quản lý chất thải rắn tại đô thị. Tuy nhiên, những đóng góp ấy chưa từng được ghi nhận một cách nghiêm túc.
Hoạt động thu gom, tái chế tự phát của khu vực phi chính thức còn tồn tại nhiều bất cập. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của khu vực này trong bức tranh quản lý chất thải rắn cũng như thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn.
Những người hành nghề vệ sinh môi trường là “ô sin” của Việt Nam, đóng góp và hy sinh thầm lặng để làm sạch cho đất nước. Tuy nhiên, không những không được quan tâm đúng mức, họ còn là đối tượng để nhiều người đổ lỗi.
Theo đại diện Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), những người đồng nát, ve chai, tái chế tự phát là “tài sản quý của Việt Nam”. Nhóm phi chính thức này nếu nhận được hỗ trợ từ chính sách sẽ tạo ra động lực thúc đẩy cho kinh tế tuần hoàn.