Tiêu điểm
Amazon tuyên chiến Alibaba tại thị trường Việt Nam và Đông Nam Á
Hai ông lớn thương mại điện tử hàng đầu thế giới Amazon, Aibaba đều đang có những động thái rất rõ nhằm chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và cả Đông Nam Á.
Đáng chú ý trong lần công bố chính thức xuất hiện ở thị trường Việt Nam này, Amazon cho biết sẽ giới thiệu trang web tiếp thị bằng tiếng Việt và trang facebook chính thức cho người bán hàng từ Việt Nam, mục tiêu giúp nhiều người bán hàng dễ dàng tìm thông tin, tài liệu và sự hỗ trợ, để bắt đầu việc bán hàng trên Amazon.
Tại sự kiện Bán hàng toàn cầu Với Amazon - Selling Globally on Amazon do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa tổ chức, đại diện từ bộ phận Amazon Global Selling đã công bố cụ thể hàng loạt biện pháp mới của Amazon để hỗ trợ người bán ở Việt Nam phát triển - mở rộng quy mô kinh doanh xuất khẩu trực tuyến, cũng như tiếp cận người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Đại diện Amazon cũng cho biết đã tuyển dụng khá nhiều nhân viên người Việt đến làm việc tại văn phòng Singapore, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho thị trường Việt Nam.
Ông Park Joonmo, Giám đốc Amazon Global Selling Đông Nam Á và Hàn Quốc nhận định: “Cho tới thời điểm này, chúng tôi đã thấy nhịp tăng trưởng mạnh và rất khích lệ của người bán từ Việt Nam, bao gồm từ các nhà sản xuất, chủ thương hiệu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh nhân bán lẻ trên Amazon. Hy vọng với các giải pháp mới từ Amazon, sẽ có ngày càng nhiều các sản phẩm độc đáo được sản xuất chính tại Việt Nam, tiếp cận hơn nữa nhiều người mua trên toàn thế giới".
Có thể nói, động thái ra mặt hoặc địa phương hóa các dịch vụ của mình tại thị trường Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung, chính là lời tuyên chiến của Amazon với Alibaba cũng như đáp trả những nghi ngờ tham vọng của họ ở thị trường 300 triệu dân, thị phần thương mại điện tử (TMĐT) mới chiếm vài phần trăm này.
Trong lĩnh vực TMĐT, Amazon là ông hoàng ở Mỹ, chiếm gần 45% thị phần trong khi đó tại Trung Quốc, Alibaba cũng chiếm tới hơn 55% thị phần. Trong quá khứ, cả hai ông lớn này đã không ít lần bày tỏ ý định muốn sang đánh chiếm thị trường màu mỡ của nhau.
Tuy nhiên, cùng với việc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang ngày càng leo thang, cả hai gần như buộc phải từ bỏ ý định đó, Amazon - Alibaba tính chọn chiến trường Đông Nam Á để quyết chiến.
Tháng 7/2017, Amazon chạm ngõ thị trường Đông Nam Á qua việc đặt một văn phòng đại diện ở Singapore, đồng thời ra mắt trang web amazon.com.sg cùng dịch vụ Prime Now (giao hàng trong ngày). Trước đó 1 năm, tháng 4/2016, Alibaba thông báo đầu tư 500 triệu vào Lazada – nền tảng TMĐT số 1 ở Đông Nam Á.
Những tưởng, ngay sau đó, Amazon sẽ nhanh chóng bành trướng thế lực của mình sang Indonesia và Việt Nam, 2 nước có thị trường TMĐT lớn nhất Đông Nam Á. Song sự việc diễn ra ngược lại, họ liên tục im lìm cho đến hết cuối năm 2017.
Về phần Alibaba, họ ứng xử với Amazon theo phương châm ‘địch động ta động, địch tĩnh ta tĩnh”, bình tĩnh theo dõi kỳ biến của đối thủ tại sân nhà của mình.
Đến tháng 3/2018, cảm thấy đã chuẩn bị đầy đủ cả về cơ sở vật chất, nhân sự lẫn sự thấu hiểu thị trường Đông Nam Á, Amazon bắt đầu có ‘động’. Thông qua Diễn đàn kinh doanh online Vietnam 2018 do VECOM tổ chức, họ đánh tiếng sẽ chính thức tiếp cận thị trường TMĐT Việt Nam. Amazon còn kết hợp với một ‘ông lớn’ về mảng logistic ở Việt Nam là Vietnam Post để xây dựng một nhà kho lớn gần sân bay Nội Bài.
Cũng trong diễn đàn trên, đại diện đến từ Lazada Việt Nam thông báo, họ sẽ hỗ trợ người bán Việt xuất khẩu sang Đông Nam Á, trước đó, nền tảng Lazada Việt Nam chủ yếu phục vụ nhu cầu TMĐT nội địa.
Một tuần sau, Alibaba đầu tư thêm 2 tỷ USD vào Lazada, nâng sở hữu lên 83%; đồng thời cử Lucy Peng, một trong những đồng sáng lập Alibaba giữ chức vụ CEO Lazada. Tính thời điểm này, tổng số tiền Alibaba đầu tư vào Lazada đã lên con số 4 tỷ USD.
Lazada đã dùng một phần lớn nguồn tiền từ Alibaba để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng logistics, nhằm giải quyết điểm yếu về giao thông ở Đông Nam Á. Tại Việt Nam, Lazada sẽ có 7 nhà kho và 5 trong đó đang trong quá trình xây dựng; hai nhà kho lớn nhất sẽ được bổ sung cho Hà Nội và TP. HCM vào năm 2019.
Tại Indonesia, tháng 3/2018, trung tâm dữ liệu đầu tiên tại thị trường này của Alibaba Cloud chính thức hoạt động, với mục tiêu hỗ trợ Chính phủ Indonesia tạo ra 1.000 startup đến năm 2020.
Không kém cạnh, tháng 9/2018, có thông tin Amazon lên kế hoạch đầu tư vào Indonesia khoảng gần 1 tỷ USD để xây dựng Amazon Web Services – chuyên về dịch vụ điện toán đám mây; hạng mục đầu tư này sẽ kéo dài tầm 10 năm. Cuối tháng 9, team Amazon Global Selling Đông Nam Á và Hàn Quốc rầm rộ xuất hiện ở Việt Nam.
Ở thời điểm hiện tại, có thể khẳng định, về TMĐT nội địa trong khu vực Đông Nam Á, Lazada hoàn toàn vượt trội so với Amazon. Tuy nhiên, về TMĐT xuyên biên giới, cả hai gần như đang ở cùng xuất phát điểm, thậm chí Amazon còn có vẻ vượt trội hơn chút với Lazada.
Lazada hiện đang có trụ sở ở 6 nước Đông Nam Á là Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, nền tảng Lazada của mỗi nước chủ yếu phục vụ nhu cầu TMĐT trong nước như tại Việt Nam, chưa được liên thông với nhau.
Như đã nói ở trên, Lazada đang lập kế hoạch thay đổi điều đó, còn Taobao hay Tmall của Alibaba có khi còn xa lạ hơn Amazon đối với người dân nhiều nước Đông Nam Á.
Theo thống kê từ Website Builder Expert, tính tới tháng 6/2018, Amazon đang là đế chế về TMĐT xuyên quốc gia hùng mạnh nhất, khi bao phủ được 58 quốc gia, có 13 nền tảng Amazon cho 13 nước (châu Á: Nhật – Hàn - Ấn Độ - Singapore; châu Âu: Anh – Ý - Hàn Lan - Tây Ban Nha; châu Mỹ: Mỹ - Mexico – Canada - Brazil; châu Úc – Úc) có 1,2 tỷ người truy cập.
Alibaba đứng thứ hai với độ bao phủ 15 quốc gia, hoạt động mạnh nhất ở Trung Quốc - Đông Nam Á và có 1,07 tỷ người truy cập.
Nếu một người bán ở Đông Nam Á muốn xuất khẩu sản phẩm mang lại doanh thu cao nhất, nhiều khả năng sẽ chọn Amazon thay vì Alibaba, do độ bao phủ của Amazon rộng hơn và sẽ bán được giá cao hơn.
'Đưa hàng Việt lên Amazon không khó, làm sao để bán chạy mới khó'
Amazon chới với ngưỡng 1.000 tỷ USD, đuổi theo Apple
Vốn hóa thị trường của Amazon mới đây đã phá vỡ mức 1.000 tỷ USD và duy trì trong khoảng thời gian ngắn trước khi sụt giảm, để lại Apple một mình trên ngưỡng này.
Ông chủ Amazon phá vỡ mọi kỉ lục về tài sản, trở thành người giàu nhất thế giới
Jeff Bezos mới đây đã tiếp tục phá vỡ kỉ lục về khối lượng tài sản và trở thành người giàu nhất thế giới.
'Giới truyền thông đang phấn khích hơi quá về sự hiện diện của Amazon ở Việt Nam'
Lãnh đạo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tiết lộ, Amazon chỉ đang nỗ lực giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam xuất khẩu dễ dàng hơn thông qua việc bán hàng trên trang web của Amazon mà thôi.
Amazon dự tính làm gì tại thị trường Việt Nam?
10 phút nói chuyện của ông Gijae Seong, trưởng bộ phận bán hàng toàn cầu của Amazon tại Singapore tại VOBF 2018 không đả động gì tới việc Amazon đang chuẩn bị cập bến thị trường 90 triệu dân của Việt Nam.
Ông Vũ Đại Thắng làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình vừa được Bộ Chính trị điều động, phân công làm bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Ấn Độ tái xuất, gạo Việt đối mặt nguy cơ giảm giá
Sự trở lại của Ấn Độ và nguy cơ sụt giảm nhập khẩu từ các thị trường gia tăng áp lực lên xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Việt Nam trong dòng chảy thương mại của khối BRICS
Với tiềm năng tiêu dùng khổng lồ, BRICS trở thành điểm đến lý tưởng cho hàng hóa Việt Nam, nâng cao khả năng cạnh tranh và gia tăng giá trị xuất khẩu.
Hiệu suất sinh lời kém, chứng khoán hết thời hút vốn?
Các nhà đầu tư chứng khoán đã trải qua giai đoạn khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận từ đầu năm đến nay.
Caraworld Career Day 2024: Cơ hội cho thế hệ mới trong ngành bất động sản
Caraworld mở đợt tuyển dụng lớn nhất năm, tìm kiếm hàng nghìn nhân tài tiếp theo của ngành bất động sản.
Lấn cấn xử lý dự án nguồn điện chậm tiến độ
Kết quả thẩm tra dự thảo Luật Điện lực sửa đổi cho thấy vẫn còn lấn cấn trong lựa chọn phương án xử lý các dự án nguồn điện chậm tiến độ.
Bài toán khó với Temu ở Việt Nam
Temu vào Việt Nam muốn thành công phải xử lý được các thách thức để chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.