Doanh nghiệp
Bộ Tài chính đề nghị rà soát việc đầu tư của Hancorp
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội không mang lại hiệu quả và tiềm ẩn nguy cơ mất vốn.

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng về tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2016 của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp).
Cụ thể, năm 2016, Hancorp có doanh thu 2.776 tỷ đồng, trong đó, doanh thu bất động sản và xây dựng chiếm 94%. Lợi nhuận năm 2016 của Hancorp đạt 128 tỷ đồng. Theo Bộ Tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội chưa cao.
Riêng về hiệu quả đầu ra ngoài doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, tổng giá trị đầu tư ra ngoài của đơn vị này là 1.280 tỷ đồng. Trong số này, một số công ty con có hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu rất cao như Công ty CP Đầu tư xây dựng số 1 Hà Nội (11,45 lần), Công ty CP Đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ (7,19 lần) và Công ty TNHH một thành viên Hantech (7,38 lần).
Chuyện lạ về điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ngoại Giao Đoàn khiến cư dân bức xúc
Cũng theo báo cáo, Hancorp đầu tư vào 20 công ty liên kết 695 tỷ đồng, chiếm 54% tổng giá trị đầu tư.
Tuy nhiên, một số công ty có hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu rất cao như Công ty CP Lắp máy điện nước và xây dựng (6,29 lần), Công ty CP Thi công cơ giới và xây lắp (11,19 lần), Công ty CP Đầu tư xây dựng bất động sản Lanmak (13,09 lần), Công ty CP Hancorp (42,42 lần).
Ngoài ra, Hancorp đầu tư dài hạn vào khoảng 14 công ty với tổng số tiền là 409 tỷ đồng, chiếm 32% tổng vốn đầu tư.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, năm 2016, Hancorp được chia cổ tức 33,8 tỷ đồng trong đó chủ yếu từ một số công ty liên kết (hơn 28 tỷ đồng) còn lại là cổ tức của 2 công ty con (trên 5,8 tỷ đồng).
Việc đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp này theo đánh giá của Bộ Tài chính là không mang lại hiệu quả, tỷ suất cổ tức/vốn đầu tư rất thấp, chỉ đạt 2,6%/tổng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. Vốn đầu tư tập trung chủ yếu tại các công ty liên kết và đầu tư dài hạn khác là các công ty mà Hancorp không có quyền chi phối, tiềm ẩn nguy cơ mất vốn.
Về tình hình tài sản và nợ phải thu, đến ngày 31/12/2016, tổng tài sản của Hancorp là 6.560 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu tài sản chủ yếu là nợ phải thu chiếm 51%. Nợ phải thu là 3.341 tỷ đồng, gấp 2,2 lần vốn chủ sở hữu.
Một số khoản nợ quá hạn trên một năm như Công ty CP Đầu tư và phát triển xây dựng 1,019 tỷ đồng, Công ty CP Đầu tư Đèo Cả 3,573 tỷ đồng, Công ty CP Đầu tư xây dựng Phú Mỹ 6,474 tỷ đồng.
Đáng lưu ý, tuy phát sinh các khoản phải thu quá hạn như trên nhưng số dư trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của tổng công ty chỉ là 157 triệu đồng. Tại thời điểm 31/12/2016, hệ số khả năng thanh toán hiện thời là 1,45 lần, hệ số khả năng thanh toán tức thời là 0,07 lần.
Theo Bộ Tài chính: “Mặc dù khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Tổng công ty được đảm bảo nhưng với nợ phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản và hệ số khả năng thanh toán tức thời thấp cho thấy tổng công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ đến hạn trong trường hợp chủ đầu tư chậm thanh toán hoặc tình hình sản xuất kinh doanh không thuận lợi".
Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo người đại diện vốn Nhà nước của Bộ tại Hancorp rà soát đánh giá các khoản đầu tư ngoài doanh nghiệp để có biện pháp thoái bớt vốn đầu tư không hiệu quả.
Đặc biệt, theo quyết định số 58, ngày 28/12/2016 của Thủ tướng, Hancorp không thuộc diện Nhà nước phải nắm giữ vốn. Chính vì vậy, Bộ Tài chính yêu cầu Bộ Xây dựng đẩy nhanh việc thoái vốn tại công ty này.
Cư dân khu đô thị Ngoại Giao Đoàn bức xúc vì đất công cộng 'biến' thành cao ốc
Bộ Xây dựng lên tiếng đề xuất xây công trình 70 tầng ở Ga Hà Nội
Theo Bộ Xây dựng, Đồ án quy hoạch phân khu đô thị Khu vực Ga Hà Nội và phụ cận chưa phù hợp với Quy hoạch chung của thành phố đã được Thủ tướng phê duyệt.
Đà Nẵng xử phạt nhà thầu xây dựng Coteccons, Hoà Bình, Delta
Tổng cộng có 15 doanh nghiệp bị Sở Xây dựng Đà Nẵng xử phạt trong 3 tháng qua vì tổ chức thi công không đúng với biện pháp được phê duyệt hoặc xây dựng sai phép, chậm tiến độ.
Ngân hàng Xây dựng đã thu hồi 5.000 tỷ đồng nợ xấu
Tại buổi làm việc với ngân hàng Xây dựng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, ngân hàng đang dần đi vào quỹ đạo ổn định, từng bước vượt qua khó khăn.
Bộ Xây dựng đồng ý cho Formosa bán tro bay
Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) về tình hình quản lý, xử lý tro bay, thạch cao phát sinh từ nhà máy nhiệt điện Formosa.
Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối
Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang, thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.
SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
'Quốc gia khởi nghiệp': Bài học quản trị xuất sắc
Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.