Tiêu điểm
Bắt mạch các siêu dự án dầu khí trọng điểm quốc gia
Trừ dự án khai thác nâng cấp dầu nặng Junin 2 ngủ đông nhiều năm qua, các dự án dầu khí trọng điểm còn lại đều triển khai trì trệ so với kế hoạch bởi những lý do về thủ tục, thu xếp vốn, chuyển đổi chủ đầu tư....
LTS: Đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh năng lượng, nhưng các dự án dầu khí trọng điểm quốc gia vẫn chậm trễ kéo dài với nhiều vướng mắc nan giải. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này xuất phát từ nhiều vấn đề và các bên liên quan, tuy nhiên, các nút thắt chính nằm ở thủ tục, phê duyệt cơ chế, thu xếp vốn, xử lý chuyển đổi chủ đầu tư. Nếu trạng thái này tiếp tục tiếp diễn thì trọng trách "mũi nhọn của nền kinh tế" và đảm bảo an ninh năng lượng... sẽ đặt trong tình trạng đáng lo ngại.
TheLEADER khởi đăng chuyên đề "Tương lai nào cho 6 siêu dự án dầu khí trọng điểm quốc gia?" nhằm thông tin tới bạn đọc về bức tranh toàn cảnh phát triển các dự án dầu khí trọng điểm quốc gia thuộc trách nhiệm đầu tư, phát triển của PVN. LTS: Đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh năng lượng, nhưng các dự án dầu khí trọng điểm quốc gia vẫn chậm trễ kéo dài với nhiều vướng mắc nan giải. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này xuất phát từ nhiều vấn đề và các bên liên quan, tuy nhiên, các nút thắt chính nằm ở thủ tục, phê duyệt cơ chế, thu xếp vốn, xử lý chuyển đổi chủ đầu tư. Nếu trạng thái này tiếp tục tiếp diễn thì trọng trách "mũi nhọn của nền kinh tế" và đảm bảo an ninh năng lượng... sẽ đặt trong tình trạng đáng lo ngại.
TheLEADER khởi đăng chuyên đề "Tương lai nào cho 6 siêu dự án dầu khí trọng điểm quốc gia?" nhằm thông tin tới bạn đọc về bức tranh toàn cảnh phát triển các dự án dầu khí trọng điểm quốc gia thuộc trách nhiệm đầu tư, phát triển của PVN.
Bài 2: Bắt mạch các dự án dầu khí trọng điểm quốc gia
Như TheLEADER đã thông tin, tương lai nào cho các siêu dự án dầu khí trọng điểm quốc gia đang là vần đề rất được quan tâm bởi ý nghĩa và vai trò đặc biệt của các dự án với phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh năng lượng.
Danh mục dự án dầu khí trọng điểm quốc gia gồm: Chuỗi dự án khí – điện lô B, chuỗi dự án khí - điện Cá Voi Xanh, chuỗi dự án khí - điện LNG Sơn Mỹ, chuỗi dự án LNG Thị Vải, dự án nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất và dự án khai thác nâng cấp dầu nặng Junin 2.Danh mục dự án dầu khí trọng điểm quốc gia gồm: Chuỗi dự án khí – điện lô B, chuỗi dự án khí - điện Cá Voi Xanh, chuỗi dự án khí - điện LNG Sơn Mỹ, chuỗi dự án LNG Thị Vải, dự án nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất và dự án khai thác nâng cấp dầu nặng Junin 2.
Trong suốt giai đoạn nửa cuối năm ngoái, Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo nhà nước các dự án trọng điểm dầu khí, đã chỉ đạo sát sao và đưa ra các yêu cầu cụ thể (với mốc thời gian hoàn thành chi tiết) đối với các bộ, ngành, địa phương nơi có dự án để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai. Đáng chú ý, dựa trên cơ sở báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), từng dự án đã được "chẩn bệnh" và đưa ra "phác đồ điều trị"cụ thể.
Tuy nhiên, hiện các dự án vẫn gặp nhiều vướng mắc về thủ tục thẩm định, phê duyệt cấp phép điều chỉnh, thu xếp vốn vay cũng như gian nan kéo dài trong thỏa thuận giữa các đối tác trong và ngoài nước/hay giữa nhà điều hành và nhà đầu tư dự án thành phần…
Tiêu biểu cho nhóm vấn đề thủ tục là chuỗi dự án khí – điện lô B và chuỗi dự án khí - điện Cá Voi Xanh. Cụ thể, chuỗi khí – điện Lô B (tại Cần Thơ) gồm các thành phần: Dự án phát triển mỏ Lô B (các bên tham gia gồm PVN – người điều hành, MOECO - Nhật Bản, PTTEP -Thái Lan và PVEP) có tổng chi phí khoảng 11 tỷ USD (thời giá 2016). Phần thu của Chính phủ trong toàn vòng đời dự án khoảng 21 tỷ USD, của PVN và PVEP là khoảng 9 tỷ USD, của MOECO và PTTEP khoảng 4 tỷ USD.
Tiến độ có dòng khí đầu tiên (First Gas - FG) là vào cuối năm 2021 (đã được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định hồi tháng 7/2018 về kế hoạch phát triển mỏ. Tuy nhiên, suốt thời gian qua, với các vướng mắc khó khăn ở thủ tục đầu tư của các nhà máy điện hạ nguồn nên không thể triển khai đồng bộ các công việc trong chuỗi dự án, PVN thừa nhận.
Đáng chú ý, theo PVN (với vai trò điều hành ở khâu thượng và trung nguồn) thì tiến độ đón dòng khí đầu tiên đã chậm sang cuối năm 2025 và có nguy cơ chậm/khó có thể triển khai tiếp nếu không giải quyết các vướng mắc chính trong chuỗi kịp thời hạn trong quý II/2022. Thực tế, nguy cơ trên càng trở nên đáng lo ngại, khi kết quả thẩm định của bộ ngành chủ trì xử lý tới hết quý I/2023 vẫn chưa có tín hiệu tích cực.
Tương tự, chuỗi khí – điện Cá Voi Xanh gồm: phần thượng và trung nguồn (dự án phát triển mỏ Cá Voi Xanh do ExxonMobil là nhà điều hành cùng các bên tham gia góp vốn (PVN và PVEP); phần hạ nguồn gồm các nhà máy điện tại Quảng Nam (miền Trung 1&2, công suất 750MW/nhà máy do PVN là chủ đầu tư) và Quảng Ngãi (Dung Quất 1&3, công suất 750MW/nhà máy do EVN là chủ đầu tư và Dung Quất 2 công suất 750MW do Sembcorp là chủ đầu tư – hình thức BOT). Chuỗi khí – điện Cá Voi Xanh dự kiến mang về trên 20 tỷ USD cho Chính phủ (không bao gồm điện) và trên 7 tỷ USD cho PVN/PVEP.
Tiến độ tổng thể của chuỗi khí – điện Cá Voi Xanh được xây dựng trên nguyên tắc đồng bộ từ các dự án thành phần, đảm bảo mục tiêu chuỗi dự án đi vào hoạt động từ 2023 (theo phê duyệt thời điểm có dòng khí đầu tiên của mỏ Cá Voi Xanh trong kế hoạch phát triển mỏ Đại cương). PVN cho biết, tiến độ có dòng khí đầu tiên dự kiến chậm sau năm 2025. PVN cũng đã từng cầu cứu tới Thủ tướng Chính phủ có ý kiến với nhà thầu ExxonMobil để tiếp tục tham gia và triển khai dự án theo tiến độ, đảm bảo dự án có dòng khí đầu tiên trong thời gian sớm nhất.
Trong nhiều cái khó của dự án này phải kể tới trở ngại đàm phán cung cấp khí phục vụ hoạt động dự án Nhiệt điện miền Trung 1&2 – trực tiếp dẫn tới việc dự án không thể hoàn thành đúng tiến độ. Đây cũng là lý do khiến Bộ Công thương đề xuất tiến độ dự án hoàn thành năm 2028.
Về vấn đề vốn của các dự án (cho tổng dự án, hoặc các dự án thành phần), xử lý chi phí nội tại – xảy ra rõ nét tại chuỗi khí - điện LNG Sơn Mỹ. Đặt tại tỉnh Bình Thuận, chuỗi dự án gồm 2 thành phần (kho cảng nhập LNG Sơn Mỹ do PVGAS làm chủ đầu tư và nhà máy điện Sơn Mỹ 2). Tiến độ tổng thể của chuỗi được xây dựng trên nguyên tắc đồng bộ triển khai các dự án thành phần, dự kiến vận hành giai đoạn 2026-2030 (theo dự thảo quy hoạch điện VIII).
Từ giữa 2022, sau khi hoàn thành báo cáo khả thi dự án kho cảng nhập, PVGAS bất ngờ báo cáo Thủ tướng về việc chuyển đổi nhà đầu tư/chủ đầu tư cũng như xử lý chi phí đã thực hiện của PVGAS cho dự án (liên quan tới việc góp vốn đầu tư của Tập đoàn AES – Hoa Kỳ). Tới đầu năm 2023, nhiệm vụ cụ thể đối với địa phương (Bình Thuận) về công tác phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư đã được Ban chỉ đạo nhà nước các dự án trọng điểm dầu khí đưa ra thời hạn muộn nhất là tháng 1. Tuy nhiên, cho tới nay, tiến độ xử lý yêu cầu này ra sao vẫn là vấn đề cần được quan tâm.
Đáng chú ý, trả lời TheLEADER, đại diện truyền thông của AES – Hoa Kỳ cho biết "chưa thể cung cấp thông tin" về quá trình chuyển đổi chủ đầu tư tại dự án kho cảng nhập LNG Sơn Mỹ cũng như hoàn thiện hồ sơ báo cáo khả thi dự án nhà máy điện Sơn Mỹ 1 và 2.
Bên cạnh đó, việc chờ đợi kéo dài (đấu thầu EPCI, đàm phán ký kết các thỏa thuận thương mại vì chưa được phê duyệt, cho phép, của cấp thẩm quyền; thỏa thuận về cam kết bao tiêu, cung cấp khí ổn định trong dài hạn) cũng khiến đa số các dự án dầu khí trọng điểm giậm chân tại chỗ nhiều năm qua…
Những vướng mắc chủ chốt đã được nhận thấy rõ, việc chậm tiến độ triển khai so với kế hoạch cũng được chỉ rõ, các bộ ngành, địa phương và PVN cũng rất quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho các dự án này.
Suốt nhiều năm qua, ghi nhận các kiến nghị, đề xuất cụ thể của PVN tới cơ quan thẩm quyền nhằm gỡ rối, đẩy nhanh triển khai các dự án. Đặc biệt, hầu hết công việc còn tồn đọng, cần xử lý thẩm định (trước khi trình Thủ tướng, Chính phủ xem xét) đều "chờ" Bộ Công thương và Văn phòng Chính phủ chủ trì xử lý. Trong số này, hầu hết nội dung công việc được PVN nêu rõ thời hạn xử lý là "trong thời gian sớm nhất".
Cũng cần nhắc lại, những nhiệm vụ (liên quan tới các dự án này) đã được Thủ tướng chỉ đạo tổng quát, Bộ trưởng Bộ Công thương (Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo nhà nước các dự án trọng điểm) đề nghị cụ thể tới các bộ, ngành, đơn vị, địa phương với thời hạn hoàn thành cụ thể (sớm nhất là tháng 1/2023, muộn nhất là quý II/2023 tùy trường hợp)…
Tới cuối tháng 3/2023, phản hồi từ Bộ Công thương cho biết, một số vấn đề tồn tại, cần xử lý tháo gỡ tại các dự án trọng điểm dầu khí và các dự án cấp bách của PVN đang trong quá trình được các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết nên theo quy định chưa được cung cấp thông tin.
Có thể thấy, với thực trạng như vậy, tiến độ các dự án dầu khí trọng điểm quốc gia vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải. Mối lo ngại về việc các dự án này góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, ảnh hưởng tới ngành dầu khí và các ngành kinh tế khác là hoàn toàn có cơ sở.
>> Đón đọc các bài viết cùng chuyên đề - TẠI ĐÂY.
Tương lai nào cho các siêu dự án dầu khí trọng điểm quốc gia?
Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI
Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nếu thế hệ sinh viên không khai phá tiềm năng sẽ dễ dàng rơi vào nhóm 90% người bình thường.
Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng
Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai nước uống sữa trái cây mãng cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.
Giá xăng giảm gần 400 đồng mỗi lít từ chiều 31/10
Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm đan xen vào chiều 31/10. Tuy nhiên, so với đầu tháng 10, giá xăng hiện tại vẫn tăng khoảng 700 đồng.
Thụy Sĩ muốn đồng hành cùng Việt Nam phát triền bền vững
Doanh nghiệp Thụy Sĩ đang hiện diện tại Việt Nam với nhiều đóng góp cho tiến trình hướng đến phát triển bền vững.
VinFast hợp tác FGF hỗ trợ khách thu cũ xe xăng, đổi ô tô điện
VinFast và đối tác FGF hợp tác triển khai chương trình “Thu cũ - Đổi mới” đặc biệt kể từ ngày 1/11/2024 nhằm hỗ trợ mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi xanh.
Sức hút của nhà ở vừa túi tiền Bình Dương
Các dự án nhà ở vừa túi tiền vùng ven TP. HCM đang cho thấy sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với cả người mua ở thực và nhà đầu tư.
Tín chỉ carbon chờ pháp lý
Tín chỉ carbon đang được một số đơn vị bán cho nước ngoài nhưng còn nhiều vướng mắc, cần khung pháp lý để đảm bảo thông thoáng.