Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Việc điều chỉnh thuế nhập khẩu 2018 với hàng loạt thị trường lớn như ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... sẽ ảnh hưởng tới thu ngân sách, ông Phạm Tuấn Anh, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính nhìn nhận.
Bộ Tài chính mới đây đã ban hành thêm 10 Nghị định mới về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thay thế cho 10 Nghị định cũ ra đời năm 2016. Theo đó, có 4 nội dung mới trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi 2018 đã được đưa ra:
Thứ nhất, thời hạn của biểu thuế mới được thay đổi về mặt thời gian, kéo dài giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022/ 2023 nhằm đảo bảo tính ổn định và dễ theo dõi cho doanh nghiệp.
Thứ hai, những Nghị định mới bổ sung các quy định về thuế suất nhập khẩu trong và ngoài hạn ngạch thuế quan.
Thứ ba, quy định cụ thể hơn về 4 điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với các loại hàng hóa thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cũng như các vấn đề liên quan đến xuất xứ hàng hóa, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).
Thứ tư, 10 Nghị định bổ sung quy định về các chú giải và quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa thực hiện theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Theo đó, các Nghị định sẽ bổ sung những thay đổi liên quan đến việc cắt giảm thuế suất của Việt Nam trong các thỏa thuận thương mại về tổng số dòng thuế trong năm 2018 cũng như cập nhật những mặt hàng có liên quan đến các dòng thuế này.
Một số điều chỉnh mang tính nổi bật nằm trong các hiệp định bước vào giai đoạn đầu như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu (VN-EAEU FTA) hay ASEAN – Ấn Độ (AIFTA)
Cụ thể, tính đến năm 2018, biểu thuế VN-EAEU FTA có 5.535 dòng thuế được cắt giảm về 0%, tập trung nhiều vào các nhóm mặt hàng là nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất xuất khẩu như nguyên phụ liệu dệt may, da giày, linh kiện điện tử, nhựa nguyên liệu…
3.720 dòng thuế thuộc biểu thuế của Hiệp định trên vẫn tiếp tục được cắt giảm dần về 0%, bao gồm sữa và sản phẩm từ sữa, hóa chất và sản phẩm hóa chất, giấy các loại, sắt thép, máy móc thiết bị…
Về việc cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu trong năm 2018 của Việt Nam trong khuôn khổ AIFTA, 59% biểu thuế số được cắt giảm so với năm 2017, tương đương 5.668 dòng. Nhóm mặt hàng cắt giảm nhiều nhất là chế phẩm từ thịt, thủy sản, rau quả.
Trao đổi với TheLEADER, ông Phạm Tuấn Anh, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) nhìn nhận, việc ra đời các nghị định mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn về đồng bộ danh mục hàng hóa, đáp ứng sự đồng nhất khi thực hiện xuất nhập khẩu từ các nguồn gốc xuất xứ khác nhau.
Sự thay đổi này cũng phù hợp với sự phát triển, đổi mới khoa học công nghệ và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế trong việc hài hòa hóa các danh mục.
Đánh giá về những tác động của việc tiếp tục cắt giảm thuế này, ông Phạm Tuấn Anh khẳng định, động thái này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới giá của các mặt hàng được cắt giảm trong năm nay.
Từ góc độ tài chính, ông Tuấn Anh cho rằng, nhìn chung sẽ làm giảm mức thu ngân sách nhưng vì hầu hết các hiệp định đều đã đi vào giai đoạn cuối, mức cắt giảm không nhiều như trước nên tác động sẽ không lớn.
10 Nghị định mới bao gồm Nghị định số 149/2017/NĐ-CP, 150/2017/NĐ-CP, 153/2017/NĐ-CP, 154/2017/NĐ-CP, 155/2017/NĐ-CP, 156/2017/NĐ-CP, 157/2017/NĐ-CP, 158/2017/NĐ-CP, 159/2017/NĐ-CP và 160/2017/NĐ-CP điều chỉnh Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam trong các thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á – Âu, ASEAN – Trung Quốc, Chi Lê, Nhật Bản, ASEAN, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Úc – New Zealand, ASEAN - Ấn Độ và ASEAN – Nhật Bản.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.