8 trung tâm đầu mối thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp miền Tây
Phạm Sơn
Chủ nhật, 09/07/2023 - 15:13
Phát triển 8 trung tâm dầu mối về nông nghiệp đến năm 2025 là một trong những nhiệm vụ đặt ra tại kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp giá trị cao.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà mới đây đã ký Quyết định 816/QĐ-TTg ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo kế hoạch, chuyển đổi nông nghiệp vùng sẽ diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn sau năm 2030, chủ yếu ở vùng sinh thái mặn – lợ và vùng chuyển tiếp ngọt – lợ.
Để hỗ trợ quá trình chuyển đổi, kế hoạch đề ra cần tập trung hoàn thiện các hệ thống công trình thủy lợi theo hướng từ ngoài vào trong, từ vùng ven biển mặn – lợ đến vùng chuyển tiếp ở khu vực giữa đồng bằng. Song song với đó, triển khai các cơ chế chính sách và chương trình hỗ trợ người dân trong quá trình chuyển đổi nông nghiệp.
Chuỗi giá trị đóng vai trò then chốt để chuyển đổi nông nghiệp đạt hiệu quả. Theo kế hoạch, đến năm 2025, miền Tây sẽ phát triển thành công 8 trung tâm đầu mối về nông nghiệp. Các trung tâm này được đặt tại những nơi có điều kiện thuận lợi về hạ tầng và nguồn nước.
Trong đó, trung tâm đầu mối tổng hợp được đặt tại thành phố Cần Thơ, liên kết chặt chẽ với dịch vụ logistics ở Hậu Giang để bổ trợ, đưa Cần Thơ trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hai trung tâm đầu mối ở An Giang, Đồng Tháp gắn với vùng sinh thái nước ngọt, với các nông sản chính bao gồm thủy sản nước ngọt, trái cây và lúa gạo.
Ba trung tâm ở Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng gắn với vùng sinh thái mặn – lợ, đảm nhiệm vai trò đầu mối chế biến, phân phối thủy sản. Vùng sinh thái chuyển tiếp ngọt – lợ có 2 trung tâm đầu mối ở Tiền Giang và Bến Tre cho các loại trái cây và rau màu.
Đến năm 2030 sẽ hoàn thiện xây dựng các trung tâm đầu mối gắn với tiến trình xây dựng hạ tầng giao thông và thủy lợi; đồng thời phát triển các thị trấn nông nghiệp – công nghiệp, hệ thống đô thị để liên kết với các trung tâm đầu mối, hỗ trợ trung tâm đầu mối trong việc đào tạo, chuyển giao thông nghệ, đẩy mạnh thương mại, cung cấp logistics, kết nối thị trường tiêu thụ nông sản.
2 dự án mới được khởi công, cùng cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, cao tốc Cần Thơ – Hậu Giang, Hậu Giang – Cà Mau được gấp rút triển khai đang phần nào thực hiện hóa lời hứa của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào dịp đầu năm, cũng như những lời hứa của nhiều nhiệm kỳ Chính phủ trước về một miền Tây được tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng, cởi trói tiềm năng phát triển.
Nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, sao còn nghèo khó, vất vả? Đó là trăn trở của PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, về thực trạng và bài toán phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.
Nếu có sự hỗ trợ của Trung ương, sự hợp lực của cộng đồng doanh nghiệp, Mekong Smart City chắc chắn sẽ sớm thành công, góp phần phát triển an sinh xã hội. Đó cũng là thời khắc tiếp sức để Đồng bằng Sông Cửu Long cất cánh.
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và nhà sáng lập VinFast, đã giải ngân 10.000 tỷ đồng tính đến 31/3/2025 dưới dạng tài trợ không hoàn lại.
KSB đang thực hiện nhiều giải pháp từ tăng vốn điều lệ, sáp nhập công ty con, đến bổ sung ngành nghề kinh doanh nhằm tạo “bệ phóng” trong giai đoạn mới.