Tiêu điểm
Vận tải hàng hóa hàng không: Làm gì để hiện thực hóa 'giấc mơ bay'?
Vận tải hàng hóa qua đường hàng không của Việt Nam chỉ chiếm dưới 1% tổng vận tải hàng xuất khẩu nhưng mang lại 25% trên tổng giá trị xuất khẩu.

Trong những năm gần đây, thị trường vận tải hàng hóa qua đường hàng không của Việt Nam có những bước phát triển rõ rệt. Sự phát triển của ngành hàng không đã góp phần mạnh mẽ vào việc kết nối các ngành kinh tế trên thế giới. Nhờ đó, doanh nghiệp cũng như các sản phẩm chủ lực có giá trị xuất khẩu cao của Việt Nam có cơ hội tiếp cận nhanh hơn với thị trường quốc tế.
Theo ông Đỗ Xuân Quang, Tổng giám đốc Vietjet Cargo cho biết hiện nay, vận tải hàng hóa qua đường hàng không của Việt Nam chỉ chiếm dưới 1% tổng vận tải hàng xuất khẩu (khoảng 1,1 triệu tấn) nhưng mang lại 25% trên tổng giá trị xuất khẩu do chuyên vận chuyển các mặt hàng giá trị cao như: Laptop, smartphone.

Chuỗi cung ứng của ngành hàng không Việt Nam đóng góp vào GDP khoảng 3 tỷ USD, các hãng hàng không của Việt Nam chủ yếu mở các đường bay tới các khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu, tuy nhiên chưa có đường bay trực tiếp đến khu vực Bắc Mỹ.
Tổng sản lượng hàng hóa khai thác qua các hãng hàng không Việt Nam trong năm 2016 là 1,1 triệu tấn và dự kiến nâng lên 1,4 triệu tấn vào năm 2017. Đến năm 2020, sản lượng khai thác dự kiến sẽ đạt 2,5 triệu tấn.
Hiện nay, Việt Nam có 157 tàu bay và 28 trực thăng. Trong giai đoạn 2017-2020, đội tàu bay Việt Nam sẽ bổ sung thêm 93 chiếc, nâng số lượng tàu bay lên 242 chiếc vào năm 2020.
Đặc biệt, ông Quang cho biết trong quý I/2018, Vietjet dự kiến sẽ đưa máy bay chuyên vận tải hàng hóa vào hoạt động.
Top 20 quốc gia nhập khẩu qua đường hàng không vào Việt Nam bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Thái Loan, Đài Loan, Ấn Độ, Nhật Bản với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng, thiết bị điện tử, phụ kiện cho ngành may mặc.
Trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc đứng đầu với 74 ngàn tấn, chiếm 25% thị phần về nhập khẩu vào Việt Nam qua đường hàng không.
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam qua đường hàng không trong năm 2016 là 355 ngàn tấn, chủ yếu đến các thị trường Đông Bắc Á như Trung Quốc và Hàn Quốc.
Ông Quang dự báo xuất khẩu hàng hóa qua đường hàng không của Việt Nam tiếp tục tăng nhanh, Châu Âu vẫn là thị trường dẫn đầu, thị trường các nước khối ASEAN tiếp tục tăng nhờ các chính sách giảm thuế. Một số thị trường tiềm năng như châu Phi tiếp tục phát triển.
Theo ông Quang, ngành vận tải hàng hóa hàng không của Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển, đặc biệt là nhờ vào các chính sách của Chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển của vận tải hàng không. Cơ sở hạ tầng hàng không đang được sửa chữa và xây dựng mới.
Trong những năm gần đây, các công ty, tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Samsung, Intel hay các doanh nghiệp thời trang như Adidas, Zara cũng đang đổ bộ vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, ngành thương mại điện tử của Việt nam đang phát triển nhanh chóng với tốc độ 15 - 23% mang lại doanh thu 10 tỷ USD mỗi năm cũng đang tạo cơ hội rất lớn cho ngành vận tải hàng không.
Theo đánh giá của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có tốc độ phát triển hàng không nhanh nhất trên thế giới, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không Việt Nam.
Ông Quang đánh giá hiện nay với những chính sách của Chính phủ cũng như cơ chế hải quan một cửa đang được thực hiện, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có thể sẽ trở thành trung tâm vận tải hàng hóa không chỉ của Việt Nam mà của cả khu vực Đông Nam Á; đây sẽ là một cơ hội rất lớn cho Việt Nam.
Tuy nhiên, ngành vận tải hàng hóa qua đường hàng không cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như giá xăng dầu biến động, cơ sở hạ tầng sân bay còn chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa, sân bay bị quá tải rất nhiều.
Bên cạnh đó, so với các nước xung quanh, vận tải hàng không của Việt Nam mặc dù phát triển nhanh nhưng còn rất nhỏ bé. Các hãng hàng không của Việt Nam đang chủ yếu tập trung phát triển vận tải hành khách chứ chưa chú trọng vào vận tải hàng hóa. Nguồn nhân lực cho ngành vận tải hàng không cũng đang thiếu rất nhiều.
Mặc dù còn nhiều thách thức nhưng ông Quang cho rằng thị trường vận tải hàng không có rất nhiều tiềm năng phát triển. Do đó, Việt Nam cần có những chính sách và giải pháp để tạo điều kiện cho ngành dịch vụ này.
Thứ nhất, Việt Nam cần xây dựng các trung tâm logistics hàng không, đặc biệt tại sân bay Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Đà Nẵng. Hiện nay các sân bay tại Việt Nam vẫn chưa có khu vực xử lý hàng hóa nên thời gian cũng như chi phí vận chuyển hàng đến sân bay rất cao. Chẳng hạn, để vận chuyển 1kg tôm hùm sang Bangkok chỉ mất khoảng 1 giờ 45 phút nhưng thời gian vận chuyển từ Cát Bà lên nội bài lên tới 8 giờ.
Thứ hai, cần biến Hà Nội và TP. HCM trở thành trung tâm vận tải của khu vực Đông Nam Á bằng việc cải cách, đơn giản hóa các quy chế về hải quan, đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng.
Thứ ba, Chính phủ nên có cơ chế mới để mở ra các điểm thông quan nội địa (ICD) hàng không lâu dài. Hiện tại, tại các sân bay ở Việt Nam, đặc biệt là Nội Bài và Tân Sơn Nhất thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải, khu vực xử lý hàng hóa rất chật hẹp và không đủ để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa.
Như vậy, tạo dựng cơ chế thúc đẩy quá trình phát triển hạ tầng, đồng thời kiến tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng sẽ giúp dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không của Việt Nam khai thác được hết các tiềm năng vốn có, góp phần vào sự phát triển của hàng không Việt Nam nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.
Vì sao chi phí logistics tại Việt Nam gấp 3 Singapore?
Quy định vô lý, ngành nông nghiệp mong sửa luật
Ngành nông nghiệp đang bị kìm hãm bởi nhiều quy định vô lý làm tăng chi phí sản xuất, chi phí tuân thủ, gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng 'lệnh' gỡ vướng dứt điểm 1.533 dự án
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xử lý dứt điểm 1.533 dự án tồn đọng, nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng.
Xuất khẩu tôm lạc quan với mục tiêu 4,5 tỷ USD
Xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh hai tháng đầu năm nhưng ngành tôm tiếp tục đối diện không ít khó khăn.
Chống lãng phí: Nhìn lại 'mùa đông kéo dài' ở Thủy điện Hồi Xuân
Thủy điện Hồi Xuân chính thức bị ghi tên vào danh sách dự án có dấu hiệu lãng phí sau 15 năm triển khai với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Nhãn hàng Number One cùng các tài năng trẻ đạt giải 'Bền đam mê' nỗ lực phát triển dự án vì cộng đồng
Lễ trao giải “Bền đam mê” diễn ra ngày 25/3, vinh danh những tài năng trẻ xuất sắc nhất. Ngoài những phần thưởng giá trị, nhãn hàng Number One cho biết sẽ tiếp tục đồng hành phát triển dự án, hỗ trợ các cá nhân lâu dài nhằm nhân rộng giá trị đóng góp cho cộng đồng.
Tài chính số thúc đẩy SME bứt tốc: The Asian Banker vinh danh HDBank
Trong bối cảnh khu vực kinh tế tư nhân - mà nòng cốt là doanh nghiệp SME - được xác định là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, các mô hình ngân hàng số đồng hành toàn diện trở thành trợ lực cần thiết để SME bứt tốc. Khẳng định hiệu quả trong hướng đồng hành này, HDBank vừa được The Asian Banker vinh danh là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính số tốt nhất cho SME tại Việt Nam”.
Phú Long khởi công dự án Essensia Parkway
Phú Long ngày 31/3 chính thức khởi công dự án Essensia Parkway - tiên phong kiến tạo chuẩn sống Lux-Well tại Nam Sài Gòn, mang đến một không gian sống có đủ các giá trị wellness - well-being - luxury.
Vietnam Airlines báo lãi năm 2024 cao nhất lịch sử
Kết quả kinh doanh sau kiểm toán năm 2024 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận, đạt mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của hãng.
MSB và ADB ký kết thỏa thuận ngân hàng xác nhận
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã chính thức ký kết thỏa thuận ngân hàng xác nhận (Confirming bank agreement - CBA). Thoả thuận này có hiệu lực từ ngày 25/02/2025.
DIC tái khởi động kế hoạch huy động vốn từ cổ đông
Năm ngoái, DIC cũng từng có ý định chào bán 200 triệu cổ phiếu để huy động 3.000 tỷ đồng từ cổ đông nhưng bất thành
Doanh nhân Thái Hương: Sử dụng dữ liệu vào sản xuất là điều bắt buộc trong kỷ nguyên mới
Việc chia sẻ dữ liệu và kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp là con đường ngắn nhất để đưa công nghệ đi vào quy trình sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Dữ liệu là tài nguyên mở, cần được chia sẻ và lan tỏa, nhưng đó cũng là tài sản của doanh nghiệp…
Quy định vô lý, ngành nông nghiệp mong sửa luật
Ngành nông nghiệp đang bị kìm hãm bởi nhiều quy định vô lý làm tăng chi phí sản xuất, chi phí tuân thủ, gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp.