Ba câu hỏi doanh nghiệp cần trả lời với thị trường tiêu dùng mới

Dung Thùy Thứ sáu, 31/12/2021 - 11:39

Các doanh nghiệp muốn thành công tại Việt Nam sẽ phải nâng cấp thông điệp và kênh truyền thông để tiếp cận người diêu dùng đang thay đổi ngày càng hiện đại hơn.

Thị trường tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng, ngày càng đa dạng hóa, hiện đại hóa, và số hóa, mang đến cơ hội để các doanh nghiệp tìm kiếm đà tăng trưởng.

Tuy nhiên, để có thể giành được trái tim và tâm trí người tiêu dùng Việt, nhóm nghiên cứu của McKinsey & Company Việt Nam cho rằng doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi: tham gia thị trường nào, truyền thông như thế nào, và làm thế nào để duy trì sự kết hợp của địa phương hóa và tính linh hoạt. 

Cạnh tranh ở đâu?

Theo McKinsey & Company,  các doanh nghiệp tại Việt Nam cần có góc nhìn rộng hơn cho câu hỏi “cạnh tranh ở đâu” so với góc nhìn từng đáp ứng yêu cầu trong quá khứ. Thành công giờ đây đòi hỏi doanh nghiệp dịch chuyển xa hơn so với cách tiếp cận tập trung vào hai thành phố lớn, và cân nhắc các kênh mới trong bối cảnh công nghệ không ngừng thay đổi.

Ngoại trừ một số lĩnh vực như hàng xa xỉ cao cấp, đã qua rồi cái thời doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào hai thị trường Hà Nội và TP.HCM. Các lĩnh vực cạnh tranh trong nước có tương tác trực tiếp với người tiêu dùng nông thôn tại nhiều khu vực địa lý rộng khắp.

Do đó, các doanh nghiệp từng tự giới hạn ở việc chỉ phục vụ người tiêu dùng tại hai thành phố dẫn đầu Việt Nam sẽ cần mở rộng cách tiếp cận.

Theo tính toán của McKinsey & Company, để tiếp cận khoảng 50% dân số có thu nhập hơn 22.000 USD/năm, các doanh nghiệp thường cần có kế hoạch phân phối tới 15 thành phố lớn nhất.

Các doanh nghiệp bán lẻ lớn đang tìm cách nắm bắt cơ hội mới, bằng cách đầu tư không chỉ vào các thành phố trọng yếu, mà cả vào hàng loạt khu vực đông dân cư nằm ngoài các khu vực thành thị.

Ba câu hỏi giúp doanh nghiệp vươn lên trong thị trường tiêu dùng mới
Bán lẻ hiện đại ở Việt Nam đã mở rộng nhanh chóng, vươn ra khỏi các thành phố chủ chốt. Nguồn: McKinsey & Company Việt Nam.

Không chỉ vậy, các doanh nghiệp cũng cần lựa chọn cách tiếp cận phân phối linh hoạt trong bối cảnh cơ cấu kênh phân phối đang thay đổi chóng mặt. Đó là nền thương mại truyền thống phân mảnh với tỷ trọng lớn, ngành B2B trực tuyến với tốc độ tăng trưởng nhanh, và vẫn còn nhiều yếu tố nằm ngoài khả năng dự báo.

Cùng với đó, bối cảnh bán lẻ hiện đại liên tục có sự sắp xếp lại bố cục, và một ngành thương mại điện tử tương đối non trẻ nhưng lại có tốc độ tăng trưởng thuộc hàng nhanh nhất Đông Nam Á.

“Trong bối cảnh này, cạnh tranh tại Việt Nam không chỉ đòi hỏi chiến lược đúng đắn, mà còn cần đến năng lực quản lý kênh, quản lý bạn hàng then chốt, chinh sách giá, và tối ưu hóa khuyến mại”, nhóm nghiên cứu của McKinsey & Company nhấn mạnh.

Truyền thông như thế nào với người tiêu dùng mới tại Việt Nam?

Các doanh nghiệp thành công tại Việt Nam sẽ phải nâng cấp thông điệp và kênh truyền thông để tiếp cận người tiêu dùng của ngày hôm nay. Thông thường, điều này đòi hỏi năng lực triển khai các kênh truyền thông số, cũng như nhận thức và hiểu biết về các chuẩn mực và giá trị mới.

Thứ nhất, nhấn mạnh tương tác gắn kết qua công nghệ số. Mặc dù bán lẻ trực tuyến chỉ vừa khởi sắc, hoạt động marketing và các thương hiệu sẽ cần tận dụng tối đa mạng xã hội, bình luận của người dùng, thương mại xã hội, các nội dung truyền phát trực tiếp (livestream), và các hệ sinh thái trực tuyến để sớm tạo được lực kéo.

Thực tế thời gian qua cho thấy livestream đang ngày càng trở nên phổ biến, khiến ngay cả những sếp lớn của doanh nghiệp lớn cũng không thể ngồi yên.

Đơn cử, ông Đoàn Văn Hiểu Em – CEO chuỗi Thế Giới Di Động từng livestream bán điện thoại vào tháng 8/2020, Shark Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch Tập đoàn Nexttech đã livestream bán son trên mạng xã hội. Hay mới đây nhất, Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến đã thử nghiệm livestream bán camera, TV Box.

Ba câu hỏi giúp doanh nghiệp vươn lên trong thị trường tiêu dùng mới 1
Các sếp của các doanh nghiệp lớn cũng không nằm ngoài cuộc đua livestream.

Thứ hai, xây dựng các thương hiệu có khả năng tạo được mối liên hệ gần gũi, có tính ý thức, và nếu có thể, tạo ra tiếng vang ở cấp độ bản địa.

Người tiêu dùng Việt Nam đang học tập, áp dụng hình thức tiêu dùng có ý thức vốn phổ biến hơn tại những nền kinh tế ở xa hơn trên lộ trình phát triển. Để thu hút sự chú ý và ví tiền của họ, các doanh nghiệp có thể cân nhắc bản địa hóa các thương hiệu “phù hợp” với hệ tư tưởng mới này.

Một số cách tiếp cận có thể giúp các thương hiệu tạo được mối liên hệ gần gũi hơn với người tiêu dùng bao gồm sử dụng các biểu tượng, đại sứ văn hóa bản địa, và thiết kế các sản phẩm chú trọng đến di sản địa phương.

Ở một mức độ nhất định, hình ảnh và đại sứ thương hiệu châu Á (ngoài Việt Nam) đôi khi cũng cho thấy sự phù hợp. Một số thương hiệu đã mời các tên tuổi Hàn Quốc và Nhật Bản với lượng người hâm mộ trong nước làm đại sứ thương hiệu.

Điều quan trọng mà doanh nghiệp cần hiểu là việc chấp nhận, thích ứng với các chuẩn mực và giá trị của người tiêu dùng hiện đại có ý thức xã hội là một yêu cầu bắt buộc.

Vận hành như thế nào?

Bản địa hóa nhân tài và khả năng vận hành linh hoạt, nhanh nhạy đã trở thành những yêu cầu then chốt. Đối mặt với những thay đổi nhanh chóng, các doanh nghiệp tại Việt Nam cần xây dựng lại mô hình hoạt động xoay quanh bốn nguyên lý, nhóm nghiên cứu khuyến cáo.

Thứ nhất, tuyển dụng, đào tạo, và tạo cơ hội thăng tiến cho nhân tài bản địa. Quản lý nhân tài ngày càng có vai trò quan trọng khi những năng lực cần thiết để cạnh tranh đang ngày càng trở nên phức tạp hơn.

Thứ hai, cập nhật mô hình hoạt động. Định hình một mô hình hoạt động ưu tiên tốc độ đổi mới sáng tạo và cá nhân hóa ở cấp độ địa phương, đáp ứng những phát triển nhanh chóng trong hành vi của người tiêu dùng Việt.

Thứ ba, tái phân bổ nguồn lực một cách nhanh chóng. Khi các điều kiện thị trường thay đổi, các doanh nghiệp cần di chuyển nguồn lực một cách nhanh chóng giữa các dòng sản phẩm hoặc các kênh phân phối.

Thứ tư, xây dựng khả năng tham gia các mối quan hệ đối tác liên ngành. Trong một thế giới ngày càng kết nối, quan hệ đối tác liên ngành có nhiều khả năng sẽ trở thành một nguồn đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Người tiêu dùng Việt ngày càng hiện đại, bớt ‘sính ngoại’

Người tiêu dùng Việt ngày càng hiện đại, bớt ‘sính ngoại’

Tiêu điểm -  3 năm
Sự mở rộng nhanh chóng của thị trường thương mại điện tử cho thấy người tiêu dùng Việt đang thâm nhập ngày càng sâu vào quá trình số hóa. Cùng với đó, các thương hiệu nội địa được ưu tiên nhiều hơn.
Người tiêu dùng Việt ngày càng hiện đại, bớt ‘sính ngoại’

Người tiêu dùng Việt ngày càng hiện đại, bớt ‘sính ngoại’

Tiêu điểm -  3 năm
Sự mở rộng nhanh chóng của thị trường thương mại điện tử cho thấy người tiêu dùng Việt đang thâm nhập ngày càng sâu vào quá trình số hóa. Cùng với đó, các thương hiệu nội địa được ưu tiên nhiều hơn.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả

CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả

Diễn đàn quản trị -  12 giờ

FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.

Khi AI trở thành đồng nghiệp

Khi AI trở thành đồng nghiệp

Diễn đàn quản trị -  2 ngày

Agentic AI chính là “động cơ số” giúp doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hoá chuỗi cung ứng và dự báo nhu cầu khách hàng trong cuộc chơi toàn cầu.

Doanh nghiệp gia đình trước sức ép chuyển mình

Doanh nghiệp gia đình trước sức ép chuyển mình

Diễn đàn quản trị -  3 ngày

Chưa bao giờ các doanh nghiệp gia đình lại đối mặt với cả động lực và áp lực phải thay đổi, tái cấu trúc theo hướng tinh gọn và hiệu quả như hiện nay.

Rủi ro bủa vây doanh nghiệp: Hội đồng quản trị đang ở đâu trên trận tuyến?

Rủi ro bủa vây doanh nghiệp: Hội đồng quản trị đang ở đâu trên trận tuyến?

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Bản chất của quản trị rủi ro không phải là giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mà là phải gắn chặt với quản trị hiệu suất và hoạt động kinh doanh.

AI là 'người hùng thầm lặng' giúp Be Group có lãi

AI là 'người hùng thầm lặng' giúp Be Group có lãi

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Hành trình "thay máu" bằng AI vào mọi ngóc ngách của hoạt động kinh doanh, vận hành đã giúp Be Group chuyển mình, hướng tới tăng trưởng bền vững.

TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới

TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới

Bất động sản -  1 giờ

Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  3 giờ

Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.

VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank

VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank

Hồ sơ quản trị -  5 giờ

Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I

Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I

Tài chính -  6 giờ

Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Tiêu điểm -  7 giờ

Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.

Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá

Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá

Vàng -  8 giờ

Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Tài chính -  8 giờ

Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.

Đọc nhiều