4 nguyên nhân khiến cổ phần hoá chưa hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

An Chi Thứ tư, 25/07/2018 - 09:12

Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, việc các doanh nghiệp nhà nước muốn nắm cổ phần chi phối khi cổ phần hoá là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều thương vụ M&A không thành công.

Cổ phần hóa và thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nhưng thách thức, không dễ như bán Sabeco hay Vinamilk

Năm 2017, Việt Nam đã thực hiện cổ phần hóa tại 40 doanh nghiệp nhà nước. Trong số đó đáng chú ý có những doanh nghiệp quy mô lớn cổ phần hóa và niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán ngay sau đó như PVOil, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn. Theo kế hoạch, năm 2018, Chính phủ sẽ tiếp tục cổ phần hóa 64 doanh nghiệp.

Giá trị thoái vốn năm 2017 đạt đỉnh với giá trị thu về 140.000 tỷ đồng. Kết quả này có được chủ yếu là từ hai thương vụ thoái vốn tại Sabeco và Vinamilk. Yếu tố thành công ở hai thương vụ này ở chỗ đây là hai công ty đầu ngành trong lĩnh vực sữa và sản xuất bia, đồng thời nhà nước đã mạnh dạn giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần (dưới 51%) và tổ chức đấu thầu minh bạch.

Theo báo cáo thị trường M&A Việt Nam 2017 - 2018 của nhóm nghiên cứu MAF, năm 2017 hoạt động cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước được đánh giá có thay đổi về chất. Lần đầu tiên, Chính phủ công khai danh mục cổ phần hóa, thoái vốn, tỷ lệ cổ phần hóa từng doanh nghiệp, từng năm, để nhà đầu tư và thị trường xem xét lựa chọn, tham gia. 

Với những văn bản như Nghị định 126/2017/NĐ-CP, Công văn 991/TTg - ĐMDN ngày 10/7/2017, Quyết định 1001 QĐ-TTg phê duyệt phương án sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của SCIC đến năm 2020, thông tin liên quan đến cổ phần hóa đã được công khai, minh bạch. Quyết định của Chính phủ về thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng được kỳ vọng là một yếu tố thúc đẩy cổ phần hóa và thoái vốn trong giai đoạn tới.

M&A
Tình hình cổ phần hóa 2015 - 2018. Nguồn: MAF

Tuy nhiên, cũng theo nghiên cứu của MAF, kết quả đạt được từ cổ phần hóa và thoái vốn không đồng đều. Cổ phần hóa và thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nhưng thách thức, "không dễ như bán Sabeco hay Vinamilk". Nhiều thương vụ cổ phần hóa và thoái vốn đã không đạt được mục tiêu như kỳ vọng. 

Điển hình như thương vụ IPO Becamex IDC chỉ thu về 588 tỷ đồng so với giá trị 9.650 tỷ đồng dự kiến. Các thông tin nhà nước nắm tỷ lệ vốn lớn trong thời gian quá dài, tình hình nợ vay, triển khai dự án chậm là những nguyên nhân chính khiến nhà đầu tư không quyết định mua cổ phần Becamex IDC. 

Một trường hợp khác là Tổng công ty Sông Đà, dù kế hoạch bán đấu giá 219,7 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 48,82% vốn) với giá khởi điểm 11.000 đồng/cp, nhà nước sẽ năm 51% đến 2019. Tuy nhiên phiên đấu giá gần 220 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà, chỉ có 790.900 cổ phần được bán thành công, tương đương 0,35% lượng chào bán, Nhà nước chỉ thu về gần 9 tỷ đồng.

Lý giải nguyên nhân của thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước khó thu hút các nhà đầu tư, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, hiện đang tồn tại nhiều lý do khiến hoạt động M&A đối với các doanh nghiệp nhà nước bị hạn chế.

Thứ nhấtdoanh nghiệp nhà nước không phải là đối tượng duy nhất của M&A mà chỉ là một trong những nguồn hàng để các nhà đầu tư lựa chọn. Việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có thu hút được các nhà đầu tư hay không còn phụ thuộc vào chiến lược của các nhà đầu tư.

Ví dụ, trong thời gian gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến thị trường bản lẻ, hàng tiêu dùng của Việt Nam. Đối với các lĩnh vực này, rõ ràng nhiều doanh nghiệp nhà nước không thuộc đối tượng quan tâm của họ.

Thứ hai, để một thương vụ M&A thành công cần nhiều yếu tố. Theo đó, ngoài yếu tố tài chính quyết định giá cả thương vụ, các yếu tố phi tài chính cũng góp phần làm gia tăng giá trị của thương vụ đầu tư.

Đơn cử như việc nhiều doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam có mạng lưới tốt nhưng chưa có thương hiệu. Điều này khiến giá trị doanh nghiệp khi bán cho nhà đầu tư bị giảm rất nhiều. Do đó, các doanh nghiệp nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề về thương hiệu, quản trị doanh nghiệp, mang lưới kinh doanh nhằm làm nâng cao giá trị chung của doanh nghiệp và gia tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Bốn nguyên nhân khiến cổ phần hoá khó thu hút nhà đầu tư nước ngoài 1
Ông Phan Đức Hiếu

Thứ ba, theo ông Hiếu, các doanh nghiệp nhà nước cần chuẩn bị sẵn sàng cho việc có thể bị đảo thải khỏi công ty. Bởi sau M&A, nhiều nhà đầu tư nắm cổ phần chi phối có thể thể thay đổi cách quản trị bộ máy nhân sự, thay đổi chiến lược phát triển. Vì vậy, các doanh nghiệp cần ý thức được cuộc chơi, tránh tạo ra những xung đột, tranh chấp nội bộ gây ảnh ưởng đến hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp.

Thứ tư, thực tế tại Việt Nam khi cổ phần hoá, các doanh nghiệp nhà nước đều muốn nắm cổ phần chi phối, gây hạn chế không nhỏ đến hoạt động M&A ,khiến nhiều thương vụ không thành công.

"Chúng ta thử đặt mình vào vị trí người mua, nếu bỏ ra một lượng tiền rất lớn trong khi lại không được sở hữu thẩm quyền chi phối để có thể thay đổi cách thức quản trị kinh doanh nhằm mang lại lợi ích tốt hơn cho nhà đầu tư thì rõ ràng, đây là một trong những yếu tố cản trở hoạt động M&A", ông Hiếu nói.

Về vấn đề này, Phó viện trưởng Viện CIEM cho rằng, không có lời khuyên dành cho doanh nghiệp là bán càng nhiều cổ phần càng tốt, bởi nó phụ thuộc vào chiến lược phát triển của cả 2 bên. 

Nếu doanh nghiệp bán cổ phần chỉ muốn có sự tham gia của nhà đầu tư để tăng thêm vốn kinh doanh hoặc tận dụng kỹ năng quản lý và nguồn khách hàng thì rõ ràng chiến lược của họ sẽ là bán một phần cổ phần và tiếp tục quy trì vai trò chi phối. Với nhu cầu này, các doanh nghiệp sẽ hướng đến các nhà đầu tư cùng mục đích muốn chia sẻ hợp tác như vậy,

Vấn đề ở đây là làm thế nào để kết nối các nhà đầu tư có cùng mục đích với nhau. Trong trường này, mạng lưới M&A càng rộng thì sẽ càng dễ kết nối các nhà đầu tư để đi đến sự hợp tác, ông Hiếu nhận định.

Diễn đàn M&A Việt Nam thường niên lần thứ 10 - năm 2018: “Bước ngoặt mới - Kỷ nguyên mới”.
Vào ngày 8/8/2018, Báo Đầu tư và AVM Vietnam sẽ phối hợp tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam thường niên lần thứ 10 - năm 2018 với chủ đề “Bước ngoặt mới. Kỷ nguyên mới” tại Trung tâm Hội nghị GEM (TP. HCM).
Dưới sự Bảo trợ của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, trong 10 năm vừa qua, Diễn đàn thường niên M&A đã tạo dấu ấn trên thị trường, là nơi thảo luận, trao đổi cũng như đề ra nhiều phương hướng, giải pháp thúc đẩy hoạt động M&A diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, sự kiện cũng là nơi vinh danh những thương vụ M&A tiêu biểu, có đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của nền kinh tế.
Hướng đến kỷ niệm 10 năm, Diễn dàn sẽ cùng các doanh nhân, nhà đầu tư đào sâu những yếu tố thúc đẩy thị trường vươn tới kỷ nguyên mới, đồng thời tổng kết chặng đường 10 năm M&A tại Việt Nam, tôn vinh các thương vụ tiêu biểu của thập kỷ và dự báo chặng đường M&A trong những năm tiếp theo.
Diễn đàn gồm các hoạt động chính: Hội thảo M&A với các diễn giả hàng đầu Việt Nam và quốc tế, Gala Diner vinh danh Thương vụ M&A tiêu biểu 2017 - 2018 và Thương vụ của thập kỷ, phát hành Đặc san “Một thập kỷ M&A tại Việt Nam & cơ hội M&A 2018-2019”, Khoá đào tạo quốc tế Chiến lược M&A để tăng trưởng đột phá.

Số lượng thương vụ M&A ngành tiêu dùng nhanh chạm đỉnh 15 năm

Số lượng thương vụ M&A ngành tiêu dùng nhanh chạm đỉnh 15 năm

Quốc tế -  6 năm
Trong bối cảnh tăng trưởng không mấy khả quan, các doanh nghiệp lĩnh vực tiêu dùng năm 2017 đã gia tăng số lượng và giá trị mua bán sáp nhập.
Số lượng thương vụ M&A ngành tiêu dùng nhanh chạm đỉnh 15 năm

Số lượng thương vụ M&A ngành tiêu dùng nhanh chạm đỉnh 15 năm

Quốc tế -  6 năm
Trong bối cảnh tăng trưởng không mấy khả quan, các doanh nghiệp lĩnh vực tiêu dùng năm 2017 đã gia tăng số lượng và giá trị mua bán sáp nhập.
M&A Đông Nam Á đạt cột mốc mới nhờ dòng tiền từ Trung Quốc

M&A Đông Nam Á đạt cột mốc mới nhờ dòng tiền từ Trung Quốc

Quốc tế -  6 năm

Sáng kiến Một vành đai một con đường được dự báo sẽ tạo ra dòng xoáy mới cho lĩnh vực vận tải và logistics.

Mía đường Thành Thành Công – Biên Hoà lãi lớn sau M&A

Mía đường Thành Thành Công – Biên Hoà lãi lớn sau M&A

Doanh nghiệp -  6 năm

Trong 9 tháng qua, công ty mía đường Thành Thành Công - Biên Hòa đạt doanh thu gần 8.200 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 486 tỷ đồng.

Hậu M&A chuỗi cafe mua chuỗi phở: Gộp thương hiệu hay để phát triển riêng?

Hậu M&A chuỗi cafe mua chuỗi phở: Gộp thương hiệu hay để phát triển riêng?

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Mua xong mà để đó, không tận dụng chuỗi địa điểm đắt giá của thương hiệu phở là quá lãng phí. Chủ thương hiệu cà phê sẽ phải làm gì?

M&A doanh nghiệp không chỉ là phép cộng

M&A doanh nghiệp không chỉ là phép cộng

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Tăng trưởng là mong muốn của mọi doanh nghiệp khi đã hội tụ đầy đủ các yếu tố về tài chính và nhân lực. Tuy nhiên, tăng trưởng theo hướng nào luôn là câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp: M&A để tăng trưởng, hay phát triển tự thân theo hướng truyền thống?

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  15 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  17 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  17 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.